Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền liệt của viên hoàn cứng “TLT-BCA
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền liệt của viên hoàn cứng “TLT-BCA.Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT-TTL) là sự phát triển quá mức không ác tính tuyến tiền liệt (TTL) bao quanh niệu đạo, là một trong các bệnh thường gặp nhất ở nam giới với tỷ lệ mắc tăng đáng kể sau tuổi 50 [1]. TSLTTTL mặc dù là một bệnh lành tính, nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là việc tiểu đêm khiến người bệnh không có giấc ngủ ngon hoặc tiểu nhiều lần, tiểu gấp… tại bàng quang, khi bệnh tiến triển lâu, có thể làm giảm chức năng của bàng quang, làm trầm trọng hơn triệu chứng đường tiểu dưới, hoặc gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
Tỷ lệ mắc TSLT-TTL có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Các nghiên cứu về tần xuất mắc bệnh tại Việt Nam tương tự như các báo cáo nước ngoài, cho thấy tỷ lệ bệnh TSLT-TTL khoảng 60% nam giới trên 50 tuổi, tỷ lệ tăng dần theo tuổi đạt đỉnh 88% ở lứa tuổi trên 90. Trong đó tỷ lệ có rối loạn tiểu tiện từ vừa đến nặng có thể xảy ra ở 13 – 56% nam giới trên 70 tuổi [2].
Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương phương pháp khác nhau để điều trị bệnh như dùng thuốc, điều trị bằng các phương pháp xâm lấn tối thiểu… Tuy nhiên, khi điều trị bằng các thuốc như kháng α1-adrenergic, các thuốc kháng androgen, cũng có những tác dụng không mong muốn như choáng váng, hạ huyết áp tư thế, sưng đau vú, rối loạn cương dương, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, đặc biệt là làm thay đổi nồng độ PSA trong máu… nhất là khi bệnh nhân phải dùng thuốc dài ngày [2] [3]. Phẫu thuật lại có thể gây những biến chứng nhất định… hoặc người bệnh thuộc đối tượng chống chỉ định phẫu thuật. Vì vậy, để có thêm sự lựa chọn điều trị cho người bệnh đặc biệt kéo dài thời gian điều trị giai đoạn nội khoa là một việc làm cần thiết cho người bệnh tăng sản lành tính TTL.
Trong y học cổ truyền (YHCT), căn cứ vào chứng trạng lâm sàng của TSLT-TTL có các rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… bệnh được xếp vào phạm vi các chứng “Long bế”, “Lâm chứng” và “Di niệu”. Phương pháp điều trị chủ yếu là bổ thận, lợi niệu, hoạt huyết, thông lâm, nhuyễn kiên, tán kết. [4]
Viên hoàn cứng “TLT-BCA” được chiết xuất từ các vị thuốc có nguồn gốc thảo dược, toàn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị TSLT-TTL. Đây là một bài thuốc kinh nghiệm đã và đang được áp dụng điều trị nội khoa dưới dạng thuốc sắc mang lại hiệu quả điều trị. Tại Bệnh viện YHCT – Bộ Công An viên hoàn cứng “TLT-BCA” chưa được đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý dưới dạng viên hoàn cứng. Để có cơ sở khoa học và an toàn khi sử dụng sản phẩm trong cộng đồng để điều trị TSLT-TTL, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền liệt của viên hoàn cứng “TLT-BCA” trên thực nghiệm” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp của viên hoàn cứng “TLT-BCA” trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền liệt của viên hoàn cứng “TLT-BCA” trên thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan về tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo y học hiện đại….. 3
1.1.1. Giải phẫu và sinh lý tuyến tiền liệt…………………………………………… 3
1.1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt……. 4
1.1.3. Các yếu tố tăng trưởng …………………………………………………………… 7
1.1.4. Sinh bệnh học……………………………………………………………………….. 8
1.1.5. Ảnh hưởng của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt lên hệ tiết niệu .. 9
1.1.6. Chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt…………………………… 10
1.1.7. Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt……………………………….. 11
1.2. Tổng quan về tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo Y học cổ truyền 13
1.2.1. Quan niệm về tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo y học cổ
truyền …………………………………………………………………………………… 13
1.2.2. Nguyên nhân và biện chứng luận trị của tăng sinh lành tính tuyến
tiền liệt theo y học cổ truyền……………………………………………………. 16
1.2.3. Các thể lâm sàng của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và điều trị
theo y học cổ truyền……………………………………………………………….. 18
1.3. Tổng quan về bài thuốc dùng bào chế viên hoàn cứng “TLT-BCA”… 24
1.3.1. Cơ sở khoa học xây dựng bài thuốc……………………………………….. 24
1.3.2. Tổng quan về các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu …………….. 24
1.4. Tổng quan về phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc và mô
hình gây tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. ………………………………… 24
1.4.1. Xác định độc tính cấp…………………………………………………………… 24
1.4.2. Một số mô hình gây tăng sản lành tính tuyến tiền liệt trên thực
nghiệm………………………………………………………………………………….. 26Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………. 29
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 29
2.1.1. Thuốc nghiên cứu………………………………………………………………… 29
2.1.2. Phương tiện trang thiết bị nghiên cứu…………………………………….. 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 33
2.3.1. Nghiên cứu độc tính cấp……………………………………………………….. 33
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền liệt trên
thực nghiệm…………………………………………………………………………… 34
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………….. 37
2.5. Thu thập và xử lý số liệu ……………………………………………………………. 37
2.6. Sai số và cách khống chế sai ………………………………………………………. 37
2.7. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 38
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của viên hoàn cứng “TLT-BCA” …. 38
3.2. Nghiên cứu tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền liệt của viên
hoàn cứng “TLT-BCA” trên thực nghiệm………………………………………… 41
3.2.1. Ảnh hưởng của “TLT-BCA” lên cân nặng chuột và tuyến tiền liệt … 41
3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của viên
hoàn cứng “TLT-BCA” trên mô hình gây u xơ lành tính TLT ở chuột46
3.2.3. Kết quả đánh giá tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện trên chuột
cống trắng gây tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt…………………………. 52
3.2.4. Kết quả mô bệnh học tuyến tiền liệt của các lô chuột nghiên cứu. 56
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 58
4.1. Về thuốc nghiên cứu viên hoàn cứng “TLT-BCA”………………………… 58
4.2. Bàn luận về độc tính cấp của viên hoàn cứng “TLT-BCA”…………….. 594.3. Bàn luận tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền liệt của viên
hoàn cứng “TLT-BCA” trên thực nghiệm…………………………………. 60
4.3.1. Về mô hình gây TSLT-TTL trên chuột thực nghiệm………………… 64
4.3.2. Về hiệu quả ức chế TSLT-TTL của viên hoàn cứng “TLT-BCA”
trên thực nghiệm ……………………………………………………………………. 66
4.4. Các nghiên cứu điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng thuốc y
học cổ truyền…………………………………………………………………………. 67
4.4.1. Các nghiên cứu trong nước: ………………………………………………….. 67
4.4.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài………………………………………………… 69
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 71
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần các vị thuốc có trong viên hoàn cứng “TLT-BCA”. 29
Bảng 2.2. Số lượng động vật thực nghiệm………………………………………… 32
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá thử nghiệm thăm dò……………………………….. 38
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá thử nghiệm chính thức……………………………. 39
Bảng 3.3. Tác dụng của viên hoàn cứng “TLT-BCA” lên cân nặng của
chuột nghiên cứu…………………………………………………………….. 41
Bảng 3.4. Tác dụng của viên hoàn cứng “TLT-BCA” lên cân nặng tuyệt
đối của tuyến tiền liệt chuột nghiên cứu…………………………….. 42
Bảng 3.5. Tác dụng của viên hoàn cứng “TLT-BCA” lên cân nặng tương
đối của tuyến tiền liệt chuột nghiên cứu…………………………….. 44
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá nồng độ IL-6 trong huyết thanh chuột …….. 46
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá hàm lượng IL-6 trong mô tuyến tiền liệt chuột 47
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá nồng độ MDA trong huyết thanh chuột ……. 49
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá hàm lượng MDA trong mô tuyến tiền liệt
chuột……………………………………………………………………………… 50
Bảng 3.10. Tác dụng lên số lần tiểu tiện của chuột trong 2 giờ đầu sau uống
nước ……………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.11. Tác dụng lên thể tích trung bình mỗi lần tiểu tiện của chuột
trong 2 giờ đầu sau uống nước …………………………………………. 54
Bảng 3.12. Tác dụng lên tổng số thể tích nước tiểu của chuột trong 2 giờ
đầu sau uống nước ………………………………………………………….. 55DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tuyến tiền liệt qua thiết đồ đứng dọc ……………………………………… 3
Hình 1.2. Sơ đồ phân vùng tuyến tiền liệt của Mc Neal…………………………… 4
Hình 1.3. Ảnh hưởng của TSLT-TTL lên hệ tiết niệu……………………………… 9
Hình 2.1. Thành phẩm viên hoàn cứng “TLT-BCA” …………………………….. 30
Hình 2.2. Các thuốc chứng dương dùng trong nghiên cứu……………………… 31
Hình 2.3. Một số máy móc và dụng cụ phục vụ nghiên cứu…………………… 31
Hình 3.1. Đại thể Tuyến tiền liệt chuột nghiên cứu……………………………….. 43
Hình 3.2. Kết quả mô bệnh học tuyến tiền liệt các lô chuột nghiên cứu…… 56DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu độc tính cấp……………………………………………. 34
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng ức chế tăng sinh lành tính Tuyến tiền
liệt trên thực nghiệm ………………………………………………………… 36
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng quát nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng ức chế tăng sinh
lành tính Tuyến tiền liệt của viên hoàn cứng “TLT-BCA” trên thực
nghiệm …………………………………………………………………………….. 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com