Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng điều trị của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn gia vị

Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng điều trị của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn gia vị

Luận văn Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng điều trị của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn gia vị trên bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng suy thận mạn.“Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá”. Đái tháo đường (ĐTĐ) đã là bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa (RLCH) phổ biến nhất ở nhiều nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000 có 151 triệu người bị ĐTĐ, đến năm 2006 là 246 triệu người và dự đoán đến năm 2030, con số này sẽ lên tới 2.342.879 người [4]. ĐTĐ type 2 chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 90 – 95%, diễn tiến của bệnh ngày càng xấu dần ngay cả khi được điều trị tốt.

Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm. Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh ĐTĐ. Đặc biệt là ĐTĐ type 2 thường được phát hiện muộn. Nhiều NC cho thấy hơn 50% bệnh nhân (BN) ĐTĐ type 2 khi được phát hiện đã có biến chứng [10],[15].
Biến chứng thận (BCT) là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với BN ĐTĐ. Theo báo cáo năm 2000 tại Singapore ĐTĐ chiếm gần 50% trong số các nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC). Sự gia tăng số lượng BN STMGĐC do ĐTĐ là một vấn đề có tính thời sự trên toàn cầu [37]. Tại Việt Nam, theo thống kê của một số tác giả tỉ lệ BCT tiết niệu nói chung do ĐTĐ là 30%. Năm 1989, theo Thái Hồng Quang, trong số bệnh nhân ĐTĐ type 1 điều trị tại Bệnh viện có BCT là 57,14%, type 2 là 42,85% trong đó 14,2% STMGĐC [10]. Hiện nay, đã có một số công trình NC về biến chứng STMGĐC do ĐTĐ và điều trị tổn thương thận ở người ĐTĐ điều trị bảo tồn bằng thuốc tây y hiệu quả là suy thận không được cải thiện nhiều. Thuốc để điều trị suy thận lại quá đắt, nhiều người không đủ điều kiện sử dụng nên thường “buông xuôi” để bệnh ngày càng nặng, và thường từ giã cuộc sống rất nhanh. Trong khi đó, nguồn dược liệu trong nước lại khá phong phú, một số vị thuốc, bài thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý về thận tiết niệu đã được ông cha ta áp dụng từ rất lâu đời được lưu trữ trong các Y văn cổ hiện chưa được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong lâm sàng. Trên thực tế, suy thận mạn (STM) giai đoạn đầu nếu được điều trị bảo tồn tốt sẽ kéo dài được thời gian sống của bệnh nhân cũng như kéo dài thời gian tiến tới phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận. Chính vì vậy, việc sử dụng các thuốc YHCT có tác dụng điều trị suy thận giai đoạn đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ tận dụng được nguồn dược liệu có sẵn mà còn góp phần làm giảm chi phí điều trị, mở ra một cơ hội mới cho các bệnh nhân STMGĐC. Y học cổ truyền những năm gần đây luôn được quan tâm và phát huy tính thừa kế những tinh hoa của các bậc danh y. Bài thuốc cổ phương Tế sinh thận khí hoàn gia vị (TSTKHGV) từ xa xưa các bậc danh y dùng điều trị cho người bệnh thận hư, chứng tiêu khát. Để đánh giá vai trò của bài thuốc cổ phương TSTKHGV trong điều trị bảo tồn STMGĐC trên BN ĐTĐ type 2 chúng tôi tiến hành NC đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng điều trị của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn gia vị trên bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng suy thận mạn” với các mục tiêu:
1. Thử độc tính cấp của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn gia vị.
2. Đánh giá tác dụng của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn gia vị trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng trong điều trị BN ĐTĐ type 2 có biến chứng suy thận mạn, giai đoạn I, II, IIIa.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Y HỌC HIỆN ĐẠI NHẬN THỨC VỀ SUY THẬN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3
1.1.1. Đái tháo đường 3
1.1.2. Bệnh thận đái tháo đường 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh thận đái tháo đường 6
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường 8
1.1.5. Tình hình điều trị suy thận do đái tháo đường 9
1.1.6. Điều trị suy thận bảo tồn 11
1.1.7. Điều trị thay thế thận 12
1.1.8. Tình hình nghiên cứu của y học hiện đại về BTĐTĐ 12
1.1.9. Các yếu tố nguy cơ 13
1.2. Y HỌC CỔ TRUYỀN NHẬN THỨC VỀ SUY THẬN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 14
1.2.1. Nhận thức về bệnh danh 14
1.2.2. Nhận thức về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh 15
1.2.3. Y học cổ truyền biện chứng kết hợp biện bệnh luận trị 16
1.2.4. Điều trị bệnh thận đái tháo đường Y học cổ truyền coi trọng trừ đàm trừ ứ, tuyên thông tam tiêu khí cơ 17
1.2.5. Thiết kế nghiên cứu, mở rộng và phát triển nghiên cứu thực nghiệm bệnh thận đái tháo đường 18
1.3. Y HỌC CỔ TRUYỀN NGHIÊN CỨU SUY THẬN MẠN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN LÂM SÀNG 19
1.3.1. Nghiên cứu về bệnh nguyên bệnh cơ 19
1.3.2. Nghiên cứu điều trị lâm sàng 20
1.4. BÀI THUỐC TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN GIA VỊ 25
1.4.1. Xuất xứ bài thuốc 25
1.4.2. Thành phần của bài thuốc 25
1.4.3. Cơ chế tác dụng của bài TSTKHGV theo Y học cổ truyền 26
Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Thành phần bài thuốc nghiên cứu 27
2.1.2. Dạng thuốc và sử dụng 27
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 28
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu độc tính cấp, xác định liều độc LD50 28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 28
2.3. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 28
2.3.1. Đối tượng 28
2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.4.1. Phương pháp tiến hành 30
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 31
2.4.3. Các loại máy móc sử dụng trong nghiên cứu 36
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 37
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 39
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 39
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 39
3.2.2. Ảnh hưởng của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn lên kết quả điều trị BN suy thận mạn do ĐTĐ 44
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. VỀ KẾT QUẢ THỬ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA BÀI THUỐC TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN 55
4.2. VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN TRÊN NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 55
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 55
4.2.2. Ảnh hưởng của bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn lên kết quả điều trị bệnh thận đái tháo đường 60
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Tạ Văn Bình (2007), “Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng Glucose máu”, Nxb y học, Hà Nội, tr. 513-568.
2. Bộ Y tế (2009), Phương tễ học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 167 – 168.
3. Trần Hữu Dàng (1996) . Nghiên cứu tình hình và đặc điểm bệnh đái tháo đường ở Huế. Luận án PTS – Đại học y khoa Hà Nội 1996.
4. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Hải Thủy (2008), “Đái tháo đường”, Giáo trình sau đại học chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Đại học Huế,
tr. 221 – 244.
5. Dược điển Việt Nam. Hội đồng Dược điển Việt Nam, Trung tâm Dược điển-Dược thư Việt Nam. Lần xuất bản thứ 4. 2009 tr 18, 730, 760, 765, 771, 795, 818, 847, 858, 862, 864, 881, 884, 920.
6. Harison tập VI (2008), “Đái tháo đường”, Nxb y học, Hà Nội, tr. 529-574.
7. Tô Văn Hải và cộng sự (2003), “Biến chứng thận và tiết niệu ở người mắc bệnh Đái tháo đường trong cộng đồng người Hà Nội”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II của hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tr. 220-228.
8. Đỗ Trung Quân (2007), Đái tháo đường và điều trị, NXB Y học, Hà Nội,
tr 201-227.
9. Thái Hồng Quang (1989). Góp phần nghiên cứu các biến chứng mạn tính trong bệnh đái tháo đường. Luận án PTS y học 1989.
10. Thái Hồng Quang (2000), “Bệnh thận do đái thoá đường vai trò của Microalbumin trong chẩn đoán và theo dõi”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và chuyển hoá, tr. 490-498.
11. Chung Cán Sinh (2011) Y dược học Trung hoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Sổ tay thầy thuốc thực hành (2009), NXB Y học, Hà Nội, tr. 938-945.
13. Trần Đức Thọ (2004), “Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học” NXB Y học, Hà Nội, tr. 214-229.
14. Trần Đức Thọ (2007), “Bài giảng nội khoa tập 1” NXB Y học, Hà Nội, tr.109-132.
15. Trần Đức Thọ (2009), “ Phòng chống và điều trị biến chứng thận do đái tháo đường”, Hội thảo khoa học hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh thận.
16. Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng, Phan Sỹ An (2008). “Nghiên cứu nồng độ Microalbumin niệu chẩn đoán sớm biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí Y học thực hành số 1 (594+595) tr. 34-37.
17. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000), “Nghiên cứu giá trị của Microalbumin niệu trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do đái tháo đường”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.

Leave a Comment