Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận-niệu quản
Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận- niệu quản.Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản với danh pháp quốc tế Ureteopelvic Junction Obstruction là một trong những bệnh lý thường gặp trong niệu khoa do nguyên nhân nội tại hoặc do bên ngoài [1], [2], [3]. Phần lớn bệnh lý này là bẩm sinh. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 1/1000 trẻ mới sinh, còn ở Việt Nam theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh lý này là dị tật phổ biến nhất của thận – tiết niệu, chiếm tỉ lệ 21% [4], [5].
Tùy vào mức độ tổn thương mà biểu hiện lâm sàng sẽ sớm hoặc muộn và ở các mức độ khác nhau. Do đó nhiều bệnh nhân đến khám khi đã lớn tuổi [6], [7]. Bệnh có ảnh hưởng dần nên chức năng thận. Do vậy, nếu trì hoãn trong chẩn đoán hoặc không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến chức năng thận bị suy giảm một cách nhanh chóng, làm tiên lượng điều trị xấu hơn [3], [8], [9].
Điều trị ngoại khoa hẹp khúc nối bể thận niệu quản có ba phương pháp điều trị chính: phẫu thuật tạo hình mở, phẫu thuật nội soi ổ bụng và phẫu thuật nội soi trong lòng đường tiết niệu. Cả ba phương pháp điều trị đều có tỷ lệ thành công tương đối cao [5], [7], [10], [11], [12], [13], [14]. Một phân tích gộp đánh giá hiệu quả của từng phương pháp trên cho thấy: Phẫu thuật nội soi ổ bụng có tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng hơn phẫu thuật mở [7].
Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng tạo hình bể thận niệu quản được mô tả lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Schuessler và cộng sự [15]. Năm 1996 Janetschek G và cộng sự báo cáo tạo hình bể thận – niệu quản qua đường nội soi sau phúc mạc [16]. Tác giả Tan H.L và cộng sự là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật mổ nội soi tạo hình bể thận – niệu quản ở trẻ em bằng đường qua phúc mạc vào năm 1996 [17]. Các báo cáo sau này đã chứng minh phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là một lựa chọn tốt thay thế phương pháp mổ mở truyền thống [18], [19], [20].
Việc lựa chọn quy trình điều trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chức năng thận, mức độ của ứ nước thận, nguyên nhân gây hẹp, các bệnh lý đi kèm…[3], [21]. Và mục tiêu chính của điều trị là cải thiện mức độ lưu thông, duy trì hoặc cải thiện chức năng thận và giảm triệu chứng [3]. Do vậy, việc theo dõi đánh giá hình thái, chức năng thận sau mổ là vô cùng quan trọng.
Với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong thời gian gần đây nhất là chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đã đem lại giá trị lớn giúp không chỉ đánh giá hình thái mà còn chức năng thận. Bên cạnh đó nó còn cung cấp chi tiết hình ảnh giải phẫu của hệ tiết niệu, bệnh lý sỏi đi kèm, xác định có hay không mạch máu bất thường và vị trí cụ thể của bất thường đó từ đó giúp lập kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân [22], [23], [24].
Việc sử dụng chụp cắt lớp vi tính 64 dãy cũng như phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này đã được áp dụng ở Việt Nam vài năm gần đây. Kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản đã được thực hiện tại khoa Tiết niệu bệnh viện Hữu nghị Việt- Đức từ năm 2007 và thu được thành công ban đầu đáng khích lệ. Đánh giá được hiệu quả của các phương pháp này là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước về phẫu thuật điều trị bệnh lý này, tuy nhiên nghiên cứu đánh giá với loại tổn thương nào sẽ chỉ định các phương pháp tạo hình phù hợp thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Đây là vấn đề mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi thực hiện sẽ đặt ra mục tiêu để góp phần giải quyết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận- niệu quản ” với 2 mục tiêu:
1. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận – niệu quản tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận niệu quản qua đường nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN 3
1.1.1. Phôi thai, giải phẫu khúc nối bể thận- niệu quản 4
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của hẹp khúc nối bể thận niệu quản 7
1.1.3. Tổn thương giải phẫu bệnh 10
1.1.4. Biểu hiện lâm sàng của hẹp khúc nối bể thận-niệu quản 10
1.1.5. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 11
1.2. VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY TRONG ĐÁNH GIÁ BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN 14
1.2.1. Lịch sử của việc sử dụng CLVT 64 dãy trong đánh giá bệnh lý hẹp bể thận-niệu quản 15
1.2.2. Vai trò của CLVT 64 dãy trong đánh giá hẹp khúc nối bể thận-niệu quản 16
1.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN 20
1.3.1. Sơ lược lịch sử phát triển, ưu và nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật tạo hình hẹp khúc nối bể thận-niệu quản 20
1.3.2. Theo dõi và đánh giá sau mổ. 29
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 30
1.4.1. Nghiên cứu trong nước 30
1.4.2. Trên thế giới 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 34
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 35
2.3. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 36
2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trước mổ. 36
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong mổ 40
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phẫu thuật 50
2.4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 53
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 55
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 55
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật 56
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật 57
3.2. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN-NIỆU QUẢN 61
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN QUA NỘI SOI SAU PHÚC MẠC 64
3.3.1. Đặc điểm chung của phẫu thuật 64
3.3.2. Kết quả phẫu thuật 66
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 82
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 82
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 82
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật 84
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật 86
4.2. GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY TRONG BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI – BỂ THẬN NIỆU QUẢN 91
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN QUA NỘI SOI SAU PHÚC MẠC 97
4.3.1. Đặc điểm chung của phẫu thuật 97
4.3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật 101
KẾT LUẬN 115
KHUYẾN NGHỊ 117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
53065660646129DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Phân độ ứ nước thận trên siêu âm theo Hiệp hội siêu âm thai nhi 11
3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi và tỉ lệ giới 55
3.2. Nguyên nhân vào viện 56
3.3. Triệu chứng lâm sàng 56
3.4. Đặc điểm chức năng thận 57
3.5. Đặc điểm xét nghiệm nước tiểu 57
3.6. Đặc điểm siêu âm trước phẫu thuật 58
3.7. Độ ứ nước thận trên cắt lớp vi tính 64 dãy trước phẫu thuật 59
3.8. Động mạch bất thường trên cắt lớp vi tính 64 dãy trước phẫu thuật 59
3.9. Đặc điểm cắt lớp vi tính 64 dãy trước phẫu thuật 60
3.10. So sánh giá trị của đường kính bể thận giữa CLVT và đánh giá trong phẫu thuật 61
3.11. So sánh vị trí niệu quản xuất phát từ bể thận của cắt lớp vi tính và đánh giá trong mổ 62
3.12. So sánh bất thường động mạch thận của chụp cắt lớp vi tính và đánh giá trong mổ 63
3.13. Đánh giá sử dụng test Lasix trong phẫu thuật 65
3.14. Tỷ lệ bệnh nhân có động mạch cực dưới và sỏi kết hợp trong phẫu thuật 65
3.15. So sánh về một số đặc điểm phẫu thuật 66
3.16. So sánh về đánh giá trong phẫu thuật 67
3.17. So sánh về tai biến trong phẫu thuật 67
3.18. Đánh giá trong thời gian hậu phẫu 68
3.19. Biến chứng sau mổ 69
3.20. Thời gian nằm viện 69
3.21. Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng 75
3.22. Theo dõi kết quả điều trị sau 12 tháng 76
3.23. Các yếu trong phẫu thuật liên quan đến kết quả phẫu thuật 79
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1. Đường cong ROC so sánh đường kính bể thận 61
3.2. Đường cong ROC so sánh xuất phát của niệu quản 62
3.3. Đường cong ROC so sánh bất thường động mạch thận 63
3.4. Phương pháp phẫu thuật 64
3.5. Các thuốc giảm đau sử dụng trong hậu phẫu 68
3.6. Đường kính trước bể thận trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật 70
3.7. Độ dày nhu mô thận trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật 71
3.8. Tỉ lệ ứ nước mức độ 3 và 4 trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật 73
3.9. Tỉ lệ lưu thông thuốc cản quang xuống niệu quản kém trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật 75
3.10. Đường kính trước bể thận trên siêu âm trước và sau phẫu thuật 77
3.11. Tỉ lệ giãn thận độ 3 và 4 trên siêu âm trước và sau phẫu thuật 78
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1. Cấu trúc của niệu quản. 5
1.2. Các động mạch nuôi dưỡng niệu quản. 6
1.3. Mạch máu bất thường cực dưới đi qua khúc nối bể thận – niệu quản 9
1.4. Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản phải, tái tạo theo mặt phẳng axial 18
1.5. Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản trái tái tạo theo mặt phẳng coronal 19
1.6. Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản phải và động mạch phụ thận phải bắt ngang kỹ thuật dựng hình tái tạo đa bình diện. 19
1.7. Động mạch cực dưới thận phải gây hẹp khúc nối bể thận – niệu quản với kỹ thuật dựng hình trong không gian 3 chiều. 19
1.8. Tạo hình khúc nối kiểu vạt xoay xoắn của Culp-De Weerd. 21
1.9. Tạo hình của Anderson – Hynes. 22
1.10. Cắt xẻ khúc nối nội soi qua da. 23
1.11. Cắt xẻ khúc nối qua nội soi niệu quản ngược dòng. 24
1.12. Cắt xẻ khúc nối bằng bóng Acucise 25
1.13. Nong khúc nối bằng bong bóng 25
1.14. Bóc tách, bơm hơi tạo khoang sau phúc mạc 27
1.15. Vị trí các trocar trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc 28
1.16. Vị trí các trocar trong phẫu thuật nội soi trong phúc mạc 28
2.1. Dàn máy nội soi và dụng cụ mổ nội soi 41
2.2. Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản do nguyên nhân nội tại 43
2.3. Động mạch cực dưới chèn ép khúc nối bể thận – niệu quản 44
2.4. Khúc nối bể thận – niệu quản giãn to sau khi làm nghiệm pháp lasix 46
2.5. Khúc nối bể thận – niệu quản không thay đổi sau khi làm nghiệm pháp lasix 46
2.6. Khâu miệng nối trước rồi khâu bể thận 47
3.1. Khúc nối bể thận – niệu quản hẹp do tĩnh mạch sinh dục bắt chéo 65
3.2. Hình ảnh cắt lớp vi tính độ dày nhu mô thận 72
3.3. Thận giảm độ ứ nước sau mổ tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản 74
3.4. Hình ảnh cắt lớp vi tính: Đường kính trước sau khúc nối bể thận – niệu quản trên cắt lớp vi tính 80
3.5. Hình ảnh cắt lớp vi tính: Động mạch cực dưới bắt chéo khúc nối bể thận niệu quản 81