NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG AN THẦN CỦA CAO BÌNH VÔI – LẠC TIÊN – LÁ SEN – LÁ VÔNG NEM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG AN THẦN CỦA CAO BÌNH VÔI – LẠC TIÊN – LÁ SEN – LÁ VÔNG NEM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG AN THẦN CỦA CAO BÌNH VÔI – LẠC TIÊN – LÁ SEN – LÁ VÔNG NEM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Nguyễn Văn Đàn*, Phan Quan Chí Hiếu*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Công thức thuốc có nguồn gốc từ bài thuốc điều trị mất ngủ do GS. Bùi Chí Hiếu đề xướng, gồm 4 vị Bình vôi, Lạc tiên, Lá sen, Lá vông nem. Công thức trên cần phải được khẳng định tính an toàn cũng như các tác dụng dược lý bằng các mô hình dược lý thực nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát độc tính và tác dụng an thần của cao chiết nước Bình vôi-Lạc tiên-Lá sen-Lá vông nem.
Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, các tác dụng an thần và độc tính của cao chiết nước Bình vôi-Lạc tiên-Lá sen-Lá vông nem được đánh giá với các mô hình thử nghiệm trên thú vật. Tác động an thần được đánh giá bằng cách đo lường việc kéo dài thời gian ngủ mê của chuột gây ra bởi thiopental và tác dụng giải lo âu đánh giá bằng mô hình hai ngăn sáng tối.
Kết quả: Cao chiết liều 1,97 g/kg không có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của thiopental sau 30 phút sử dụng, chỉ thể hiện sau 60 phút sử dụng. Trong khi liều 3,94 g/kg khẳng định tác dụng sau 30 và 60 phút sử dụng. Sau 60 phút, cao chiết liều 3,94 g/kg hiệu quả gây ngủ tăng hơn gấp 1,9 lần so với Sen vông-R liều 40 mg/kg. Cả hai liều không thể hiện tác dụng giải lo âu tại thời điểm 30 và 60 phút sử dụng. Chưa xác định được LD50 và độc tính bán trường diễn trên chuột nhắt trắng theo đường uống.
Kết luận: Cao chiết nước Bình vôi-Lạc tiên-Lá sen-Lá vông nem có tác dụng hợp đồng gây ngủ với thiopental.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment