Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng

Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng

 Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng.Theo Luật người cao tuổi Việt Nam số 39/2009/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi [1]. Tính tới cuối năm 2010, số lượng người cao tuổi nước ta đã chiếm 9,4% và năm 2015 là 10% dân số. Số lượng người cao tuổi đã tăng lên nhanh chóng, trong khi tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng, tỷ lệ giữa dân số độ tuổi lao động và những người cao tuổi, đang giảm đáng kể. Thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn “lão hóa” sang một cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với một số nước phát triển: giai đoạn này khoảng 85 năm ở Thụy Điển, 26 năm ở Nhật Bản, 22 năm ở Thái Lan, trong khi dự kiến chỉ có 20 năm cho Việt Nam [2]. Điều đó đòi hỏi ngành y tế phải xây dựng chính sách phù hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đó có chăm sóc sức khỏe răng miệng. Một trong những vấn đề cần được quan tâm trong chính sách chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi là bệnh sâu răng.

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, có tỷ lệ mắc cao ở nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu của Lu Liu và cộng sự năm 2013 trên 2376 người từ 65-74 tuổi tại 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sâu răng là 67,5%, chỉ số DMFT là 13,90 [3]. Theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn có chiều hướng tăng theo tuổi, tỷ lệ sâu răng của đối tượng từ 45 tuổi trở lên là 78%, chỉ số DMFT dao động từ khoảng 6,09-11,66 [4]. Trương Mạnh Dũng và cộng sự nghiên cứu trên 10800 người cao tuổi toàn quốc cho tỷ lệ sâu răng là 33,1%, chỉ số DMFT là 8,98 [5]. Các kết quả nghiên cứu đơn lẻ khác tại Việt Nam cũng đều cho thấy thực trạng mắc bệnh răng miệng của người cao tuổi tại các vùng miền của Việt Nam đang ở mức cao, mỗi người cao tuổi thường kết hợp với ít nhất một bệnh lý toàn thân nên việc điều trị bệnh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn [6],[7].
Trong những năm gần đây, khi nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng được sáng tỏ, đồng thời phát hiện ra vai trò của fluor trong việc bảo vệ men răng. Trên cơ sở đó đã đề ra được các biện pháp phòng bệnh thích hợp, kết quả là tỷ lệ sâu răng ở nhiều nước trên thế giới đã giảm đi đáng kể. Ngược lại ở những nước đang phát triển không được fluor hóa nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn nhiều đường nên bệnh sâu răng có xu hướng tăng lên [8].
Vai trò của fluor nói chung, Gel fluor nói riêng trong dự phòng và điều trị sâu răng ngày càng được hiểu rõ và khẳng định những đóng góp của fluor trong việc làm hạ thấp tỷ lệ và mức độ trầm trọng của sâu răng trên toàn cầu. Nghiên cứu của Marinho VC và cộng sự (2003), qua phân tích tổng hợp các nghiên cứu can thiệp bằng Gel fluor thấy Gel fluor làm giảm sâu răng là 28% (95%CI, 0,19-0,37) [9]. Thêm vào đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa chất cho ra đời các sản phẩm chứa fluor ngày càng đa dạng về chủng loại và chất lượng cũng như cách sử dụng. 
Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của cả nước. Do đó, thành phố luôn được Chính phủ và Nhà nước ưu ái về các chính sách kinh tế, xã hội. Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân được nâng cao, các cơ sở y tế của địa phương đã được quan tâm đầu tư đúng mức, chuyên ngành lão khoa đã không ngừng phát triển, người cao tuổi đã đến các cơ sở khám, chữa răng miệng ngày một tăng. Từ nhu cầu thực tế này đã đặt ra nhiệm vụ đối với ngành Răng Hàm Mặt, buộc chúng ta phải có các chiến lược can thiệp về đào tạo nhân lực, hệ thống dịch vụ… Đặc biệt là sớm triển khai các nội dung can thiệp điều trị và dự phòng bệnh sâu răng cho người cao tuổi. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng” với mục tiêu:
1)    Mô tả quá trình khoáng hóa của Fluor vào men, ngà răng trên thực nghiệm.
2)    Mô tả thực trạng, xác định nhu cầu điều trị bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng năm 2015.
3)    Đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng gel Fluor (NaF 1,23%) và kem đánh răng có Fluor trong dự phòng sâu răng cho nhóm người cao tuổi trên.
Trên cơ sở đó đề xuất sử dụng gel Fluor (NaF 1,23%) dự phòng bệnh sâu răng cho người cao tuổi.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Một số đặc điểm sinh lý, bệnh lý người cao tuổi    3
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi    3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh lý    3
1.1.3. Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng người cao tuổi    5
1.2. Bệnh sâu răng    8
1.2.1. Định nghĩa bệnh sâu răng    8
1.2.2. Bệnh căn sâu răng    8
1.2.3. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng    9
1.2.4. Tiến triển của tổn thương sâu răng    11
1.2.5. Phân loại sâu răng    11
1.2.6. Chẩn đoán sâu răng    14
1.2.7. Điều trị và dự phòng sâu răng    18
1.2.8. Thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh sâu răng ở người cao tuổi    22
1.3. Vai trò của Gel fluor trong phòng và điều trị sâu răng    26
1.3.1. Cơ chế dự phòng sâu răng của gel fluor    26
1.3.2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Gel fluor    28
1.3.3. Liều lượng    29
1.3.4. Kỹ thuật dự phòng, điều trị bằng Gel fluor    29
1.3.5. Nhiễm độc Gel fluor    30
1.3.6. Một số nghiên cứu dự phòng sâu răng của fluor và gel fluor    31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.1. Nghiên cứu thực nghiệm    35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm    35
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu    35
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu    35
2.1.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu    35
2.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang    39
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu    39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu    40
2.2.3. Cách chọn mẫu    40
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu    41
2.2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu cắt ngang    41
2.2.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu cắt ngang    42
2.3. Nghiên cứu can thiệp    44
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu    44
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu    45
2.3.3. Cách chọn mẫu    47
2.3.4. Tiến hành nghiên cứu    48
2.3.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu can thiệp    53
2.3.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu can thiệp    54
2.4. Xử lý và phân tích số liệu    59
2.5. Sai số và hạn chế sai số trong nghiên cứu    60
2.5.1. Sai số    60
2.5.2. Biện pháp hạn chế sai số    60
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu    62
2.6.1. Nghiên cứu thực nghiệm    62
2.6.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang    62
2.6.3. Nghiên cứu can thiệp    62
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    63
3.1. Kết quả quá trình khoáng hóa của fluor vào men-ngà răng    63
3.1.1. Một số hình ảnh hiển vi điện tử vùng thân, chân răng bình thường và sau khử khoáng    63
3.1.2. Một số hình ảnh hiển vi điện tử vùng thân, chân răng sau tái khoáng    66
3.2. Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố liên quan qua nghiên cứu cắt ngang    72
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    72
3.2.2. Thực trạng bệnh sâu răng, mất răng ở NCT    75
3.2.3. Nhu cầu điều trị    81
3.2.4. Một số yếu tố liên quan tới bệnh lý sâu răng người cao tuổi    82
3.3. Hiệu quả dự phòng sâu răng của gel fluor 1,23% qua nghiên cứu  can thiệp    85
3.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    85
3.3.2. Hiệu quả can thiệp    85
Chương 4: BÀN LUẬN    106
4.1. Quá trình tái khoáng hóa của fluor vào men và ngà răng    106
4.1.1. Hình ảnh thân, chân răng bình thường và sau khử khoáng    108
4.1.2. Hiệu quả của gel fluor 1,23% đối với tổn thương mất khoáng    109
4.2. Thực trạng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi    111
4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    111
4.2.2. Thực trạng bệnh sâu răng ở NCT    113
4.2.3. Nhu cầu điều trị    119
4.2.4. Một số yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng    122
4.3. Hiệu quả dự phòng sâu răng bằng gel fluor 1,23% ở NCT    125
4.3.1. Một số thông tin chung của nhóm can thiệp và nhóm chứng    126
4.3.2. Hiệu quả dự phòng sâu răng của gel fluor 1,23%    127
4.4. Phương pháp nghiên cứu    139
4.4.1. Thiết kế và chọn mẫu nghiên cứu    139
4.4.2. Phương tiện, kỹ thuật và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu    141
4.4.3. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu    143
4.5. Điểm mới, tính giá trị và khả năng áp dụng của luận án    144
KẾT LUẬN    145
KIẾN NGHỊ    147
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.     Phân loại “site and size”    11
Bảng 1.2.     Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS    14
Bảng 1.3.     Thang phân loại sâu răng của thiết bị DIAGNOdent 2190     16
Bảng 1.4.     Chỉ số SMT qua một số nghiên cứu trên thế giới    22
Bảng 1.5.     Chỉ số SMT qua một số nghiên cứu tại Việt Nam    23
Bảng 1.6.     Tình hình sâu chân răng ở một số quốc gia trên thế giới    24
Bảng 2.1.     Một số biến số, chỉ số trong nghiên cứu cắt ngang    42
Bảng 2.2.     Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng răng     42
Bảng 2.3.     Mã nhu cầu điều trị sâu răng     44
Bảng 2.4.     Một số biến sử dụng trong nghiên cứu can thiệp    53
Bảng 3.1.     Chỉ số Diagnodent của nhóm răng trong nghiên cứu trước và sau khử khoáng    63
Bảng 3.2.     Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới và khu vực sống    72
Bảng 3.3.     Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới    72
Bảng 3.4.     Một số đặc điểm cá nhân của người cao tuổi    73
Bảng 3.5.     Một số đặc điểm kinh tế – xã hội của người cao tuổi    74
Bảng 3.6.     Tỷ lệ sâu răng phân theo nhóm tuổi, giới và khu vực sống    75
Bảng 3.7.     Tỷ lệ sâu chân răng phân theo nhóm tuổi, giới và khu vực sống    76
Bảng 3.8.     Tỷ lệ mất răng phân theo giới, nhóm tuổi và khu vực sống    77
Bảng 3.9.     Số răng tự nhiên còn lại trên cung hàm ở NCT     78
Bảng 3.10.     Tỷ lệ trám răng theo giới, nhóm tuổi và khu vực sống    79
Bảng 3.11.    Chỉ số DMFT theo nhóm tuổi, giới và khu vực sống    80
Bảng 3.12.     Phân bố nhu cầu điều trị sâu răng theo giới, nhóm tuổi và khu vực sống ở NCT     81
Bảng 3.13.     Phân bố nhu cầu điều trị phục hình theo giới, nhóm tuổi và địa dư ở NCT     81
Bảng 3.14.     Liên quan giữa tuổi, giới và khu vực sống với sâu răng ở NCT    82
Bảng 3.15.     Liên quan giữa tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp kinh tế với sâu răng ở NCT    83
Bảng 3.16.     Liên quan giữa thói quen uống rượu, hút thuốc lá với sâu răng ở NCT    84
Bảng 3.17.     Liên quan giữa tiền sử chải răng với sâu răng ở NCT    84
Bảng 3.18.     Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới    85
Bảng 3.19.     Tỷ lệ sâu răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau    6 tháng    85
Bảng 3.20.     Tỷ lệ sâu răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau  12 tháng    86
Bảng 3.21.     Tỷ lệ sâu răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau  18 tháng    87
Bảng 3.22.     Hiệu quả can thiệp trên trung bình số răng sâu theo nhóm tuổi, giới sau 6 tháng    89
Bảng 3.23.     Hiệu quả can thiệp trên trung bình số răng sâu theo nhóm tuổi, giới sau 12 tháng    90
Bảng 3.24.     Hiệu quả can thiệp trên trung bình số răng sâu theo nhóm tuổi, giới sau 18 tháng    91
Bảng 3.25.     Tỷ lệ sâu chân răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 6 tháng    92
Bảng 3.26.     Tỷ lệ sâu chân răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 12 tháng    93
Bảng 3.27.     Tỷ lệ sâu chân răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 18 tháng    94
Bảng 3.28.     Tỷ lệ mất răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau   6 tháng    96
Bảng 3.29.     Tỷ lệ mất răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 12 tháng    97
Bảng 3.30.     Tỷ lệ mất răng và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 18 tháng    98
Bảng 3.31.     Trung bình số răng mất và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 6 tháng    99
Bảng 3.32.     Trung bình số răng mất và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 12 tháng    100
Bảng 3.33.     Trung bình số răng mất và hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới sau 18 tháng    101
Bảng 3.34.     Hiệu quả can thiệp trên sự thay đổi chỉ số DMFT theo nhóm tuổi, giới sau 6 tháng    102
Bảng 3.35.     Hiệu quả can thiệp trên sự thay đổi chỉ số DMFT theo nhóm tuổi, giới sau 12 tháng    103
Bảng 3.36.     Hiệu quả can thiệp trên sự thay đổi chỉ số DMFT theo nhóm tuổi, giới sau 18 tháng    104

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.     Sự thay đổi sinh lý vùng răng miệng ở người cao tuổi     5
Hình 1.2.     Sâu cổ răng ở người cao tuổi     7
Hình 1.3.     Sự hủy khoáng     10
Hình 1.4.     Sự tái khoáng     10
Hình 1.5.     Tổn thương sâu men chưa hình thành lỗ sâu    14
Hình 1.6.     Sơ đồ hoạt động của thiết bị Diagnodent pen 2190     15
Hình 1.7.     Thiết bị DIFOTI     17
Hình 1.8.     Thiết bị chẩn đoán sâu răng QLF     18
Hình 1.9.     Hủy khoáng     28
Hình 1.10.    Lớp canxi fluoride    28
Hình 1.11.     Sinh khả dụng của fluoride    28
Hình 2.1.     Kính hiển vi điện tử quét JSM – 5410LV    36
Hình 2.2.     Răng sau khi được chải kem và áp gel fluor    38
Hình 2.3.     Răng sau khi được mạ phủ gắn trên đế mang mẫu    39
Hình 2.4.     Gương có chiếu đèn    49
Hình 2.5.     Kem đánh răng P/S và bàn chải người lớn    49
Hình 2.6.     Lọ gel Ionite APF Fluoride 1,23% và máng áp gel    50
Hình 2.7.     Lấy gel fluor vào khay áp gel    51
Hình 2.8, 2.9.     Áp gel fluor cho người cao tuổi    52
Hình 2.10.     Máng áp gel fluor sau khi lấy ra khỏi miệng người cao tuổi    52
Hình 2.11.     Hình ảnh răng lành mạnh     55
Hình 2.12.     Hình ảnh đốm trắng đục sau thổi khô     55
Hình 2.13.     Hình ảnh đốm trắng đục khi răng ướt     56
Hình 2.14.     Hình ảnh đốm trắng đục, nâu     56
Hình 2.15.     Hình ảnh sâu ngà     57
Hình 2.16.     Hình ảnh sâu ngà xoang nhỏ     57
Hình 2.17.     Hình ảnh sâu ngà xoang to     58
Hình 3.1.     Hình ảnh bề mặt thân răng bình thường và mất khoáng tự nhiên (độ phóng đại x 1500)    63
Hình 3.2.     Hình ảnh bề mặt thân răng bình thường và mất khoáng (độ phóng đại x 1000)    64
Hình 3.3.     Hình ảnh bề mặt thân răng bình thường và mất khoáng (độ phóng đại x 1500)    64
Hình 3.4.     Hình ảnh bề mặt chân răng bình thường (x1000)    65
Hình 3.5.     Hình ảnh bề mặt chân răng sau khử khoáng (x750)    65
Hình 3.6.     Hình ảnh bề mặt thân răng sau chải kem P/S (x1000)    66
Hình 3.7.     Hình ảnh cắt dọc bề mặt thân răng sau chải kem P/S (x1000)    66
Hình 3.8.     Hình ảnh cắt dọc bề mặt thân răng sau chải kem P/S (x2000)    67
Hình 3.9.     Hình ảnh bề mặt thân răng sau áp gel fluor 1,23% (x1000)    67
Hình 3.10.    Hình ảnh bề mặt thân răng sau áp gel fluor 1,23% (x1500)    68
Hình 3.11.     Hình ảnh cắt dọc bề mặt thân răng sau áp gel fluor – Ranh giới vùng áp gel fluor và vùng bình thường (x500)    68
Hình 3.12.     Hình ảnh cắt dọc bề mặt thân răng sau áp gel fluor (x1000)    69
Hình 3.13.     Hình ảnh bề mặt chân răng sau chải kem P/S (x1000)    69
Hình 3.14.     Hình ảnh cắt dọc bề mặt chân răng sau chải kem P/S (x1000)    70
Hình 3.15.     Hình ảnh bề mặt chân răng sau áp gel fluor (x1000)    70
Hình 3.16.     Hình ảnh cắt dọc bề mặt chân răng sau áp gel fluor (x1000)    71
Hình 3.17.     Hình ảnh cắt dọc bề mặt chân răng sau áp gel fluor (x2000)    71

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN 
ĐÃ CÔNG BỐ

1.    Hà Ngọc Chiều, Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn và cs (2017). Thực trạng bệnh sâu răng và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi Việt Nam năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam, 455(1), 79-83.
2.    Hà Ngọc Chiều, Trương Mạnh Dũng (2018). Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam, 472(2), 119-124.
3.    Hà Ngọc Chiều, Trương Mạnh Dũng (2018). Hiệu quả dự phòng sâu răng bằng gel Fluor (1,23%) và kem đánh răng có Fluor trên người cao tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam, 473(1&2), 171-176.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm 2009.
2.    Giang Thanh Long. Bảo trợ xã hội cho người già ở Việt Nam: Thách thức và các biện pháp cải cách. Hội nghị quốc tế về người cao tuổi dân số, Đại học Malaysia, tháng 7 năm 2012.
3.    Lu Liu, Ying Zhang, Wei Wu et al (2013). Prevalence and Correld ates of Dental Caries in an Elderly Population in Northeast China. PLoS ONE 8 (11): e78723.
4.    Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải và cộng sự (2001). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 67-75.
5.    Trương Mạnh Dũng, Hà Ngọc Chiều, Vũ Mạnh Tuấn, Đinh Xuân Thành (2017). Thực trạng bệnh sâu răng và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi Việt Nam năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam, 455, (1), 79-83.
6.    Phạm Văn Việt (2004). Nghiên cứu tình trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7.    Đoàn Thu Hương (2003). Đánh giá tình trạng bệnh quanh răng, sự mất răng và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Hữu Nghị, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.
8.    WHO (1997).Oral health survey basic methods, 4th edition. Geneva, 1-34.
9.    Marinho VC, Higgins JP, Logan S et al (2003). Systematic review of controlled trials on the effectiveness of fluoride gels for the prevention of dental caries in children. J. Dent Educ, 67(4), 448-458.
10.    Nguyễn Quốc Anh, Phạm Minh Sơn, Phạm Vũ Hoàng và cs. (2007).
Người cao tuổi Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
11.    Petersen P.E., Baez R.J. (2013). World Health Organization. Oral Health Surveys, Basic Methods, 5th Edition
12.    Ian Needleman (2002). Aging and Periodontium, Carranza’s Clinical Periodontology, 9th Ed. Philadelphia, 58-62.
13.    Geriatric Endodontic (2010). Text book of Endodontic, 495 – 502. 
14.    Trương Mạnh Dũng (2015). Nha khoa cộng đồng tập 1 – Sách dành cho Học viên sau đại học Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học.
15.    Nguyễn Dương Hồng (1977). Sang chấn răng, Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, I, 164.
16.    Nguyễn Dương Hồng (1991). Bệnh sâu răng, Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, I, 62.
17.    Nguyễn Văn Cát (1977). Tổ chức học vùng quanh răng, Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội, (I), 75.
18.    Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội (1997). Ung thư đại cương -Bệnh học ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 11-91.
19.    Phạm Khuê (1983). Bệnh răng miệng, Bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, II, 306-316.
20.    Hoàng Tử Hùng (2005). Cắn khớp học, Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, 15-21.
21.    Huỳnh Anh Lan (2005). Tóm tắt các buổi thảo luận trong hội thảo ORCA lần thứ 50 (tài liệu dịch), Cập nhật Nha khoa, Nhà xuất bản Y học, 1, 94-98.
22.    Ismail AI et al (2007). The international caries detection and assessment system (ICDAS): an intergrateed system for measuring dental caries, Community Dent Oral Epidemiol, 35, 170-178.
23.    Nguyễn Mạnh Hà (2010). Sâu răng và các biến chứng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 5-18.
24.    Fejerskov O. (2004). Changing Paradigms in Concepts on Dental Caries: Consequences for Oral Health Care. Caries Res, (38), 182-191.
25.    R.A. Cahuana-V¸squez, C.P.M. Tabchoury, L.M.A. Tenuta et al (2007). Effect of Frequency of Sucrose Exposure on Dental Biofilm Composition and Enamel Demineralization in the Presence of Fluoride. Caries Res, (41), 9-15.
26.    Cury JA, Tenuta LM (2009). Enamel remineralization: controlling the caries disease or treating early caries lesions. Braz Oral Res, 23(1), 23-30.
27.    Pitts N.B. (2004). Modern Concepts of caries measurement. J Dent Res, (83), 43-47.
28.    Trịnh Thị Thái Hà (2013). Chữa răng và Nội nha. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 11-32.
29.    Jan Kuhnisch, Susanne Berger, Inka Goddon et al (2008). Occlusal caries detection permanent molar according to WHO basic methods, ICDAS II and laser fluorescence measurements. Community Dentistry and Oral Epidemiology, (36), 475-484.
30.    Ross G (1999). Caries diagnosis with the Diagnodent laser: a user’s product evaluation. Ont Dent, 21-24.
31.    V.Anttonent L, Seppa H, Hausen (2003). Clinical Study of the Use of the Laser Fluorescence Device DIAGNOdent for Detection of Occlusal Caries in Children. Caries Res, (37), 17-23.
32.    Mohanraj M, Prabhu VR, Senthil R. (2016). Diagnostic Methods for early detection of Dental caries – A Review. International Journal of Pedodontic Rehabilitation, 1(1), 29-36
33.    K.C. Huth, K.W. Neuhaus, M. Gygax et al (2008). Clinical performance of a new laser fluorescence device for detection of cclusal caries lesions in permanent molars. Journal dentistry, (36), 10-33.
34.    Nguyễn Quốc Trung (2011). Đánh giá tổn thương sâu răng hàm lớn thứ nhất của học sinh 7-11 tuổi bằng chỉ số ICDAS, Tạp chí Y học thực hành, 4 (2), 6-9.

Leave a Comment