Nghiên cứu độc tính và tác dụng hạ glucose máu của cao lỏng RA

Nghiên cứu độc tính và tác dụng hạ glucose máu của cao lỏng RA

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu độc tính và tác dụng hạ glucose máu của cao lỏng RA. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp. Các biến chứng và hậu quả của bệnh là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở người cao tuổi. Tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng trong cộng đồng cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) đã thống kê tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn cầu ở độ tuổi 20- 79 vào năm 2021 ước tính là 10,5% (536,6 triệu người), tăng lên 12,2% (783,2 triệu người) vào năm 2045 [1]. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2020, ở nhóm tuổi từ 18 – 69, cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ toàn quốc là 4,1%; tiền ĐTĐ là 3,6% [2]. Số lượng người mắc bệnh đang gia tăng nhanh chóng với xu hướng đáng báo động ở trẻ em và thanh niên [3], ước tính có khoảng 41.600 trường hợp mới mắc bệnh ĐTĐ típ 2 vào năm 2021 trên thế giới [4]. Bệnh ĐTĐ nếu không được điều trị hoặc kiểm soát đường máu không tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận… [5], [2].


Y học hiện đại (YHHĐ) trong nhiều thập kỷ qua đã nghiên cứu sâu hơn về bệnh nguyên, bệnh sinh của ĐTĐ và tìm ra nhiều loại thuốc có hiệu lực để điều trị. Các thuốc tác động theo nhiều cơ chế khác nhau như kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng nhạy cảm với insulin, làm hạn chế quá trình thủy phân carbohydrat… Điều này giúp ngăn chặn sự tiến triển và giảm thiểu các biến chứng của ĐTĐ [4]. Tuy nhiên, bên cạnh các hiệu quả đó, các thuốc này dùng lâu dài có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, hầu hết các thuốc điều trị ĐTĐ phải nhập ngoại với giá thành cao. Bên cạnh đó, việc điều trị ĐTĐ phải tiến hành suốt đời nên chi phí điều trị là gánh nặng với đa số bệnh nhân.
Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh ĐTĐ, nhưng căn cứ các triệu chứng trên lâm sàng thì các tác giả trong nước cũng như nước ngoài đều
2
thống nhất nhận định ĐTĐ thuộc phạm trù chứng “Tiêu khát” – một chứng bệnh có biểu hiện chính như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân hoặc nước tiểu có vị ngọt [6]. Nguyên tắc điều trị ĐTĐ típ 2 hiện nay là kết hợp các biện pháp luyện tập, điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt với dùng thuốc. Kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền trong điều trị ĐTĐ típ 2 đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm. Việc tìm kiếm một loại thuốc nguồn gốc tự nhiên, có hiệu quả, dễ sử dụng, ít tác dụng không mong muốn… là cần thiết và ý nghĩa thực tiễn cao.
Rễ lạc là một nguyên liệu tự nhiên sẵn có trong nước, YHCT đã ghi rễ lạc có tác dụng: “Khứ tà mà không làm tổn thương chính khí, bổ hư mà không trợ đông tà khí”. Nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc) thường dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp tăng glucose máu. Rễ lạc được biết đến là một nguyên liệu chứa hàm lượng cao hoạt chất Resveratrol (Thihydroxy trans stylbeneC14H12O3) có tác dụng điều chỉnh rối loạn chuyển hóa, tiêu viêm, hoạt hóa gốc tự do, chống lão hóa, điều trị bệnh mạch vành, ức chế tế bào ung thư, giảm tác dụng phụ trong hóa liệu và xạ trị [7] [8]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về rễ lạc trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong ứng dụng bảo vệ sức khỏe chưa nhiều, đặc biệt các nghiên cứu trong điều trị ĐTĐ còn rất hạn chế. Để góp phần tìm hiểu một cách khoa học và đầy đủ về tác dụng hạ glucose máu của rễ lạc, chúng tôi tiến hành bào chế rễ lạc dưới dạng cao lỏng có tên RA tại Khoa Dược – Viện YHCT Quân đội và thực hiện đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác dụng hạ glucose máu của cao lỏng RA” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng hạ glucose máu của
cao lỏng RA trên thực nghiệm.
2. Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 của cao lỏng RA

 MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………. 3
1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ………………….. 3
1.1.1. Định nghĩa, phân loại và cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường.. 3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 2 …………………………………. 7
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường típ 2 …………………………. 10
1.1.4. Biến chứng của đái tháo đường típ 2 …………………………………………… 10
1.1.5. Điều trị đái tháo đường típ 2……………………………………………………….. 12
1.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ……………. 22
1.2.1. Bệnh danh…………………………………………………………………………………. 22
1.2.2. Biện chứng, bệnh nguyên, bệnh cơ của chứng tiêu khát ……………….. 24
1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị chứng tiêu khát………………………………. 30
1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH GÂY BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN
THỰC NGHIỆM…………………………………………………………………………….. 34
1.3.1. Mô hình ĐTĐ típ 2 tự phát…………………………………………………………. 34
1.3.2. Mô hình ĐTĐ típ 2 thứ phát……………………………………………………….. 34
1.4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG VÀ CÁC LOẠI DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE
MÁU……………………………………………………………………………………………… 35
1.4.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………… 35
1.4.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………….. 38
1.5. CAO LỎNG RA ………………………………………………………………………. 42
1.5.1. Vị thuốc Rễ lạc (Hoa sinh căn) …………………………………………………… 42
1.5.2. Nguồn gốc, cơ sở lý luận lựa chọn vị thuốc…………………………………. 42
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 44
2.1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ……………………………………………….. 44
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 44
2.1.2. Hóa chất, phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu………………………. 45
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 46
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 46
2.2. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ……………………………………………………… 50
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 50
2.2.2. Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu……………………………………… 52
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 52
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 54
2.2.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu…………………………………………………… 59
2.2.6. Xử lý số liệu và phương pháp khống chế sai số……………………………. 59
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………….. 59
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 61
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM …………………….. 61
3.1.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp…………………………………………………. 61
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn ………………………………. 62
3.1.3. Kết quả nghiên cứu một số tác dụng của cao lỏng RA đường uống
trên thực nghiệm …………………………………………………………………………………. 77
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TÍP 2 ……………………………………………………………………………………………… 81
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu…………………………………………………. 81
3.2.2. Sự thay đổi các chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng sau điều trị………… 86
3.2.3. Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………. 92
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 93
4.1. ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU CỦA CAO LỎNG
„RA‟ TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM ………………………………………. 93
4.1.1. Độc tính cấp………………………………………………………………………………. 93
4.1.2. Độc tính bán trường diễn……………………………………………………………. 95
4.1.3. Tác dụng dược lý của cao lỏng RA trên động vật thực nghiệm gây mô
hình ĐTĐ típ 2…………………………………………………………………………………….. 99
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
CỦA CAO LỎNG RA …………………………………………………………………… 102
4.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu……………………………….. 103
4.2.2. Kết quả điều trị qua các chỉ tiêu lâm sàng………………………………….. 110
4.2.3. Kết quả điều trị qua các chỉ tiêu cận lâm sàng ……………………………. 114
4.2.4. Hiệu quả điều trị theo Y học cổ truyền………………………………………. 119
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CAO LỎNG RA…….. 121
4.3.1. Trên lâm sàng ………………………………………………………………………….. 121
4.3.2. Trên cận lâm sàng ……………………………………………………………………. 121
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………….. 123 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 124
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các thuốc nhóm sulfonylurea thế hệ II …………………………………… 14
Bảng 1.2: Các loại insulin ……………………………………………………………………. 21
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn NFD và HFD cho chuột nhắt
tính trên 100g thức ăn………………………………………………………………………….. 45
Bảng 2.2: Phân thể theo Y học cổ truyền……………………………………………….. 53
Bảng 2.3: Đánh giá kết quả điều trị theo triệu chứng chủ quan ………………… 56
Bảng 2.4: Phân độ tăng huyết áp người trưởng thành trên 18 tuổi JNC VI … 57
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả xét nghiệm của bệnh nhân ĐTĐ theo
hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam 2011………………………………………… 58
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao lỏng RA …………………… 61
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của cao lỏng RA đến trọng lượng chuột ………………… 62
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của cao lỏng RA đến số lượng hồng cầu trong máu chuột…. 63
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của RA đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu chuột 63
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của RA đến hematocrit trong máu chuột………………… 64
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của RA đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu
chuột …………………………………………………………………………………………………. 65
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của RA đến số lượng bạch cầu trong máu chuột……… 65
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của RA đến công thức bạch cầu trong máu chuột……. 66
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của RA đến số lượng tiểu cầu trong máu chuột ………. 67
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của RA đến hoạt độ AST (GOT) trong máu chuột … 68
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của RA đến hoạt độ ALT (GPT) trong máu chuột…. 68
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của RA đến nồng độ bilirubin toàn phần trong máu
chuột …………………………………………………………………………………………………. 69
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của RA đến nồng độ albumin trong máu chuột……… 70
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của RA đến nồng độ cholesterol toàn phần trong máu
chuột …………………………………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của RA đến nồng độ creatinin trong máu chuột…….. 71
Bảng 3.16. Sự biến đổi nồng độ glucose máu của chuột sau 10 tuần ăn thức ăn
giàu chất béo………………………………………………………………………………………. 78
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của RA lên nồng độ glucose máu của chuột nhắt trắng
đái tháo đường típ 2 sau 2 tuần uống thuốc ……………………………………………. 78
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của RA lên nồng độ lipid máu của chuột nhắt trắng đái
tháo đường típ 2 sau 2 tuần uống thuốc …………………………………………………. 79
Bảng 3.19: Một số đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu………………….. 81
Bảng 3.20: Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ………………………………… 82
Bảng 3.21: Chỉ số BMI trước khi điều trị ………………………………………………. 83
Bảng 3.22: Kết quả HbA1c của hai nhóm trước điều trị ………………………….. 85
Bảng 3.23: Phân thể theo Y học cổ truyền……………………………………………… 85
Bảng 3.24: Sự thay đổi các triệu chứng cơ năng sau điều trị ……………………. 86
Bảng 3.25: Mức độ thay đổi các triệu chứng cơ năng sau điều trị …………….. 87
Bảng 3.26: Sự thay đổi HA, BMI của người bệnh sau điều trị………………….. 88
Bảng 3.27: Chỉ số glucose máu tại các thời điểm……………………………………. 89
Bảng 3.28: Sự thay đổi mức độ glucose máu của hai nhóm sau điều trị…….. 89
Bảng 3.29: Chỉ số glucose máu (mmol/l) ở các thể bệnh theo YHCT ……….. 90
Bảng 3.30: Sự thay đổi trong glucose và protein nước tiểu ở hai nhóm …….. 90
Bảng 3.31: Sự thay đổi một số chỉ số huyết học……………………………………… 91
Bảng 3.32: Sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa máu ………………………………… 91
Bảng 3.33: Đánh giá kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT………………………. 92
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cao lỏng RA ……………………………………………………………………….. 51
Hình 2.2: Gliclazide STELLA 80 mg ……………………………………………………. 51
Hình 3.1. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (HE x 400)……………………….. 72
Hình 3.2. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (HE x 400)……………………….. 72
Hình 3.3. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (HE x 400)………………………….. 73
Hình 3.4. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (HE x 400)………………………….. 73
Hình 3.5. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 (HE x 400)………………………….. 73
Hình 3.6. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 (HE x 400)………………………….. 74
Hình 3.7. Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (HE x 400) ……………………… 74
Hình 3.8. Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (HE x 400) ……………………… 75
Hình 3.9. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 (HE x 400)…………………………. 75
Hình 3.10 Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 (HE x 400)………………………… 75
Hình 3.11. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (HE x 400)……………………….. 76
Hình 3.12. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (HE x 400)……………………….. 76
Hình 3.13. Hình ảnh vi thể gan ở các lô nghiên cứu (HE x 400) ………………. 80
Hình 3.14. Hình ảnh vi thể tụy ở các lô nghiên cứu (HE x 400)……………….. 8

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment