Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc Bại độc tán gia vị trên thực nghiệm

Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc Bại độc tán gia vị trên thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc Bại độc tán gia vị trên thực nghiệm.Viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể, cũng là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan,… [1]. Đau là một trải nghiệm cảm giác hoặc cảm xúc khó chịu hoặc tương tự liên quan đến tổn thương mô thực thể hoặc tiềm ẩn [2]. Đau và viêm là 2 triệu chứng thường xuất hiện đồng thời trong bệnh lý về cơ xương khớp, là phản ứng tích cực của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh, nhưng khi diễn ra quá mức lại gây đau nhức, hạn chế và giảm khả năng vận động các khớp, tăng sự lệ thuộc về thể chất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, phải dùng các thuốc chống viêm, giảm đau steroid và không steroid (NSAIDs) [3].


NSAIDs là một trong những loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu vì hiệu quả mạnh và có thể sử dụng lâu dài để làm giảm đau [4]. Tuy nhiên, các thuốc thuộc nhóm NSAIDs cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa thông qua ức chế tổng hợp prostaglandin, làm giảm sức chống đỡ của niêm mạc dạ dày, tá tràng hoặc làm tăng các biến cố tim mạch [5]. Việc nghiên cứu để tìm ra các thuốc giảm đau – chống viêm mới hiệu quả hơn mà ít tác dụng không mong muốn vẫn là một nhu cầu bức thiết của nền y học hiện nay; nhất là ở nước ta, có một nền Y học cổ truyền (YHCT) phát triển.
Theo YHCT, triệu chứng đau, sưng, hạn chế vận động các khớp được mô tả trong thuật ngữ Thống và Tý, trong đó đau, sưng và hạn chế vận động khớp (viêm) là biểu hiện đặc trưng trong chứng tý, nguyên nhân là do kinh lạc, khí huyết bị bế trở không lưu thông gây nên “bất thông tắc thống”, ‘‘thất vinh tắc thống’’ làm cho cơ nhục, cân cốt, xương khớp đau nhức, tê bì, nặng nề hoặc các khớp sưng nề, hạn chế vận động khớp [6]. Từ lâu, YHCT đã có những vị thuốc và bài thuốc điều trị chứng tý hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và ít tác dụng không mong muốn. Những ưu điểm này có thể giúp khắc phục những bất cập mà y học hiện đại (YHHĐ) đang gặp phải trong sử dụng các thuốc NSAIDs hiện nay.

“Bại độc tán” là bài thuốc gồm các vị: Khương hoạt, Độc hoạt, Xuyên khung, Đẳng sâm, Bạch linh, Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác, Sài hồ, Cam thảo; thường dùng để khu phong, trừ thấp, ích khí giải biểu. Một trong những ứng dụng của bài thuốc này chữa đau sưng nhức mỏi các khớp. Để hiệu quả giảm đau được tốt hơn và hạn chế những tác dụng không mong muốn của bài thuốc, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã gia thêm các vị Dây đau xương, Cốt khí củ, Lá khôi, Ô tặc cốt, tạo thành bài thuốc “Bại độc tán gia vị”. Hiện tại việc sử dụng bài thuốc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm điều trị, chưa có nghiên cứu nào đánh giá độ an toàn cũng như tác dụng dược lí trên động vật thực nghiệm. Để xác định độc tính cấp và tác dụng dược lý bài thuốc “Bại độc tán gia vị”, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc Bại độc tán gia vị trên thực nghiệm” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc Bại độc tán gia vị trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc Bại độc tán gia vị
trên thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………….3
1.1. Tổng quan về viêm và đau theo y học hiện đại ……………………………………..3
1.1.1. Tổng quan về viêm………………………………………………………………………….3
1.1.2. Tổng quan về đau ………………………………………………………………………….11
1.2. Tổng quan viêm và đau theo y học cổ truyền………………………………………18
1.2.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo y học cổ truyền ………………………..18
1.2.2. Các thể lâm sàng và điều trị ……………………………………………………………20
1.3. Một số nghiên cứu về giảm đau, chống viêm bằng thuốc YHCT………….24
1.3.1. Một số nghiên cứu về giảm đau, chống viêm bằng thuốc YHCT trong
nước……………………………………………………………………………………………………..24
1.3.2. Một số nghiên cứu về giảm đau, chống viêm bằng thuốc YHCT nước
ngoài …………………………………………………………………………………………………….25
1.4. Một số mô hình nghiên cứu về độc tính và tác dụng giảm đau, chống
viêm ………………………………………………………………………………………………………..26
1.4.1. Một số phương pháp nghiên cứu độc tính cấp trên thực nghiệm………….26
1.4.2. Một số phương pháp nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm ……….26
1.5. Tổng quan bài thuốc nghiên cứu “Bại độc tán gia vị” …………………………28
1.5.1. Xuất xứ bài thuốc “Bại độc tán gia vị” …………………………………………….28
1.5.2. Mô tả tác dụng của các vị trong thành phần bài thuốc………………………..30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….31
2.1. Bài thuốc nghiên cứu……………………………………………………………………..31
2.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….32
2.3. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………………………32
2.4. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ………………………………………………………33
2.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….332.5.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………….33
2.5.2. Nghiên cứu độc tính cấp…………………………………………………………………33
2.5.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau……………………………………..34
2.4. Kỹ thuật phân tích số liệu ………………………………………………………………….39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..41
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp………………………………………………………..41
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau …………………………..41
3.2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm …………………………………………41
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau……………………………………………..48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..55
4.1. Bàn luận về độc tính cấp của bài thuốc Bại độc tán gia vị……………………55
4.2. Bàn luận về tác dụng chống viêm, giảm đau của bài thuốc Bại độc tán gia vị
……………………………………………………………………………………………………………….58
4.2.1. Bàn luận về tác dụng chống viêm ……………………………………………………58
4.2.2. Bàn luận về tác dụng giảm đau ……………………………………………………….62
4.2.3. Bàn luận tác dụng chống viêm, giảm đau theo y học cổ truyền……………66
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..70
5.1. Kết luận về độc tính cấp của bài thuốc Bại độc tán gia vị ……………………70
5.2. Kết luận về tác dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc Bại độc tán gia
vị …………………………………………………………………………………………………………….70
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc “Bại độc tán gia vị”………………………………………..31
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của bài thuốc “Bại độc tán gia vị” …….41
Bảng 3.2. Tỷ lệ chuột có dịch rỉ viêm trong ổ bụng ………………………………………….43
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến thời gian phản ứng với nhiệt…….48
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến lực chịu đau của chân phải bị gây
viêm……………………………………………………………………………………………………………49
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến lực chịu đau của chân trái không gây
viêm……………………………………………………………………………………………………………50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến số cơn quặn đau trong 30 phút ……52DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Độ tăng thể tích chân chuột ở các lô nghiên cứu…………………………….42
Biểu đồ 3.2. Khả năng ức chế phù chân của Bại độc tán gia vị…………………………..43
Biểu đồ 3.3. Thể tích dịch rỉ viêm…………………………………………………………………..44
Biểu đồ 3.4. Số lượng bạch cầu và hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm ……………44
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến trọng lượng khối u hạt …………45
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến phần trăm ức chế hình thành khối
u hạt……………………………………………………………………………………………………………46
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến trọng lượng tuyến ức……………47
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến thời gian khởi phát cơn đau quặn
…………………………………………………………………………………………………………………..51
Biểu đồ 3.9. Sự thay đổi số cơn quặn đau theo thời gian trong 30 phút……………….53
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của Bại độc tán gia vị đến tổng số cơn đau quặn trong 30
phút…………………………………………………………………………………………………………….5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment