Nghiên cứu gánh nặng tử vong huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Quá trình chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế, xã hội cũng như mô hình bệnh tật của của đất nước. Kết quả của quá trình đó đã đưa tuổi thọ trung bình của Việt Nam ngang bằng một số nước có nền kinh tế phát triển [5, 10]. Trong quá trình đổi mới và phát triển cũng đồng thời phát sinh những tồn tại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân nói chung, người lao động nói riêng. Đó là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp đã kéo theo sự ô nhiễm môi trường do sự tồn tại của nền công nghiệp cũ lạc hậu chưa kịp đổi mới gây nên. Ngoài ra, hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều khu vực bị ô nhiễm nặng và tiếp tục ảnh hưởng lên sức khoẻ của nhân dân. Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những vùng không chỉ bị ô nhiễm bởi các chất diệt cỏ do bị rải mà còn từ kho tàng lưu trữ tại sân bay Phù Cát trong chiến tranh vẫn theo thời gian tiếp tục gây ô nhiễm ra xung quanh và ảnh hưởng lên sức khoẻ nhiều thế hệ.
Để đánh giá gánh nặng tử vong chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu gánh nặng tử vong tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” với mục tiêu:
1. Điều tra thực trạng tử vong từ 2002 – 2006 tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
2. Xác định gánh nặng tử vong theo chỉ số YLLs (Years Lost Life) từ 2002 – 2006 ở huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
* Địa điểm nghiên cứu: Huyện Phù Cát: là huyện thuộc tỉnh Bình Định, nằm ở miền Trung với dân số trung bình gần 200 000 dân. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 0,2% năm.
* Đối tượng: tất cả các trường hợp tử vong từ ngày 1/1/2002 đến 31/12/2006 thuộc dân số huyện Phù Cát quản lý.
Cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu: đây là nghiên cứu toàn bộ số trường hợp tử vong từ ngày 1/1/2002 đến 31/12/2006 trên toàn huyện nên không tính theo công thức cỡ mẫu.
Tiến hành nghiên cứu gánh nặng tử vong tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định từ 2002 – 2006 bằng bộ công cụ “Giải phẫu lời nói” (Verbal Autopsy) và cấp nhật số liệu tử vong. Mục tiêu (1) Điều tra thực trạng tử vong từ 2002 – 2006 tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và (2) Xác định gánh nặng tử vong theo chỉ số YLLs (Years Lost Life: số năm bị mất do chết sớm) từ 2002 – 2006. Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ các trường hợp tử vong từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đến ngày 31/12/2006 thuộc dân số quản lý của huyện. Phương pháp nghiên cứu: phân tích theo đánh giá gánh nặng tử vong của WHO. Kết quả: tỷ lệ tử vong cao nhất vào năm 2004 (4,08‰) và thấp nhất là năm 2005 (2,67‰). Số năm sống bị mất do chết sớm ở nhóm tuổi > 60 chiếm số lượng lớn, đặc biệt do các bệnh không truyền nhiễm. Kết luận: (1) Tỷ lệ tử vong từ 2002 – 2006 theo thứ tự: 3,1‰; 3,3‰; 4,08‰; 2,67‰; 2,85‰. (2) Gánh nặng tử vong chung từ năm 2002 – 2006 thứ tự là: 55,87‰; 57,98‰; 73,82‰; 48,74‰ và 49,01‰.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích