Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori của cốm tan An Vị
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori của cốm tan An Vị. Loét tá tràng (LTT) là bệnh lý tiêu hóa thƣờng gặp. Có khoảng 5 – 15% dân số có loét dạ dày, tá tràng (LDD – TT) trong suốt cuộc đời [1], [2]. Tổn thƣơng đặc trƣng của LTT là tình trạng mất tổ chức niêm mạc xuống lớp dƣới niêm mạc và lớp cơ niêm của tá tràng do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ tại chỗ. Yếu tố nguy cơ chính của LTT là nhiễm Hecolibacter pylori (H. pylori) và sử dụng thuốc chống viêm giảm đau không steroid (Non-steroidal antiinflamatory drugs – NSAIDs) [3], [4]. Chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh nội soi dạ dày – tá tràng [5]. Các hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của LTT đã mang đến nhiều tiến bộ lớn trong điều trị bệnh, trong đó bao gồm sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitor – PPI), kháng histamine H2, các kháng sinh theo phác đồ khi có nhiễm H. pylori và điều trị các biến chứng [1], [6].
Y học cổ truyền (YHCT) không đề cập đến bệnh danh LDD – TT. Tuy nhiên dựa trên các triệu chứng của bệnh, có thể quy nạp vào chứng vị quản thống [7]. Cơ chế bệnh sinh theo YHCT liên quan đến khí trệ, huyết ứ, hàn ngƣng, thực tích, thấp nhiệt, khí hƣ, âm hƣ. Vị quản thống là bệnh ở tỳ vị nhƣng có liên quan mật thiết tới tạng can [8]. Bên cạnh những bài thuốc cổ phƣơng đƣợc sử dụng trong điều trị thì các hƣớng nghiên cứu đến các thuốc, chế phẩm thuốc cổ truyền có tác dụng diệt H. pylori, giảm tiết acid dịch vị, tăng cƣờng các quá trình tái tạo niêm mạc, phục hồi tổn thƣơng loét,… đang là những vấn đề đƣợc các nhà lâm sàng YHCT tập trung nghiên cứu.
Cốm tan An Vị là chế phẩm có thành phần gồm cao lá khôi tía (Ardisia silvestris Pitard), curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng (Curcuma longa L), và rotundin chiết xuất từ củ bình vôi (Stephania rotunda Lour), là những dƣợc liệu có tác dụng điều hòa tỳ vị, hành khí hoạt huyết, sinh cơ, an thần chỉ thống. Từ xa xƣa, trong dân gian cũng nhƣ trong thực hành lâm sàng đã sử dụng những dƣợc liệu này để điều trị chứng bệnh đau thƣợng vị. Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu riêng rẽ của từng vị thuốc cho thấy có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm tiết acid dịch vị, chống loét, diệt H. pylori và có tính an toàn cao [9], [10], [11], [12].
LTT là bệnh lý tƣơng đối lành tính, song vấn đề kháng kháng sinh, tình trạng loét tái phát, biến chứng, cũng nhƣ những ảnh hƣởng của bệnh đến chất lƣợng cuộc sống đang là những vấn đề lớn trong điều trị, dự phòng bệnh lý này [13], [14], [15]. Mặt khác, với các thuốc YHCT, khi sử dụng các vị thuốc dƣới dạng bào chế truyền thống thƣờng có số lƣợng lớn gây khó khăn cho ngƣời bệnh khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển. Nhằm xây dựng một chế phẩm YHCT có hiệu quả điều trị bệnh lý dạ dày, tá tràng đồng thời thuận tiện trong sử dụng, bảo quản, đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori của cốm tan An Vị” đƣợc thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng dược lý trên thực nghiệm của cốm tan An Vị.
2. Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị của cốm tan An Vị trên bệnh nhân loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………….……………………………..1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3 1.1. NGUYÊN NHÂN,CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ LOÉT TÁ TRÀNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI……………………………………………………………3 1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của loét tá tràng………………………….. 3 1.1.2. Chẩn đoán loét tá tràng ………………………………………………………………. 11 1.1.3. Điều trị……………………………………………………………………………………… 16 1.2. QUAN NIỆM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHỨNG VỊ QUẢN THỐNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN…………………………………………………………………………22 1.2.1. Bệnh danh, đặc điểm sinh lý, bệnh lý của phủ vị …………………………… 22 1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của chứng vị quản thống……………….. 26 1.2.3. Phân thể chứng Vị quản thống…………………………………………………….. 26 1.2.4. Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị LTT theo YHCT…………………………. 27 1.3. NGHIÊN CỨU YHCT ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG ……………29 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………………….. 29 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam………………………………………………………. 33 1.4. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU…………………………………………….35 1.4.1. Cơ sở xây dựng bài thuốc……………………………………………………………. 35 1.4.2. Thành phần cốm tan An Vị…………………………………………………………. 36 1.4.3. Tổng quan về các dƣợc liệu có trong cốm tan An Vị ……………………… 37 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………… 40 2.1. NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM …………………………………………………40 2.1.1. Chất liệu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 40 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………………………. 42 2.1.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu …………………………………………………… 42 2.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 42
2.2. NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG ………………………………………………………..48
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 48
2.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………………………. 51
2.2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu …………………………………………………… 52
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 52
2.2.5. Khống chế sai số ……………………………………………………………………….. 57
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………… 57
2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU …………………………………………………………58
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 60
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM ……………………………….60
3.1.1. Độc tính cấp của cốm tan An Vị………………………………………………….. 60
3.1.2. Độc tính bán trƣờng diễn của cốm tan An Vị………………………………… 60
3.1.3. Tác dụng của cốm tan An Vị trên H. pylori invitro……………………….. 71
3.1.4. Tác dụng chống loét tá tràng trên chuột cống trắng ……………………….. 72
3.1.5. Nghiên cứu tác dụng trung hóa acid của cốm tan An Vị…………………. 75
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG ………………………………………77
3.2.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu………………………………………… 77
3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị …………………………………………………………….. 81
3.2.3. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn ……………………………….. 88
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 90
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƢỜNG DIỄN VÀ TÁC DỤNG
DƢỢC LÝ CỦA CỐM TAN AN VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM ……………………….90
4.1.1. Độc tính cấp ……………………………………………………………………………… 90
4.1.2. Độc tính bán trƣờng diễn của cốm tan An Vị………………………………… 92
4.1.3. Tác dụng của cốm tan An Vị trên H. pylori Invitro………………………… 96
4.1.4. Tác dụng chống loét tá tràng trên chuột cống………………………………… 97
4.1.5. Tác dụng trung hòa acid……………………………………………………………… 99
4.2. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG TRÊN LÂM SÀNG………………………………..100 4.2.1. Bàn luận về đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu……………………… 100 4.2.2. Bàn luận về tác dụng hỗ trợ điều trị của cốm tan An Vị ……………….. 106 4.2.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của cốm tan An Vị ………… 116 4.2.4. Một số hạn chế của đề tài………………………………………………………….. 119 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 121 KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nguồn: https://luanvanyhoc.com