Nghiên cứu giá trị chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm để tiên đoán đẻ non

Nghiên cứu giá trị chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm để tiên đoán đẻ non

Luận văn Nghiên cứu giá trị chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm để tiên đoán đẻ non.Dọa đẻ non và đẻ non vẫn là một thách thức lớn của sản khoa hiện đại và là nguyên nhân chính của hơn 75% tử vong sơ sinh không do bệnh tật. Vì vậy ĐN là một trong những vấn đề cấp thiết đang được quan tâm hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới. Tỷ lệ ĐN tại Pháp là 6.3% [1] và tại Mỹ là 12.5% [2]. Tại BV PSTW từ năm 1998 đến năm 2000 tỷ lệ ĐN là 20% [3].

ĐN là yếu tố chính gây tử vong cho trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên của đời sống. Tỷ lệ tử vong của trẻ ĐN rất cao, theo Silva thì tỷ lệ tử vong chu sinh của ĐN ở Canada và Mỹ là 75% [4]. Theo thống kê của Việt Nam, năm 2002 có khoảng 180 nghìn sơ sinh non tháng trên tổng số gần 1.6 triệu sơ sinh chào đời, 1/5 số các trẻ sơ sinh non tháng này tử vong [5]. Tỷ lệ tử vong của nhóm sơ sinh non tháng cao gấp 20 lần nhóm đủ tháng. Chăm sóc và điều trị trẻ ĐN tốn kém nhiều hơn về kinh tế và thời gian so với trẻ đủ tháng [6].
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến ĐN: các bệnh lý cấp và mạn tính của mẹ như cao huyết áp, đái tháo đường, Basedow, các bệnh lý nhiễm trùng và một số nguy cơ do thai hay phần phụ của thai như rau bong non, rau tiền đạo, ối vỡ non, ối vỡ sớm, tử cung dị dạng, hở eo tử cung… [3], [6]. Tình trạng kinh tế xã hội, trình độ văn hóa thấp ( dinh dưỡng kém, không được chăm sóc tiền sản đầy đủ…), mẹ lớn tuổi hoặc mẹ tuổi vị thành niên cũng góp phần làm tăng tỷ lệ ĐN [3], [6], [7]. Ngoài ra hơn 80% ĐN chưa tìm thấy nguyên nhân.
Việc chẩn đoán DĐN và ĐN chủ yếu dựa vào các triệu chứng : đau bụng, ra máu có thể có ra nước âm đạo; dựa vào việc đánh giá CCTC, thăm trong để đánh giá Bishop. Chỉ số Bishop là một yếu tố đánh giá sự chín mùi CTC giúp tiên lượng nhanh, rẻ và có thể ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên việc chẩn đoán DĐN dựa trên lâm sàng mang tính chất chủ quan và không đặc hiệu dẫn đến có thể điều trị không cần thiết cũng như có thể đã quá muộn. Vì vậy cần có thêm các phương pháp để tiên đoán nguy cơ ĐN để hổ trợ cho chẩn đoán.
Một trong các phương pháp thăm dò tình trạng CTC đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới đó là siêu âm đo độ dài CTC. Có nhiều phương pháp siêu âm để đánh giá độ dài CTC: qua đường bụng, qua đường âm đạo, qua đường âm hộ. Siêu âm đo độ dài CTC có giá trị chẩn đoán, vừa có giá trị tiên lượng nguy cơ ĐN tuy nhiên vẫn chưa được tiến hành rộng rãi và phụ thuộc vào trình độ người làm siêu âm. Trong các phương pháp, siêu âm qua đường TSM có ưu điểm hơn so với siêu âm qua thành bụng vì thai phụ không cần nhịn tiểu đồng thời có ưu điểm hơn so với đường âm đạo vì đầu dò không trực tiếp chạm vào CTC nên không ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ. Vì vậy ở nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp siêu âm qua đường TSM để đo độ dài CTC.
Trên thế giời, siêu âm đo độ dài CTC qua TSM để tiên đoán đẻ non đã được sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về siêu âm độ dài CTC để tiên đoán đẻ non của Nguyễn Công Định [5], Nguyễn Mạnh Trí [8] nhưng là theo đường âm đạo hay thành bụng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu giá trị chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm để tiên đoán đẻ non” nhằm mục tiêu:
1. Xác định giá trị tiên đoán đẻ non bằng chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung bằng siêu âm.
2. Đánh giá giá trị tiên đoán đẻ non bằng sự kết hợp giữa chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Joffe GM, Jacques D, Bemis-Heys R, et al (1999). “Impact of the fetal fibronectin assay on admissions for preterm labor”. Am J Obstet Gynecol ; 180:581.
2. Lockwood CJ, Senyei AE, Dische MR, et al (1991). Fetal fibronectin in cervical and vaginal secretions as a predictor of preterm delivery. N Engl J Med; 325:669.
3. Bộ y tế (2003), Niên giám thống kê Việt Nam 2003, Nxb Y học, tr 92-117.
4. Orlando P.da Silva, David C. Knoppert, Michelle M. Angelini (2011), “ Use of transvaginal ultrasonography to predict preterm birth in women with a history of preterm birth”, Obstet & Gynecol, vol 148, pp.942-61.
5. Nguyễn Công Định (2009), “ Nghiên cứu đo độ dài CTC ở phụ nữ có thai 20 -24 tuần bằng phương pháp siêu âm qua tầng sinh môn”, Luận văn thạc sỹ y học.
6. Bộ y tế (2003), “ Dọa đẻ non và đẻ non », Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học tr.270-3.
7. Bộ y tế ( 1999), Niên giám thống kê Việt Nam 1999, Nxb Y học, tr 84-114.
8. Nguyễn Mạnh Trí (2003), “ Siêu âm chiều dài CTC trong thời kỳ mang thai bằng đầu dò thành bụng và âm đạo: Điều tra khả năng chấp nhận của các thai phụ”, Tạp chí Phụ Sản, (3-4), tr. 23-26.
9. Đỗ Xuân Hợp (1977), “ Giải phẫu bộ phận sinh dục nữ”, Giải phẫu bụng, Nxb Y học, tr. 435-442.
10. Dương Thị Cương (1978), Sản Phụ khoa, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 5-25, 333-342.
11. Nguyễn Khắc Liêu ( 1978), “ Những thay đổi giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ khi có thai”, Sản phụ khoa, Nxb Y học, tr. 49-59.
12. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ( 1998), Sản Phụ khoa, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, Xuất bản lần thứ 5, tập 1, tr. 3-26, 105-136, 154-180, 371-382, 468-486, 596-602.
13. Dương Thị Cương, Phan Trường Duyệt (1987), Sản khoa, Nxb Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Tr 3-50, 102-120.
14. Nguyễn Phước Bảo Quân, Nguyễn Thị Thanh Phương ( 1999), Nguyên lý và cơ sở kỹ thuật của siêu âm chẩn đoán, Nxb Y học Hà Nội, tr. 5-105.
15. Nguyễn Hồng Châu (2003), “ Đo chiều dài CTC qua siêu âm ngả âm đạo. Một phương pháp dự báo sanh non” (Điểm báo), Tạp chí Phụ Sản 3(1-2) tr 116-123.
16. Nguyễn Hòa ( 2002), “ Đánh giá kết quả dùng corticoides cho các thai phụ dọa đẻ non nhằm phòng suy hô hấp sơ sinh non tháng tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong hai năm 2001-2002”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú.
17. Mai Trọng Dũng (2004), “ Nghiên cứu tình hình đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 8 năm 2004”, Luận văn bác sỹ nội trú.
18. Smith C.Y, Anderson J.C, Matamoroa A (1992), “ Transvaginal sonography of cervical width and length during pregnancy”, I Ultrasound Med, 11, pp. 465-467.
19. Feinberg RF, Kliman HJ, Lockwood CJ (1991).” Is oncofetal fibronectin a trophoblast glue for human implantation ?”, Am J Pathol; 138:537.
20. Iam JD, Casal D, McGregor JA, Goodwin TM, Kreaden US, Lowensohn R, Lockitch G ( 1994), “ Fetal fibronectin improves the accuracy of diagnostis of preterm labor”, Am J Obstet & Gynecol, vol 84, pp. 40-46.
21. Roman AS, Koklanaris N, Paidas MJ, et al (2005). “Blind” vaginal fetal fibronectin as a predictor of spontaneous preterm delivery. Obstet Gynecol ; 105:285.
22. Kushnir O, Vigil DA, Izquierdo L, Schiff M, Curret LB (1990), “ Vaginal ultrasonographic assessment of cervical length changes during normal pregnancy”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 162(4): 991 – 993.
23. Crane JM, Hutchens D (2008), “Use of transvaginal ultrasonography to predict preterm birth in women with a history of preterm birth”, Ultrasound Obstet Gynecol, vol 163, pp. 640 – 645.
24. Lu, George C. MD; Goldenberg, Robert L. MD et al (2001), “Vaginal Fetal Fibronectin Levels and Spontaneous Preterm Birth in Symptomatic Women”, Obstetrics & Gynecology, vol 97 (2), pp. 225-228.
25. Gurbuz A, Katateke A, Ozturkmen M, Kabaca C (2004), “Human chorionic gonadotropin assay in cervical secrections for accuarate diagnosis of preterm labor”, Int J Gynecol and Obstet, vol 85, pp.132-138.
26. Nguyễn Thị Thu Phương (2004), “ Bước đầu nghiên cứu tác dụng giảm co tử cung của Nifedipine trong điều trị dọa đẻ non”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú.
27. Ayer J.W.T, DeGrood R.M, Compton A.A, Barclay M, Ansbacher R (1998), “Sonographic evaluation of cervical length in pregnancy: Diagnosis and management of preterm cervical effacement in patients at risk for premature delivery”, Obstetrics & Gynecology, June 1988, Vol. 71, No. 6, part 1, pp. 939-944.
28. Andersen H.F, Nugent C.E, Wanty S.D, Hayshi R.H (1990), “ Prediction of risk for preterm delivery by ultrasonographic measurement of cervical length”, Am J Obstet Gynecol, Vol. 163, No. 3, pp. 859-867.
29. Murakawa H, Utumi T, Hasegawa I, Tanaka K, Fuzimori R (1993), “Evaluation of threatened preterm delivery by transvaginal ultrasonographic measurement of cervical length”, Obstetrics & Gynecology, November 1993, Vol. 82, No. 5, pp. 829-832.
30. Okitsu O, Mimura T, Nakayama T (1992), “ Early prediction of preterm delivery by transvaginal ultrasonography”, Ultrasound Obstet & Gynecol (2), pp. 402-409.
31. Stubbs T.M, Dorsten P.V, Miller III M.C (1986), “ The preterm cervix and preterm labor: Relative risks, predictive values, and change over time”, Am J Obstet Gynecol, Vol.155, No. 4, pp. 829-834.
32. Nguyễn Mạnh Trí (2004), “ Nghiên cứu về độ dài CTC trong thời kỳ thai nghén và ý nghĩa tiên lượng dọa đẻ non”, Luận án tiến sỹ y học.
33. Gomez R, Galsso M, Romero R, Mazor M, Sorokin Y, Goncalves L, Treadwell M ( 1994), “Ultrasonographic examination of the uterine cervix is better than cervical digital examination as a predictor of the likelihood of premature delivery in patients with preterm labor and intact membranes”, Am J Obstet & Gynecol, vol 171, pp.956-64.
34. Newman RB et al (2008), “Comparison of the Cervical Score and Bishop Score for Prediction of Spontaneous Preterm Delivery”, Obstet Gynecol. 2008 September; 112(3): 508–515.
35. Adhikari. K , R. Bagga, V. Suri & M. Takhtani ( 2011), “Cervical length compared to Bishop’s score for prediction of pre-term birth in women with pre-term labour”, Obstetrics & Gynecology,Vol. 31, No. 3 , Pages 213-216
36. Dương Đình Thiện (1998),” Phương pháp nghiên cứu khoa học y học”, Nxb Y học, tr. 43-53, 99-113, 189-239,218-226.
37. Đào Ngọc Phong, Hoàng Minh Hằng ( 1998), “ Trung bình độ lệch chuẩn và các tham số khác”, Phương pháp nghiên cứu khoa học y học, Nxb Y học, tr. 216-280.
38. Đào Ngọc Phong, Lưu Ngọc Hoạt ( 1998), “ Một số vấn đề thống kê y học”, Phương pháp nghiên cứu khoa học y học, Nxb Y học, tr. 240-256.
39. Phan Thành Nam (2012), “ Nghiên cứu độ dài cổ tử cung của phụ nữ mang thai dọa đẻ non từ 28 – 32 tuần bằng siêu âm qua tầng sinh môn”, Luận án thạc sỹ y học.
40. Hồ Thị Hà (2008), “ Nghiên cứu tình hình điều trị dọa đẻ non tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007”, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa.
41. Trần Thị Tuất ( 1999), “ Bước đầu nhận xét 252 trường hợp đẻ non tại bệnh viện đa khoa Thái Bình”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. GIẢI PHẪU CỔ TỬ CUNG 3
1.1.1. Hình thể 3
1.1.2. Hướng và liên quan 5
1.1.3. Thay đổi cổ tử cung trong thời kỳ mang thai 5
1.2. DỌA ĐẺ NON VÀ ĐẺ NON 6
1.2.1. Định nghĩa dọa đẻ non và đẻ non 6
1.2.2. Nguyên nhân đẻ non 7
1.2.3. Chẩn đoán dọa đẻ non và đẻ non 8
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THĂM DÒ ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG 17
1.3.1. Nghiên cứu độ dài CTC dọc theo tuổi thai 17
1.3.2. Nghiên cứu cắt ngang theo từng thời điểm độ dài cổ tử cung 19
1.3.3. Nghiên cứu so sánh giữa siêu âm đo độ dài CTC và khám lâm sàng trong tiên lượng dọa đẻ non 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 22
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 22
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 22
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.4. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU 23
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 23
2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu 24
2.5. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 24
2.6. CÁCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 24
2.7. CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 25
2.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU 26
2.9. SAI SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ 26
2.9.1. Sai số 26
2.9.2.Các khắc phục sai số 27
2.10. ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
3.1.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu 28
3.1.2. Tiền sử sản khoa 29
3.1.3. Tuổi thai khi vào viện 30
3.2. CHỈ SỐ BISHOP 30
3.2.1. Chỉ số Bishop và triệu chứng cơ năng 30
3.2.2. Chỉ số Bishop và cơn co tử cung 31
3.2.3. Mối liên quan giữa chỉ số Bishop và đẻ non 31
3.2.4. Chỉ số Bishop và ý nghĩa tiên lượng đẻ non 32
3.3. SIÊU ÂM ĐO ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG QUA ĐƯỜNG TẦNG SINH MÔN 36
3.3.1. Độ dài trung bình của cổ tử cung theo triệu chứng cơ năng 36
3.3.2. Độ dài trung bình của cổ tử cung theo cơn co tử cung 36
3.3.3. Độ dài CTC theo tiền sử đẻ non 37
3.3.4. Mối liên quan giữa độ dài cổ tử cung và đẻ non 37
3.4. SỰ KẾT HỢP GIỮA CHỈ SỐ BISHOP VÀ ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG ĐO BẰNG SIÊU ÂM QUA ĐƯỜNG TẦNG SINH MÔN TRONG TIÊN LƯỢNG ĐẺ NON. 42
Chương 4: BÀN LUẬN 44
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 44
4.1.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu 44
4.1.2. Tiền sử sản khoa của các đối tượng nghiên cứu 45
4.1.3. Tuổi thai khi vào viện 45
4.2. CHỈ SỐ BISHOP 46
4.2.1. Chỉ số Bishop và triệu chứng cơ năng 46
4.2.2. Chỉ số Bishop và cơn co tử cung 46
4.3.3. Mối liên quan giữa chỉ số Bishop và đẻ non 47
4.3. SIÊU ÂM ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG QUA ĐƯỜNG TẦNG SINH MÔN 51
4.3.1. Khả năng quan sát được cổ tử cung qua siêu âm đường tầng sinh môn 51
4.3.2. Độ dài cổ tử cung trung bình của nhóm nghiên cứu 52
4.3.3. Độ dài CTC ở từng nhóm triệu chứng cơ năng 53
4.3.4. Độ dài cổ tử cung ở nhóm có cơn co tử cung và không có cơn co tử cung 53
4.3.5. Đánh giá giá trị của đo độ dài CTC qua TSM trong tiên lượng đẻ non 54
4.4. CHỈ SỐ BISHOP VÀ ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG ĐO BẰNG SIÊU ÂM QUA ĐƯỜNG TẦNG SINH MÔN ĐỂ TIÊN ĐOÁN ĐẺ NON 57
4.4.1. So sánh giá trị chỉ số Bishop ≥ 6 và độ dài CTC ≤ 26 mm đo bằng siêu âm qua đường tầng sinh môn để tiên đoán đẻ non 57
4.4.2. Kết hợp chỉ số Bishop ≥ 6 và độ dài cổ tử cung ≤ 26 mm đo bằng siêu âm qua đường tầng sinh môn để tiên đoán đẻ non 58
4.4.3. Kết hợp chỉ số Bishop < 6 điểm và độ dài CTC > 26 mm đo bằng siêu âm qua đường tầng sinh môn để tiên đoán đẻ đủ tháng 58
KẾT LUẬN 60
KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh kích thước tử cung giữa phụ nữ chưa sinh và đã sinh 4
Bảng 1.2: Chỉ số Gruber 10
Bảng 1.3: Khả năng khống chế chuyển dạ với chỉ số dọa đẻ non 11
Bảng 1.4: Chỉ số Bishop 11
Bảng 1.5: Trung bình độ dài CTC theo từng quý thời kỳ thai nghén 19
Bảng 1.6: So sánh giá trị chẩn đoán đẻ non của siêu âm và thăm khám 20
Bảng 3.1: Phân bố các thai phụ theo tuổi 28
Bảng 3.2: Phân bố các thai phụ theo số con 29
Bảng 3.3: Phân bố thai phụ theo tuổi thai khi vào viện 30
Bảng 3.4. Chỉ số Bishop trung bình theo triệu chứng cơ năng 30
Bảng 3.5: Chỉ số Bishop ở nhóm có CCTC và nhóm không có CCTC 31
Bảng 3.6: Chỉ số Bishop ở nhóm có tiền sử đẻ non và nhóm không có tiền sử đẻ non 31
Bảng 3.7: Phân bố tần suất thai phụ theo chỉ số Bishop 32
Bảng 3.8: Sự phân bố chỉ số Bishop theo nhóm đẻ non và nhóm đẻ đủ tháng 34
Bảng 3.9: Tỷ lệ đẻ non theo thời gian với chỉ số Bishop ≥ 6 34
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa chỉ số Bishop và thời gian sinh 35
Bảng 3.11: Chỉ số Bishop ≥ 9 đối với thời gian sinh trong vòng 72 giờ 35
Bảng 3.12: Độ dài trung bình CTC theo triệu chứng cơ năng 36
Bảng 3.13: Độ dài CTC ở nhóm có CCTC và nhóm không có CCTC 36
Bảng 3.14: Độ dài CTC ở nhóm có tiền sử đẻ non và không có tiền sử đẻ non 37
Bảng 3.15. Độ dài CTC ở nhóm đẻ non và nhóm đẻ đủ tháng 37
Bảng 3.16: Phân bố tần suất thai phụ theo độ dài CTC 38
Bảng 3.17: Sự phân bố độ dài CTC 40
Bảng 3.18: Tỷ lệ đẻ non theo thời gian với độ dài CTC ≤ 26 mm 40
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa độ dài CTC và thời gian sinh 41
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa độ dài CTC < 15 mm và thời gian sinh 41
Bảng 3.21: Chỉ số Bishop ≥ 6 điểm kết hợp với độ dài CTC ≤ 26 mm đối với đẻ non và đẻ đủ tháng 42
Bảng 3.22: Chỉ số Bishop < 6 điểm kết hợp với độ dài CTC > 26 mm đối với đẻ đủ tháng và đẻ non 43
Bảng 4.1: Tỷ lệ thai phụ đẻ non theo một số tác giả 47
Bảng 4.2. Nghiên cứu của một số tác giả về điểm ngưỡng của chỉ số Bishop 49
Bảng 4.3. Nghiên cứu của một số tác giả về độ dài CTC trung bình 52
Bảng 4.4. Nghiên cứu của một số tác giả về điểm ngưỡng của độ dài CTC 55

Leave a Comment