Nghiên cứu đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân U nguyên bào võng mạc

Nghiên cứu đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân U nguyên bào võng mạc

Nghiên cứu đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân U nguyên bào võng mạc.U nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma)là khối u thuộc nhóm u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma). Đây là khối u nguyên phát, ác tínhở nội nhãn gặp ở trẻ em sau sinh, với tỷ lệ chiếm khoảng 3% trong tất cả các khối u ở trẻ em[1]. Tế bào u phát sinh từ tế bào tiền thân của tế bào nón trên võng mạc [2].Phần lớn trường hợp xảy ra ở một bên mắt, có khoảng 25 – 30% trường hợp là bị cả hai bên. Với tỷ lệ là 1/15000 hay 1/18000 trẻ sơ sinh còn sống[3],[4],[5],[6]. 

Bệnh u nguyên bào võng mạc (UNBVM) do đột biến gen RB1 trên NST 13 gây nên, đây là gen ức chế khối u đầu tiên được phát hiện và nghiên cứu, gen đột biến gây mất chức năng cả hai alen làm ProteinRB mất chức năng và tế bào võng mạc tăng sinh không kiểm soát tạo khối u gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng ở mắt, các triệu chứng của khối u nội nhãn này ngày càng tiến triển nặng dần nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ xâm lấn và di căn gây tử vong cho bệnh nhân[7],[8],[9],[10]. Đã hơn 200 năm kể từ khi James Wardrop mô tả bệnh u nguyên bào võng mạc, ngày nay là một bệnh có thể điều trị được với tỉ lệ sống sót hơn 95% ở các nước phát triển[11]. UNBVM gây tử vong với tỷ lệ từ 40%đến 70% ở các nước đang phát triển[12],[13]. Hầu hết các ca tử vong do UNBVM xảy ra ở Châu Á và Châu Phi. Chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời là yếu tố quyết định sự sống còn của trẻ, giúp cứu vãn thị lực, bảo tồn mắt bị bệnh [11],[14],[15] và tỷ lệ sống từ 88% đến hơn 95% các trường hợp bị bệnh[5],[16]. UNBVM xuất hiện bao gồm ở cả hai dạng di truyền và không di truyền. Hiện nay để chẩn đoán xác định bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng khi soi đáy mắt kết hợp với chẩn đoán hình ảnh, chỉ làm xét nghiệm giải phẫu bệnh khi cắt bỏ nhãn cầu ở bệnh giai đoạn muộn.
Y học hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc trong những thập gần đây, sau khi các nhà Khoa học giải mã bộ gen người, cơ chế bệnh sinh dần dần được nghiên cứu sâu và làm sáng tỏ ở mức độ phân tử, tạo tiền đề cho việc tìm nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán chính xác và điều trị can thiệp trúng đích nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh. Năm 1993 Kary Mullis phát minh ra kỹ thuật PCR và được trao giải Nobel về Hóa học, từ đó kỹ thuật khuếch đại chuỗi nhanh chóng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh học phân tử.
Những tiến bộ của ngành sinh học phân tử đã sàng lọc phát hiện đột biến gen RB1 trên bệnh nhân và gia đình bệnh nhân giúp chẩn đoán sớm, phát hiện người lành mang gen và chẩn đoán trước sinh nhằm ngăn ngừa và giảm tỷ lệ mắc bệnh. Bên cạnh đó, xác định mối liên quan đột biến gen RB1 với các đặc điểm lâm sàng sẽ giúp cho tiên lượng bệnh và có liệu trình điều trị chính xác và hiệu quả hơn cũng như phòng bệnh cho các thành viên gia đình và dòng họ. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về xác định đột biến gen RB1 và mối liên quan với lâm sàng bệnh UNBVM. Ở Việt Nam các nghiên cứu trên bệnh UNBVM trước đây chỉ mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị tại mắt. Trong vài năm trở lại đây nghiên cứu về phát hiện đột biến gen RB1 đã bắt đầu được triển khai, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phân tích mối liên quan giữa kiểu gen với lâm sàng bệnh UNBVM để tiên lượng, liệu trình điều trị chính xác, hiệu quả cũng như phòng bệnh, tư vấn di truyền, do đó đề tài: “Nghiên cứu đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân U nguyên bào võng mạc” được thực hiện với 2 mục tiêu:
1.     Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u nguyên bàovõng mạc.
2.     Phân tích đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân u nguyên bào võng mạc.

MỤC LỤC Nghiên cứu đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân U nguyên bào võng mạc
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Đặc điểm bệnh u nguyên bào võng mạc    3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh UNBVM    3
1.1.2. Dịch tễ bệnh UNBVM    6
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng UNBVM    8
1.1.4. Cận lâm sàng    11
1.1.5. Chẩn đoán    17
1.2. Phân loại u nguyên bào võng mạc    18
1.3. Giải phẫu bệnh    25
1.3.1. Đại thể    25
1.3.2. Vi thể    25
1.3.3. Các yếu tố nguy cơ cao gây di căn được xác định     27
1.3.4. Phân giai đoạn Giải phẫu bệnh theo pTNM 7th AJCC/UICC    27
1.4. Bệnh học phân tử bệnh u nguyên bào võng mạc    28
1.4.1.Vị trí và cấu trúc và chức năng của gen RB1    28
1.4.2. Protein RB    28
1.4.3. Chức năng gen RB1    30
1.5. Cơ chế gây bệnh.    31
1.5.1. Cơ chế bệnh sinh    31
1.5.2. Đột biến gen Rb1 gây bệnh u nguyên bào võng mạc    33
1.5.3. Di truyền trong bệnh UNBVM.    33
1.6. Các phương pháp phát hiện đột biến gen RB1    36
1.6.1. Đột biến gen RB1 gây bệnh UNBVM    37
1.6.2. Các dạng đột biến gen RB1    38
1.6.3. Sự phân bố các đột biến trên gen RB1    41
1.6.4. Tỷ lệ phát hiện đột biến trên gen RB1    43
1.7. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và đột biến gen RB1 trên bệnh nhân UNBVM    45
1.7.1. Mối liên quan giữa tuổi phát hiện bệnh và đột biến gen RB1    45
1.7.2. Mối liên quan giữa đột biến gen và mức độ nghiêm trọng của bệnh    46
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    48
2.1. Đối tượng nghiên cứu    48
2.2. Địa điểm nghiên cứu    49
2.3. Thời gian nghiên cứu    49
2.4. Phương pháp nghiên cứu    50
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu    50
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    50
2.4.3. Các nội dung nghiên cứu    50
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu    51
2.5.1. Hỏi bệnh và khám bệnh    51
2.5.2. Chẩn đoán hình ảnh    53
2.5.3. Giải phẫu bệnh    53
2.5.4. Chẩn đoán    53
2.5.5. Quy trình phân tích đột biến gen RB1    54
2.6. Xử lý kết quả    58
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    58
2.8. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU    59
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    60
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    60
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng    60
3.1.2. Triệu chứng chẩn đoán hình ảnh    66
3.1.3. Giải phẫu bệnh    68
3.2. Kết quả phân tích đột biến gen RB1    69
3.2.1. Kết quả tách chiết DNA    69
3.2.2. Kết quả xác định đột biến gen RB1    70
3.2.3. Các dạng đột biến gen RB1 trên bệnh nhân UNBVM    74
3.3. Mối liên quan giữa đột biến gen RB1 và đặc điểm lâm sàng của bênh U nguyên bào võng mạc    81
3.3.1. Mối liên quan giữa đột biến và đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân UNBVM    81
3.3.2. Mối liên quan giữa dạng đột biến gen RB1 và đặc điểm lâm sàng    83
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN    88
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh UNBVM    88
4.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh UNBVM    88
4.1.2. Các đặc điểm chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân UNBVM    96
4.1.3. Đặc điểm mô bệnh học UNBVM102
4.2. Kết quả phân tích xác định đột biến gen RB1 trên bệnh nhân Việt Nam mắc UNBVM    104
4.2.1. Đột biến vô nghĩa (nonsense)    107
4.2.2. Bệnh nhân có đột biến lệch khung dịch mã (frame- shift)    109
4.2.3. Bệnh nhân có đột biến sai nghĩa (Missense)    111
4.2.4. Đột biến tại vị trí nối exon- intron (Splicing)    112
4.2.5. Các đột biến mới    114
4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và đột biến gen RB1    119
4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi phát hiện bệnh và đột biến gen RB1    121
4.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ cao và đột biến gen RB1    123
4.3.3. Mối liên quan giữa mức độ nặng của bệnh với đột biến gen RB1    124
4.3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và dạng đột biến gen RB1    126
KẾT LUẬN    135
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.     Các phương pháp xác định đột biến gen RB1    36
Bảng 1.2.     Tỷ lệ phát hiện đột biến trên gen RB1 ở các bệnh nhân UNBVM được báo cáo từ các quốc gia khác nhau    43
Bảng 2.1.     Thành phần phản ứng PCR    55
Bảng 2.2.     Chu trình nhiệt phản ứng PCR như sau    56
Bảng 2.3.     Thành phần của phản ứng Sequencing    57
Bảng 2.4.     Chu trình nhiệt của phản ứng Sequencing    57
Bảng 3.1.     Phân bố tuổi đi khám bệnh lần đầu    60
Bảng 3.2.     Tỷ lệ phân bố thể bệnh theo giới    62
Bảng 3.3.     Tiền sử gia đình bị bệnh    63
Bảng 3.4.     Triệu chứng lâm sàng chủ quan    63
Bảng 3.5.     Triệu chứng lâm sàng    64
Bảng 3.6.     Triệu chứng lâm sàng khi soi đáy mắt    65
Bảng 3.7.     Phân nhóm UNBVM theo quốc tế (ICR)    66
Bảng 3.8.     Kết quả siêu âm nhãn khoa    66
Bảng 3.9.     Kết quả của chụp CT sọ não- hốc mắt    67
Bảng 3.10.     Kết quả của chụp MRI sọ não- hốc mắt    67
Bảng 3.11.     Các dấu hiệu trên GPB    68
Bảng 3.12.     Phân loại giải phẫu bệnh của khối u theo TNM    69
Bảng 3.13.     Phân bố đột biến trên gen RB1 của bệnh nhân UNBVM    72
Bảng 3.14.     Phân bố đột biến và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân    73
Bảng 3.15:     Liên quan mức độ nặng của bệnh và đột biến gen Rb1    83
Bảng 3.16.     Mối liên quan tuổi phát hiện bệnh và dạng đột biến    84
Bảng 3.17.     Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UNBVM có đột biến vô nghĩa    84
Bảng 3.18.     Đặc điểm lâm sàng BN UNBVM có đột biến lệch khung dịch mã    85
Bảng 3.19.     Đặc điểm lâm sàng BN UNBVM với đột biến sai nghĩa    86
Bảng 3.20.     Đặc điểm lâm sàng BN UNBVM với đột biến tại vị trí nối    86
Bảng 4.1:     So sánh tỷ lệ % các triệu chứng lâm sàng hay gặp ở một số nghiên cứu    94

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.     Phân bố UNBVM ở các nước trên thế giới    8
Hình 1.2.     UNBVM (A) và hình ảnh siêu âm khối u nội nhãn (B)    12
Hình 1.3:     UNBVM với MRI    15
Hình 1.4:     Hình ảnh T1 có tiêm đối quang từ    16
Hình 1.5:     U phát triển vào buồng dịch kính.    16
Hình 1.6.     UNBVM nhóm A    21
Hình 1.7.     UNBVM nhóm B    22
Hình 1.8.     UNBVM nhóm C    22
Hình 1.9.     UNBVM nhóm D    23
Hình 1.10.     UNBVM nhóm E    24
Hình 1.11.     Các vùng trên Gen RB1, các Exon trên gen RB1    29
Hình 1.12.     Các vùng trên proteinRB    30
Hình 1.13.     Cơ chế bệnh sinh UNBVM    32
Hình 1.14.     Phân bố các đột biến hay gặp trên thế giới    39
Hình 1.15.     Sự phân bố các dạng đột biến hay gặp trên các vùng của gen RB1    42
Hình 3.1.     Tỷ lệ mắc bệnh theo giới    61
Hình 3.2.     Tỷ lệ lý do bệnh nhân đi khám    62
Hình 3.3.     Hình ảnh điện di sản phẩm PCR exon 3 của gen RB1.    70
Hình 3.4.     Hình ảnh điện di sản phẩm PCR exon 8 (B) của gen RB1.    70
Hình 3.5.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB54 và RB73    74
Hình 3.6.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB65 và RB71    75
Hình 3.7.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB70    75
Hình 3.8.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB57 và RB62    76
Hình 3.9.    Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB79    77
Hình 3.10.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân RB51    78
Hình 3.11.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB55    79
Hình 3.12.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB55    79
Hình 3.13.     Kết quả giải trình tự gen RB1 của bệnh nhân mã số RB61    80
Hình 3.14.     Phân bố tuổi phát hiện bệnh và đột biến gen RB1    82
Hình 3.15.     Phân bố yếu tố nguy cơ cao và đột biến gen RB1    82

Leave a Comment