NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT MẠN TÍNH CỦA VIÊN NANG CỨNG TAM DIỆU GIA VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT MẠN TÍNH CỦA VIÊN NANG CỨNG TAM DIỆU GIA VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT MẠN TÍNH CỦA VIÊN NANG CỨNG TAM DIỆU GIA VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG.Bệnh gút (Gout) là một bệnh do rối loại chuyển hóa các nhân purin có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Khi acid uric bị bão hòa ở ngoài màng tế bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô. Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp và cạnh khớp cấp và/hoặc mạn tính, thường được gọi là viêm khớp do gút [1].

Bệnh có liên quan chủ yếu đến chế độ dinh dưỡng dư thừa. Theo AnneKathrin Tausche (2009) ít nhất 1% đến 2% người trưởng thành ở các nước phát triển bị mắc bệnh [2] và đang gia tăng ở các nước đang phát triển. Một loạt các yếu tố có thể lý giải cho tỷ lệ tăng này là tuổi thọ con người ngày càng cao, sự thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt, số người béo phì và mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên [3]. Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm khớp do gút chiếm 10,6% các bệnh về khớp được điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1996 – 2000 [4]. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển ngày càng nặng dẫn đến hủy hoại khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [5].
Trong điều trị bệnh gút mạn tính, Y học hiện đại (YHHĐ) chú trọng sử dụng các thuốc hạ acid uric máu. Tuy nhiên, việc điều trị này cũng thường kéo dài nhiều tháng do đó để tránh khởi phát đợt cấp của bệnh, YHHĐ cũng thường
kết hợp thuốc hạ acid uric máu với các nhóm thuốc chống viêm [6] [7]. Các thuốc này có tác dụng nhanh, hiệu quả tốt nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn như: các thuốc chống viêm giảm đau gây kích ứng dạ dày [4], thuốc Colchicin gây tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa [8], Allopurinol là thuốc hạacid uric được sử dụng phổ biến hiện nay, tuy nhiên thuốc có thể gây dị ứng thuốc với tỉ lệ cao ở người châu Á [9], [10].2
Trong Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh bệnh gút, dựa trên những biểu hiện lâm sàng người ta có thể liên hệ với chứng “Thống phong” [11], [12], [13]. Đây là chứng bệnhđược biết đến từ lâu, các thầy thuốc Y học cổ truyền đã đưa ra nhiều phương pháp cũng như vị thuốc và bài thuốc để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Tam diệu thang là một bài thuốc cổ phương được sử dụng trong điều trị các chứng phong thấp nhiệt tí, tương đương với các tìnhtrạng viêm khớp cấp tính của y học hiện đại. Bài thuốc cũng đã được chứng minh về tác dụng chống viêm rất tốt trên thực nghiệm [14].
Với mong muốn tìm một loại thuốc mới ít tác dụng không mong muốn mà lại có tác dụng điều trị, trên cơ sở kế thừa giá trị của bài thuốc cổ phương Tam diệu thang (Hoàng Bá, Thương truật, Ngưu tất) trong điều trị bệnh gút [15], kết hợp với các vị thuốc có tác dụng hạ acid uric máu, chống viêm, giảm đau đã được nghiên cứu trên thực nghiệm (Quế chi [16], [17], Dây đau xương [18], Thiên niên kiện [19], Trử ma diệp, Râu ngô [20]) nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị bệnh gút mạn tính của viên nang cứng Tam diệu gia vị (TDGV) với ba mục tiêu:
1. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng TDGV trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng hạ acid uric, chống viêm và giảm đau của viên nang cứng TDGV trên thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của viên nang cứng TDGV trong điều trị bệnh nhân gút mạn tính có tăng acid uric máu

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………….. 3
1.1.QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ BỆNH GÚT……………………. 3
1.1.1. Đại cương về bệnh gút ………………………………………………………….. 3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ………………………………………….. 3
1.1.3. Triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút ………………………… 8
1.1.4. Điều trị bệnh gút ………………………………………………………………… 10
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ BỆNH GÚT…………….. 14
1.2.1. Bệnh danh …………………………………………………………………………. 14
1.2.2. Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh…………………………………………. 14
1.2.3. Chẩn đoán và điều trị theo thể bệnh YHCT……………………………. 17
1.3. KẾT QUẢ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT (THỐNG
PHONG) BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN ……………………………………………….. 20
1.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm……………………………………………………… 20
1.3.2. Nghiên cứu lâm sàng…………………………………………………………… 21
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU…………………………….. 25
1.4.1. Xuất xứ bài thuốc……………………………………………………………….. 25
1.4.2. Công thức bài thuốc ……………………………………………………………. 26
1.4.3. Cơ sở xây dựng bài thuốc ……………………………………………………. 27
1.4.4. Các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu TDGV……………………. 28
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………………………………………………………………………………………………….. 32
2.1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM…………………………………………………… 32
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………… 32
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 342.1.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………….. 34
2.1.4. Phương pháp xử lí số liệu ……………………………………………………. 42
2.2. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG…………………………………………………………. 43
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………… 43
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………. 44
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 44
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………….. 46
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………… 51
2.2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài ……………………………………………….. 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 54
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC TÍNH BÁN
TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NANG CỨNG TDGV TRÊN THỰC NGHIỆM
54
3.1.1. Độc tính cấp ………………………………………………………………………. 54
3.1.2. Độc tính bán trường diễn …………………………………………………….. 54
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC,
GIẢM ĐAU VÀ CHỐNG VIÊM CỦA VIÊN NANG CỨNG TDGV TRÊN
THỰC NGHIỆM………………………………………………………………………………… 62
3.2.1. Tác dụng hạ acid uric của viên nang cứng TDGV trên mô hình thực
nghiệm gây tăng acid uric máu ……………………………………………………… 62
3.2.2. Tác dụng giảm đau của viên nang cứng TDGV trên mô hình thực
nghiệm……………………………………………………………………………………….. 65
3.2.3. Tác dụng chống viêm của viên nang cứng TDGV trên mô hình thực
nghiệm……………………………………………………………………………………….. 69
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG
CỨNG TDGV TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN GÚT MẠN TÍNH CÓ
TĂNG ACID URIC MÁU…………………………………………………………………… 723.3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu…………………………………………… 72
3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị…………………………………….. 78
3.2.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng không mong muốn……………………. 86
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 89
4.1. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC
TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NANG CỨNG TDGV TRÊN
THỰC NGHIỆM………………………………………………………………………………… 89
4.1.1. Bàn luận về độc tính cấp……………………………………………………… 89
4.1.2. Bàn luận về độc tính bán trường diễn……………………………………. 90
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ
ACID URIC, GIẢM ĐAU VÀ CHỐNG VIÊM CỦA VIÊN NANG CỨNG
TDGV TRÊN THỰC NGHIỆM…………………………………………………………… 96
4.2.1. Bàn luận về tác dụng hạ acid uric của viên nang cứng TDGV trên
mô hình thực nghiệm …………………………………………………………………… 96
4.2.2. Bàn luận về tác dụng chống viêm cấp của viên nang cứng TDGV
trên động vật thực nghiệm ………………………………………………………….. 102
4.2.3. Bàn luận về tác dụng giảm đau viên nang cứng TDGV trên mô hình
thực nghiệm………………………………………………………………………………. 106
4.3. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CỦA VIÊN NANG CỨNG TDGV TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN GÚT
MẠN TÍNH CÓ TĂNG ACID URIC MÁU ………………………………………… 109
4.3.1. Bàn luận về đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu………………….. 109
4.3.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị………………….. 116
4.3.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn …………………………….. 124
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 127
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ……………………………… 130LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………………………………… 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….. 131
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh Allopurinol và Febuxostat ………………………………………… 11
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của viên nang cứng TDGV…….. 54
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến thể trọng thỏ …………. 55
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến số lượng Hồng cầu, Bạch
cầu và Tiểu cầu trong máu thỏ ……………………………………………………………… 56
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến hàm lượng Hemoglobin
và Hematocrit trong máu thỏ………………………………………………………………… 57
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến hoạt độ AST và ALT
trong máu thỏ …………………………………………………………………………………….. 58
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến nồng độ Protein toàn
phần trong máu thỏ……………………………………………………………………………… 59
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến nồng độ Bilirubin toàn
phần trong máu thỏ……………………………………………………………………………… 59
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến nồng độ Creatinin trong
máu thỏ……………………………………………………………………………………………… 60
Bảng 3.9. Kết quả gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat trên động vật thực
nghiệm ở mô hình (1)………………………………………………………………………….. 62
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV lên nồng độ acid uric máu
trên mô hình (1) gây tăng acid uric máu ở động vật thực nghiệm……………… 62
Bảng 3.11. Kết quả gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat trên động vật thực
nghiệm ở mô hình 2 ……………………………………………………………………………. 63
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến thể tích nước tiểu động
vật thực nghiệm ở mô hình 2 ……………………………………………………………….. 63
Bảng 3.13. Tác dụng tăng thải acid uric qua nước tiểu của viên nang cứng
TDGV trên động vật thực nghiệm ở mô hình 2………………………………………. 64Bảng 3.14. Khả năng ức chế enzym xanthin oxidase và giá trị IC50 của mẫu thử
…………………………………………………………………………………………………………. 64
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV lên thời gian phản ứng với
nhiệt độ ở động vật thực nghiệm…………………………………………………………… 65
Bảng 3.16. Tác dụng giảm đau của viên nang cứng TDGV bằng máy đo ngưỡng
đau ở động vật thực nghiệm…………………………………………………………………. 66
Bảng 3.17. Tác dụng chống viêm cấp của viên nang cứng TDGV trên mô hình
gây phù chân chuột nhắt………………………………………………………………………. 69
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến thể tích dịch rỉ viêm70
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến số lượng bạch cầu trong
dịch rỉ viêm………………………………………………………………………………………… 70
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của viên nang cứng TDGV đến hàm lượng protein trong
dịch rỉ viêm………………………………………………………………………………………… 71
Bảng 3.21. Phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………….. 72
Bảng 3.22. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh………………………….. 73
Bảng 3.23. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ………………………………… 74
Bảng 3.24. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI……………………………………… 75
Bảng 3.25. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bản thân ………………………………. 76
Bảng 3.26. Phân bố bệnh nhân theo vị trí khớp đau ………………………………… 77
Bảng 3.27. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng Y học cổ truyền……………… 77
Bảng 3.28. Acid uric máu trung bình sau 6 tuần điều trị của 2 nhóm ………… 78
Bảng 3.29. Phân loại mức độ hạ acid uric máu sau 6 tuần điều trị…………….. 79
Bảng 3.30. So sánh tỉ lệ kết quả hạ acid uric máu sau 6 tuần điều trị ………… 79
Bảng 3.31. So sánh tỉ lệ kết quả duy trì acid uric máu sau 4 tuần ngừng điều trị
(T10) của hai nhóm …………………………………………………………………………….. 80
Bảng 3.32. Tác dụng giảm đau của viên nang cứng TDGV qua điểm VAS trung
bình tại các thời điểm điều trị……………………………………………………………….. 81Bảng 3.33. Tác dụng giảm đau của viên nang cứng TDGV qua chỉ số khớp đau
trung bình tại các thời điểm điều trị………………………………………………………. 82
Bảng 3.34. Tỷ lệ bệnh nhân đau khớp lại sau 4 tuần dừng điều trị của 2 nhóm
…………………………………………………………………………………………………………. 84
Bảng 3.35. Thay đổi triệu chứng theo YHCT sau 3 tuần điều trị………………. 85
Bảng 3.36. Thay đổi triệu chứng theo YHCT sau 6 tuần điều trị………………. 86
Bảng 3.37. Sự thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau điều trị của nhóm
Nghiên cứu ………………………………………………………………………………………… 87
Bảng 3.38. Sự thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau điều trị của nhóm
Chứng ……………………………………………………………………………………………….. 87
Bảng 3.39. Sự thay đổi các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị của nhóm
Nghiên cứu ………………………………………………………………………………………… 88
Bảng 3.40. Sự thay đổi các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị của nhóm Chứng
…………………………………………………………………………………………………………. 88
Bảng 4.1. So sánh mức độ % giảm nồng độ acid uric máu của một số thuốc
YHCT trên mô hình thực nghiệm …………………………………………………………. 97
Bảng 4.2. So sánh khả năng ức chế XO của một số vị thuốc YHCT trên …… 99
Bảng 4.3. Nồng độ acid uric máu trước và sau điều trị của một số nghiên cứu
lâm sàng…………………………………………………………………………………………… 11

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tạ Đăng Quang, Phạm Văn Trịnh, Trần Việt Hùng, Hoàng Thị Thanh Thảo (2019). Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của viên nang cứng Tam diệu gia vị đối với trạng thái chung và chỉ số huyết học trên động vật thực nghiệm. Tạp chí Y học thực hành, tập 10, số 1113, trang 195-197.
2. Tạ Đăng Quang, Phạm Văn Trịnh, Trần Việt Hùng, Hoàng Thị ThanhThảo (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang cứng Tam diệu gia vịlên chức năng gan thận trên động vật thực nghiệm. Tạp chí nghiên cứu Ydược học cổ truyền Việt Nam, số 61, trang 37-46.
3. Tạ Đăng Quang, Phạm Văn Trịnh, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thùy Dương, Phùng Hòa Bình, Trần Việt Hùng (2019). Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu và giảm đau của viên nang cứng Tam diệu gia vị trên thực nghiệm. Tạp chí Dược học, số 524, trang 59-65.
4. Tạ Đăng Quang, Phạm Văn Trịnh, Trần Việt Hùng, Vũ Minh Hoàn, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Minh Vỹ (2019). Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu của viên nang cứng Tam diệu gia vị trên lâm sàng. Tạp chí nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Việt Nam, số 63, trang 54-64

Leave a Comment