Nghiên cứu độc tính và tác dụng chống loét dạ dày thực nghiệm của cao chiết cỏ rươi lá bắc
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính và tác dụng chống loét dạ dày thực nghiệm của cao chiết cỏ rươi lá bắc .Loét dạ dày là một bệnh khá phổ biến và thường gặp ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa và ngày một gia tăng. Loét dạ dày có ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày chiếm khoảng 5-10% dân số ở nhiều quốc gia trên thế giới. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày chiếm khoảng 6-7% dân số cả nước [1].
Cơ chế bệnh sinh của bệnh loét dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ, với các yếu tố nguy cơ khác nhau như rượu, thuốc lá, yếu tố thần kinh, thuốc kháng viêm không steroid, corticoid,…đặc biệt do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) [1], [2].
Hiện nay trên thị trường đã có nhiều nhóm thuốc hóa dược được sử dụng để điều trị loét dạ dày như Antacid, kháng thụ thể Histamin H2, ức chế bơm proton, các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, các kháng sinh nếu dương tính với vi khuẩn HP,… kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, những nhóm thuốc này bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh còn tồn tại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu…[1].
Theo Y học cổ truyền, loét dạ dày thuộc phạm trù Vị quản thống. Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc, vị thuốc được ứng dụng trong điều trị và cải thiện các triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày. Trong những năm gần đây các vị thuốc, bài thuốc YHCT để điều trị loét dạ dày ngày càng phát triển, trong đó có cây cỏ rươi lá bắc với thành phần có chứa các nhóm hoạt chất flavonoid, alcaloid, steroid…tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống loét dạ dày, kháng HP…[30],[32],[33]. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu về độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng chống loét dạ dày từ loài cỏ rươi lá bắc này. Do vậy, để cung cấp bằng chứng về sự an toàn chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính và tác dụng chống loét dạ dày thực nghiệm của cao chiết cỏ rươi lá bắc [Murdannia bracteata (C.B.Clarke) J.K.Morton ex D.Y.Hong]” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn của cao chiết phân đoạn ethyl acetat cỏ rươi lá bắc.
2. Đánh giá tác dụng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat cỏ rươi lá bắc trên mô hình gây loét dạ dày bằng Indomethacin
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Tình hình mắc bệnh loét dạ dày trên thế giới và ở Việt Nam……………. 3
1.1.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Ở Việt Nam………………………………………………………………………….. 3
1.2. Tổng quan về loét dạ dày theo YHHĐ…………………………………………… 3
1.2.1. Định nghĩa về loét dạ dày ………………………………………………………. 3
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày…………………….. 4
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: …………………………………… 5
1.2.4. Chẩn đoán: …………………………………………………………………………… 6
1.2.5. Điều trị ………………………………………………………………………………… 6
1.3. Tổng quan về loét dạ dày theo YHCT………………………………………….. 10
1.3.1. Định nghĩa …………………………………………………………………………. 10
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh …………………………………………. 10
1.3.3. Điều trị……………………………………………………………………………… 11
1.4. Một số nghiên cứu về thuốc YHCT trên lâm sàng có tác dụng chống
loét dạ dày:……………………………………………………………………………………… 16
1.4.1. Bột lá khôi………………………………………………………………………….. 16
1.4.2. Cao dạ cẩm ………………………………………………………………………… 16
1.4.3. Viên Kim truật ……………………………………………………………………. 16
1.4.4. Đơn số 12…………………………………………………………………………… 16
1.4.5. Viên Bivina………………………………………………………………………… 17
1.5. Tổng quan về loài cỏ rươi lá bắc Murdannia bracteata …………………. 17
1.5.1. Đặc điểm phân bố loài M. bracteata………………………………………. 17
1.5.2. Thành phần hóa học của loài Murdannia bracteata:…………………. 171.5.3. Công dụng của Murdannia bracteata theo YHCT ……………………. 18
1.5.4. Các tác dụng sinh học của Murdannia bracteata ……………………… 18
1.5.5. Sản phẩm có thành phần Murdannia trên thị trường:……………….. 20
1.6. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu độc tính……………………… 22
1.6.1. Các phương pháp thử nghiệm độc tính cấp…………………………….. 22
1.6.2. Các phương pháp thử nghiệm độc tính bán trường diễn…………… 23
1.7. Một số mô hình đánh giá tác dụng chống loét trên thực nghiệm……… 25
1.7.1 Mô hình loét dạ dày bằng Indomethacin …………………………………. 25
1.7.2. Mô hình gây loét bằng kẹp động mạch tạng gây thiếu máu cục bộ-
tái tưới máu…………………………………………………………………………………. 26
1.7.3. Mô hình gây viêm loét dạ dày bằng thuốc Corticoid ……………….. 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 28
2.2. Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………….. 28
2.3. Động vật nghiên cứu …………………………………………………………………. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 29
2.4.1. Xác định độc tính của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ
rươi lá bắc trên chuột nhắt trắng và chuột cống trắng……………………….. 29
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng chống loét của cao chiết phân đoạn ethyl
acetat từ cây cỏ rươi lá bắc trên mô hình gây loét dạ dày bằng
Indomethacin ………………………………………………………………………………. 31
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………….. 34
2.6. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………. 34
2.7. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………….. 34
2.8. Sai số và cách khống chế sai số…………………………………………………… 35
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………….. 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 363.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của cao chiết phân
đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá bắc trên chuột nhắt trắng và chuột cống
trắng………………………………………………………………………………………………. 36
3.1.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao chiết phân đoạn ethyl
acetat từ cây cỏ rươi lá bắc trên chuột nhắt trắng……………………………… 36
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của cao chiết phân
đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá bắc trên chuột cống trắng…………….. 37
3.1.3. Đánh giá hình thái và cấu trúc vi thể gan, thận của chuột:………… 47
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống loét của cao chiết phân đoạn ethyl
acetat từ cây cỏ rươi lá bắc trên mô hình gây loét dạ dày bằng Indomethacin ..51
3.2.1.Ảnh hưởng của MNC1 đến số lượng tổn thương ở dạ dày ………… 51
3.2.2. Ảnh hưởng của MNC1 đến mức độ tổn thương ở dạ dày:………… 53
3.2.3 Ảnh hưởng của MNC1 đến hình ảnh mô bệnh học dạ dày chuột: . 54
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 62
4.1. Bàn luận về độc tính cấp và bán trường diễn của cao chiết phân đoạn
ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá bắc :……………………………………………………… 62
4.1.1. Độc tính cấp của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc……………………………………………………………………………………………… 62
4.1.2. Độc tính bán trường diễn của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ
cây cỏ rươi lá bắc…………………………………………………………………………. 62
4.2. Bàn luận về tác dụng chống loét dạ dày của cao chiết phân đoạn ethyl
acetat từ cây cỏ rươi lá bắc:………………………………………………………………. 66
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 69
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá mức độ loét của Raish M và cộng sự……. 32
Bảng 2.2: Thang điểm đánh giá tổn thương vi thể dạ dày …………………….. 33
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao chiết phân đoạn ethyl
acetat từ cây cỏ rươi lá bắc. ……………………………………………….. 36
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến thể trọng chuột……………………………………………………… 37
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Số lượng hồng cầu trong máu chuột cống trắng ……….. 38
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến hàm lượng Huyết sắc tố trong máu chuột cống trắng … 39
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến hàm lượng Hematocrit trong máu chuột cống trắng ….. 39
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Thể tích trung bình hồng cầu trong máu chuột cống trắng40
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Số lượng bạch cầu trong máu chuột cống trắng………… 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Công thức bạch cầu trong máu chuột cống trắng………. 42
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Tiểu cầu trong máu chuột cống trắng………………………. 43
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến hoạt độ AST (GOT) trong máu ………………………………. 43
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến hoạt độ ALT (GPT) trong máu……………………………….. 44Bảng 3.12: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Bilirubin toàn phần trong máu chuột……………………….. 45
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Albumin trong máu chuột………………………………………. 46
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến nồng độ Cholesterol toàn phần trong máu chuột ………. 46
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ cây cỏ rươi lá
bắc đến Creatinin trong máu chuột……………………………………… 47
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của MNC1 đến số lượng tổn thương ở dạ dày …….. 52
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của MNC1 đến số tổn thương trung bình ở dạ dày . 52
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của MNC1 đến chỉ số loét dạ dày: …………………….. 54
Bảng 3.19: Điểm đánh giá tổn thương vi thể dạ dày chuột……………………… 54
Bảng 3.20: Hình ảnh mô bệnh học dạ dày ……………………………………………. 57DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Trà Rumput Beijing Tea ……………………………………………………. 20
Hình 1.2: Sản phẩm Beijing……………………………………………………………… 21
Hình 1.3: Sản phẩm Abhaibhubejhr…………………………………………………… 21
Hình 1.4: Trà Thái Lan ……………………………………………………………………. 21
Hình 1.5: Sản phẩm Herbal one……………………………………………………….. 21
Hình 3.1: Hình thái vi thể gan ở chuột lô chứng …………………………………. 48
Hình 3.2: Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 sau 12 tuần uống mẫu thử … 48
Hình 3.3: Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 sau 12 tuần uống mẫu thử …. 49
Hình 3.4: Hình thái vi thể thận chuột lô chứng …………………………………… 49
Hình 3.5: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 sau 12 tuần uống mẫu thử … 50
Hình 3.6: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 sau 12 tuần uống mẫu thử … 50
Hình 3.7: Đại thể và vi thể dạ dày chuột lô chứng sinh học………………….. 59
Hình 3.8: Đại thể và vi thể dạ dày chuột lô mô hình ……………………………. 59
Hình 3.9: Đại thể và vi thể dạ dày chuột lô misoprostol ………………………. 60
Hình 3.10: Đại thể và vi thể dạ dày chuột lô MNC1 liều cao………………….. 60
Hình 3.11: Đại thể và vi thể dạ dày chuột lô MNC1 liều thấp ………………… 6
Nguồn: https://luanvanyhoc.com