Nghiên cứu giá trị chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán lóc tách động mạch chủ tại Bệnh viện E
Nghiên cứu giá trị chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán lóc tách động mạch chủ tại Bệnh viện E
Vũ Quốc Đông, Đỗ Đức Thịnh, Trần Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trần Thủy
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán (LĐMC) có đối chiếu với phẫu thuật và định hướng can thiệp tại Bệnh viện E.
Đối tượng và phương pháp: Phân tích tiến cứu và hồi cứu dữ liệu lâm sàng và các đặc điểm cắt lớp vi tính đa dãy ở 33 bệnh nhân LĐMC chủ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021.
Kết quả: Trong nghiên cứu có 33 bệnh nhân LĐMC, nhóm tuổi từ 61-70 chiếm nhiều nhất, tuổi trung bình (62.21±11.42). Bệnh nhân nam chiếm chủ yếu 75,76%. Các triệu chứng lâm sàng và biến chứng nổi bật hơn ở nhóm LĐMC type A, đặc biệt là triệu chứng đau ngực, tăng huyết áp, chèn ép tim cấp. Đặc điểm hình ảnh thường gặp nhất trên cắt lớp vi tính là có vách nội mạc (96,96 %), đường kính lòng giả >lòng thật chiếm (96,96%), dấu hiệu mỏ chim chiếm (96,96%), ngấm thuốc kém lòng giả chiếm (80%), và vôi hóa lòng mạch chiếm (51,51%). Giá trị chẩn đoán của CLVT đối với lóc tách động mạch chủ type A có độ nhạy 92,9% và độ đặc hiệu 100%.
Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy cho thấy giá trị cao khi mô tả các đặc điểm tổn thương LĐMC và phân biệt type tốt giúp định hướng cho phẫu thuật và can thiệp.
LĐMC là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến cấp tính, xuất hiện do rách lớp áo giữa lan dọc theo động mạch chủ và các nhánh chính. Một số trường hợp ĐMC có thể vỡ ra, máu chảy ồ ạt dẫn tới tử vong. Thường gặp hơn là LĐMC xảy ra khi xuất hiện vết rách nội mạc, dòng máu qua vết rách nội mạc làm lóc tách các lớp áo của động mạch chủ [1]. Tạo ra lòng giả và lòng thật, lóc tách lan dọc đường đi của động mạch, có thể lan xuống bụng, lan vào các mạch tạng, mạch chi gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.Hiện nay nhờ sự phát triển các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là máy chụp cắt lớp vi tính thế hệ mới đa lát cắt, bệnh nhân lóc tách động mạch chủ được phát hiện sớm, chẩn đoán nhanh, định hướng được cho phẫu thuật và can thiệp hiệu quả, chính xác.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng: Từ 2/2020 đến 6/2021, 33 bênh nhân chẩn đoán LĐMC đã được phẫu thuật và can thiệp tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E.Kỹ Thuật hình ảnh:Quy trình chụp CLVT với máy chụp CLVT 64 dãy (GE Healthcare, Hoa Kỳ).Thuốc cản Thuốc cản quang Ominipaque 350mgI/ml. Tốc độ tiêm 4-5ml/s. Toàn bộ hình ảnh được gửi lên hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (Pacs: carestream, minerva), tái tạo ba mặt phẳng và tái tạo mạch máu theo kĩ thuật MIP
Nguồn: https://luanvanyhoc.com