Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng, giảm đau của viên nang An Dạ trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng, giảm đau của viên nang An Dạ trên thực nghiệm.Theo một nghiên cứu năm 2021 có khoảng 8,4% dân số thế giới bị Viêm loét dạ dày – tá tràng [1]. Tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng ở người lớn là 5% cao hơn so với trẻ em (chỉ khoảng 1-1,5%) [2]. Bệnh này cũng là một bệnh phổ biến ở nước ta với 6-7% mắc bệnh [3]. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh và các biến chứng của loét dạ dày – tá tràng [4].
Theo y học hiện đại, loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý đường tiêu hoá với nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ tại chỗ và yếu tố gây loét ở niêm mạc dạ dày [5]. Có nhiều nguyên nhân nhưng trên lâm sàng thực tế có 3 nguyên nhân chính sau: Loét do các kháng viêm giảm đau, loét do stress, loét do Helicobacter pylory [6]. Bệnh có thể dần đến những biến chứng như thủng ổ loét, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị,… nếu không được điều trị kịp thời. Các thuốc điều trị theo y học hiện đại gồm: thuốc ức chế bơm proton, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng histamin,… [7] .
Theo y học cổ truyền, bệnh với các triệu chứng tương ứng với loét dạ dày – tá tràng được mô tả trong phạm vi bệnh Vị Quản Thống là chứng bệnh biểu hiện đau vùng vị quản, nguyên nhân do tì vị, khí huyết thất điều gây nên [8]. Từ lâu YHCT đã điều trị bệnh này bằng các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên và được chứng minh có kết quả tốt. Hiện người dân có nhu cầu sử dụng thuốc chế phẩm từ nguyên liệu thiên nhiên trong điều trị loét dạ dày – tá tràng. Một số nghiên cứu gần đây có thể kể đến như Chế phẩm dạ dày HP Gia Phát [9], Viên nang cứng dạ dày Tuệ Tĩnh [26], Kiện tỳ chỉ thống HV [3], Bột lá cây Khôi Đốm [10],…
Viên nang An Dạ là chế phẩm sử dụng cao khô loài Murdannina bracteata (Cỏ rươi lá bắc) là cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong dân
2
gian và gần đây trên thế giới đã có nghiên cứu chứng minh cây thuốc có tác dụng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng [11]. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu về độc tính cấp và tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng, giảm đau của viên nang An Dạ. Do vậy, để cung cấp bằng chứng về sự an toàn và tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng, giảm đau của viên nang An Dạ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng, giảm đau của viên nang An Dạ trên thực nghiệm” với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang An Dạ theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon.
2. Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng và giảm đau của viên nang An Dạ trên thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………………………… 3
1.1. Tình hình mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng ở Việt Nam và thế giới……….. 3
1.1.1. Việt Nam ………………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Trên thế giới………………………………………………………………………….. 3
1.2. Tổng quan về loét dạ dày – tá tràng theo YHHĐ ……………………………….. 4
1.2.1. Giải phẫu – sinh lý dạ dày – tá tràng ………………………………………… 4
1.2.2. Định nghĩa về loét dạ dày – tá tràng: ………………………………………… 5
1.2.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày- tá tràng:……………. 6
1.2.4. Chẩn đoán …………………………………………………………………………….. 7
1.2.5. Điều trị …………………………………………………………………………………. 7
1.3. Tổng quan về đau theo YHHĐ ………………………………………………………. 10
1.3.1. Khái niệm……………………………………………………………………………. 10
1.3.2 Phân loại cảm giác đau ………………………………………………………….. 10
1.3.3. Ngưỡng đau…………………………………………………………………………. 12
1.3.4. Các receptor đau…………………………………………………………………… 12
1.3.5. Một số loại thuốc giảm đau……………………………………………………. 13
1.4. Tổng quan về loét dạ dày – tá tràng theo YHCT ………………………………. 14
1.4.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………… 14
1.4.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh ……………………………………………… 14
1.4.3. Điều trị ……………………………………………………………………………….. 14
1.5. Một số nghiên cứu về thuốc y học cổ truyền trong điều trị loét dạ dày – tá
tràng:……………………………………………………………………………………………….. 18
1.5.1. Bột lá cây Khôi đốm …………………………………………………………….. 18
1.5.2. Hoàn cứng Dạ dày HĐ:…………………………………………………………. 181.5.3. Kiện tỳ chỉ thống HV……………………………………………………………. 18
1.5.4. Viên nang cứng dạ dày Tuệ Tĩnh……………………………………………. 18
1.5.5. Bột dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc . 19
1.6. Giới thiệu về Viên nang An Dạ………………………………………………………. 19
1.7. Giới thiệu về vị thuốc Cỏ rươi lá bắc sử dụng trong Viên nang An Dạ .. 20
1.7.1. Công dụng của Cỏ rươi lá bắc theo YHCT: ……………………………. 20
1.7.2. Nghiên cứu gần đây về tác dụng sinh học của Cỏ rươi lá bắc…….. 21
1.8. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu độc tính cấp:………………….. 22
1.9. Các mô hình nghiên cứu chống loét dạ dày – tá tràng trên động vật thực
nghiệm…………………………………………………………………………………………….. 24
1.9.1. Mô hình loét dạ dày – tá tràng bằng Indomethacin …………………… 24
1.9.2. Mô hình loét dạ dày – tá tràng bằng Cysteamin ……………………….. 25
1.9.3. Mô hình gây loét dạ dày bằng thuốc Corticoid…………………………. 26
1.9.4. Mô hình gây loét dạ dày bằng NSAID ……………………………………. 27
1.9.5. Mô hình gây loét dạ dày bằng ethanol…………………………………….. 27
1.9.6. Mô hình gây loét bằng kẹp động mạch tạng gây thiếu máu cục bộ-
tái tưới máu ………………………………………………………………………………… 27
1.9.7. Mô hình gây loét bằng thắt môn vị …………………………………………. 28
1.10. Một số mô hình đánh giá tác dụng giảm đau trên thực nghiệm:………… 28
1.10.1. Phương pháp rê kim……………………………………………………………. 28
1.10.2. Phương pháp dùng mâm nóng ……………………………………………… 29
1.10.3. Phương pháp gây đau quặn bằng acid acetic ………………………….. 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 30
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………….. 30
2.2. Dụng cụ, hóa chất, máy móc phục vụ nghiên cứu …………………………….. 30
2.3. Động vật nghiên cứu …………………………………………………………………….. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 312.4.1. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang An Dạ bằng đường uống
theo phương pháp Lichfield – Wilcoxon trên chuột nhắt trắng………. 32
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng, giảm đau của
viên nang An Dạ. …………………………………………………………………….. 32
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………… 38
2.6. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………….. 39
2.7. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………… 39
2.8. Sai số và cách khống chế sai số ……………………………………………………… 39
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 41
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của viên nang An Dạ……………………… 41
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng, giảm đau của
viên nang An Dạ……………………………………………………………………………….. 42
3.2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng…………… 42
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau của viên nang An Dạ theo
phương pháp rê kim …………………………………………………………………….. 48
3.2.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau của viên nang An Dạ theo
phương pháp mâm nóng……………………………………………………………….. 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 52
4.1. Độc tính cấp của viên nang An Dạ …………………………………………………. 52
4.2. Nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng…………………………….. 53
4.2.1. Mô hình gây loét dạ dày – tá tràng bằng Cysteamin …………………… 53
4.2.2. Thuốc đối chứng trên thực nghiệm …………………………………………… 55
4.2.3. Tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng của viên nang An Dạ ……….. 55
4.3. Bàn luận về tác dụng giảm đau của viên nang An Dạ ……………………….. 58
4.3.1. Thuốc đối chứng Codein photphat……………………………………………. 58
4.3.2. Đánh giá tác dụng giảm đau trên mô hình rê kim……………………….. 594.3.3. Đánh giá tác dụng giảm đau trên mô hình mâm nóng (hot-plate)…. 60
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 63
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên phụ liệu sản xuất viên nang An Dạ …………………………. 20
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ loét của Raish M và cộng sự……. 35
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá tổn thương vi thể dạ dày …………………….. 36
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của Viên nang An Dạ…………. 41
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của viên nang An Dạ đến số lượng tổn thương ở dạ
dày – tá tràng……………………………………………………………………. 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của viên nang An Dạ đến số tổn thương trung bình ở
dạ dày – tá tràng ……………………………………………………………….. 43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của viên nang An Dạ đến chỉ số loét dạ dày – tá
tràng………………………………………………………………………….. 45
Bảng 3.5. Bảng điểm đánh giá tổn thương vi thể dạ dày chuột ……………… 46
Bảng 3.6. Tác dụng giảm đau của Viên nang An Dạ trên chuột bằng máy đo
phản ứng đau……………………………………………………………………. 49
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Viên nang An Dạ lên thời gian phản ứng với
nhiệt độ của chuột…………………………………………………………….. 50DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của viên nang An Dạ đến số lượng tổn thương ở dạ
dày – tá tràng………………………………………………………………….. 42
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của viên nang An Dạ đến mức độ tổn thương dạ dày
– tá tràng trên quan sát đại thể…………………………………………… 44
Biểu đồ 3.2. Các thông số đánh giá trên hình ảnh vi thể…………………………. 47
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………… 39
Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày ………………………………………………………………… 4
Hình 1.2. Viên nang An Dạ ……………………………………………………………… 19
Hình 2.1. Viên nang An Dạ ……………………………………………………………… 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com