Nghiên cứu độc tính, tác dụng an thần trên thực nghiệm và điều trị mất ngủ không thực tổn trên lâm sàng của cao lỏng Dưỡng tâm an thần

Nghiên cứu độc tính, tác dụng an thần trên thực nghiệm và điều trị mất ngủ không thực tổn trên lâm sàng của cao lỏng Dưỡng tâm an thần

Nghiên cứu độc tính, tác dụng an thần trên thực nghiệm và điều trị mất ngủ không thực tổn trên lâm sàng của cao lỏng Dưỡng tâm an thần.Ngủ là một phần tất yếu quan trọng của cuộc sống. Giấc  ngủ là hoạt động đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khỏe sau một ngày thức để làm việc. Giấc ngủ còn góp phần giúp cơ thể bài tiết ra hormon tăng trưởng giúp cho trẻ em phát triển và lớn lên. Chúng ta không thể sống mà không ngủ. Nếu mất ngủ trong thời gian dài cơ thể sẽ bị rối loạn [17]. Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tới trí nhớ, sự tập trung, sự tỉnh táo, làm giảm khả năng học tập, hiệu quả làm việc thấp, gây ra mệt mỏi, chán ăn, giảm thân nhiệt, có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng và thậm chí có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, mất ngủ sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và có thể  tử vong [17],[51],[95].  

    Theo một số tác giả, rối loạn giấc ngủ là một sản phẩm không thể tránh khỏi của nền văn minh và là một căn bệnh mang tính toàn cầu. Mất ngủ mạn tính hay còn gọi là mất ngủ không thực tổn là bệnh gặp nhiều ở những người lao động trí óc hơn lao động chân tay, thành thị nhiều hơn nông thôn [18]. Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng dao động từ 20-30% và tỷ lệ này tăng hơn ở người cao tuổi, mất ngủ tăng lên theo thời gian vì những căng thẳng trong cuộc sống ngày càng gia tăng: Ở Mỹ số người mất ngủ chiếm khoảng 27% dân số, Pháp có 31%, Italia có 35%, Anh 34%, Đan mạch 31%, Bỉ 27%, Đức 23%…[18],[57].
    Hiện nay, phương pháp điều trị mất ngủ thường là phối hợp tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc giải lo âu có nguồn gốc hóa dược, chủ yếu là nhóm benzodiazepin và nhóm thuốc an thần kinh mới [2]. Những thuốc này có hiệu quả tốt, tuy nhiên thời gian sử dụng hạn chế và còn nhiều tác dụng không mong muốn đặc biệt là gây tăng dung nạp, dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện, phụ thuộc thuốc [2],[87]. 
    Y học cổ truyền (YHCT) có những vị thuốc và bài thuốc điều trị mất ngủ có hiệu quả, đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên, ít tác dụng không mong muốn và giảm tình trạng quen thuốc. Những ưu điểm này có thể giúp khắc phục những bất cập mà y học hiện đại (YHHĐ) đang gặp phải trong điều trị mất ngủ bằng các loại thuốc hóa dược hiện nay [8],[26]. Do vậy hướng tìm kiếm và nghiên cứu điều trị mất ngủ bằng thuốc y học cổ truyền hiện đang được các nhà khoa học quan tâm. 
    Bài thuốc Dưỡng tâm an thần của  bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa có xuất xứ từ bài Thiên vương bổ tâm đan, nhưng đã được gia giảm dựa trên kinh nghiệm điều trị thực tiễn tại bệnh viện. Bài thuốc được nghiên cứu thăm dò trên bệnh nhân suy nhược thần kinh có kèm mất ngủ. Kết quả bước đầu thu được rất khả quan đối với các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi [37]. Để có thể ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, bài thuốc cần đánh giá một cách khoa học và toàn diện theo quy định của Bộ y tế. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính, tác dụng an thần trên thực nghiệm và điều trị mất ngủ không thực tổn trên lâm sàng của cao lỏng Dưỡng tâm an thần” với các mục tiêu sau:
       1. Xác định độc tính cấp và bán trường diễn của cao lỏng “Dưỡng tâm an thần” trên thực nghiệm.
       2. Đánh giá tác dụng an thần của cao lỏng “Dưỡng tâm an thần” trên mô hình động vật thực nghiệm.
       3. Đánh giá tác dụng của cao lỏng “Dưỡng tâm an thần” trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn. 

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1.  Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Phạm Thị Vân Anh, Đỗ Thị Phương ( 2016 ) 
     “ Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của cao lỏng  Dưỡng tâm an thần lên các chỉ số huyết học trên thực nghiệm”. Tạp chí nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam, số 48- 2016, tr 26-35
2. Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Phạm Thị Vân Anh, Đỗ Thị Phương (2016) 
     “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cao lỏng  Dưỡng tâm an thần lên các chức năng gan thận trên động vật thực nghiệm”. Tạp chí nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam, số 48- 2016, tr 70-77
3.    Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Phạm Thị Vân Anh, 
Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thị Loan (2017) “ Nghiên cứu tác dụng an thần, giải lo âu của cao lỏng  Dưỡng tâm an thần lên thực nghiệm (Evaluate sedative and anxiolytic effects of the “ Duong tam an than ” extract in animals). Tạp chí y học Việt Nam, tháng 10 số 02- 2017, tr 215 – 219
4.    Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Đỗ Thị Phương,
(2019). “Bước đầu đánh giá tác dụng của cao lỏng “Dưỡng tâm an thần” trong điều trị mất ngủ không thực tổn. Tạp chí nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam,  Số 60/2019, tr 13-21.

 

Leave a Comment