Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ, phẫu thuật nội soi và nội soi tán sỏi qua ống nối mật – da điều trị sỏi đường mật chính

Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ, phẫu thuật nội soi và nội soi tán sỏi qua ống nối mật – da điều trị sỏi đường mật chính

 

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ, phẫu thuật nội soi và nội soi tán sỏi qua ống nối mật – da điều trị sỏi đường mật chính”

Chuyên ngành: Ngoại tiêu hoá

Mã số:  62720125

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Văn Lợi

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Triệu Triều Dương

2. TS. Lê Nguyên Khôi

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu có đóng góp mới cho chuyên ngành phẫu thuật tiêu hoá, là một nghiên cứu gần như đầu tiên có ứng dụng ống nối mật – da trong phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật chính có nội soi đường mật và tán sỏi điện thuỷ lực.

* Giá trị của cộng hưởng từ chẩn đoán sỏi đường mật:

Chẩn đoán vị trí sỏi có độ nhậy từ: 95,65% – 97,05%, độ đặc hiệu từ 88,98% – 93,75%, độ chính xác từ 94,04% – 96,42%, giá trị dự báo dương tính từ 94,82% – 98,51%, giá trị dự báo âm tính từ 88,23% – 94,73% theo vị trí sỏi.

Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính của cộng hưởng từ chẩn đoán số lượng sỏi tương ứng là: 77,77%; 98,66%; 96,42%; 87,50%; 97,36%.

Độ nhậy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính của cộng hưởng từ chẩn đoán hẹp đường mật tương ứng là: 93,75%; 100%; 98,81%; 100 %; 98,55%.

* Kết quả phẫu thuật nội soi và nội soi tán sỏi qua ống nối mật – da điều trị sỏi đường mật chính:

Kết quả đặt ống nối mật – da: tỷ lệ đặt thành công 100%, thời gian đặt trung bình: 5,05 ± 2,47phút (2 – 15 phút), tổn thương đường mật khi đặt là 2,4%, tụt ống nối mật – da khỏi ống mật chủ khi lấy sỏi là 3,6%, không có trường hợp nào dịch và sỏi ra ổ bụng. Tai biến trong mổ thấp 2,4%.

Bệnh nhân hậu phẫu nhẹ nhàng, phục hồi nhanh: Thời gian sử dụng thuốc giảm đau trung bình là 1,9 ± 0,5 ngày, thời gian trung tiện 2,2 ± 0,8 ngày, thời gian nằm viện 9,5 ± 3,6 ngày

Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau mổ là 54,8%, tỷ lệ sạch sỏi liên quan đến vị trí sỏi, số lượng sỏi và hẹp đường mật. Tỷ lệ biến chứng là 9,6%, các biến chứng nhẹ, điều trị bảo tồn.

Các kết quả đã góp phần chứng minh phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật qua ống nối mật da là ít xâm lấn, an toàn và có thể chỉ định cho sỏi đường mật chính kể cả những bệnh nhân mổ cũ ở ổ bụng. Với kết quả trên giúp các trung tâm gan mật có thể áp dụng kỹ thuật này để điều trị sỏi đường mật chính.

 

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

 

Thesis title: “Study on the value of magnetic resonance pancreato, laparoscopic surgery and cholangioscopic lithotripsy through choledocho-cutaneous channel in the treatment of main bile duct stones”

Specialty: Digestive surgery

Code: 62720125

Researcher: Le Van Loi

Supervisors:

1. A/Prof. Dr. Trieu Trieu Duong

2. Dr. Le Nguyen Khoi

Research institute: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences

Summary of new contributions of the thesis:

The research results contributed to the field of digestive surgery since it is almost the first study using choledocho-cutaneous channel combined with laparoscopic surgery for the treatment of main bile duct stones with cholangioscopy and electro-hydraulic lithotripsy.

* Value of MRI in the diagnosis of main bile duct stones

Diagnosis of stone position:  sensitivity 95.65% – 97.05%, specificity 88.98% – 93.75%, accuracy 94.04% – 96.42%, positive predictive value 94.82% – 98.51%, negative predictive value 88.23% – 94.73% depending on stone position.

The sensitivity, specificity, accuracy, positive predictive value, and negative predictive value of MRI to diagnose the number of stones were: 77.77%; 98.66%; 96.42%; 87.50%; 97.36%, respectively.

The sensitivity, specificity, accuracy, positive predictive value, negative predictive value of MRI for the diagnosis of biliary stricture were 93.75%; 100%; 98.81%; 100%; and 98.55%, respectively.

* Results of laparoscopic surgery combined with cholangioscopy through the choledocho-cutaneous channel in the treatment of main bile duct stones:

Placement of channel: 100% success, insertion time: 5.05 ± 2.47 minutes (2 – 15 minutes), biliary tract injury during insertion 2.4%, channel dislodgement during stone removal 3.6%, no cases of bile and stones spillage into the abdomen, low intraoperative complication rate 2.4%.

Uneventful postoperative course, quick recovery: postoperative pain duration: 1.9 ± 0.53 days (1- 4 days), postoperative time to return of bowel function: 2.17 ± 0.82 days (1- 4 days), postoperative hospital stay: 9.48 ± 3,609 days (4 – 24 days)

Postoperative stone clearance rate: 54.8%, postoperative stone clearance rate was correlated to stone postion, number of stones, bile duct stricture. Complication rate was 9,6% which were mild and treated conservatively.

The results demonstrates that laparoscopic surgery combined with cholangioscopy through choledocho-cutaneous channel is less invasive, safe and can be indicated for main bile duct stones including those having previous abdominal operations. With the above results, hepatobiliary centers can apply this technique to treat the main bile duct stones.

 

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment