Nghiên cứu giá trị của chỉ số Albumin/Creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ2
Luận văn Nghiên cứu giá trị của chỉ số Albumin/Creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ2.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrat với đặc trưng tăng đường huyết mạn tính do giảm bài tiết insulin của tụy nội tiết hoặc do hoạt động kém hiệu quả của insulin hoặc phối hợp cả hai, kèm theo là rối loạn chuyển hoá lipid và protein.
Theo tài liệu của viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế (International Diabetes Institute) số bệnh nhân (BN) ĐTĐ trên thế giới vào năm 1985 có 30 triệu người mắc, năm 1995 có 135 triệu BN ĐTĐ (chiếm 4% dân số) và dự báo năm 2025 có 300 triệu người (chiếm 5,4% dân số thế giới), trong số đó ĐTĐ typ 2 chiếm từ 80-90%.Tỷ lệ bệnh có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển như khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, ĐTĐ là một bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết [1]. Trong một nghiên cứu điều tra của Viện Nội tiết Trung ương năm 2003 tiến hành điều tra ở 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ là 4,9%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7% [2]. Như vậy, ĐTĐ đang phát triển nhanh chóng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng mạn tính ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh như: Biến chứng tim mạch, thận, thần kinh và nhiễ khuẩn.. .Trong đó biến chứng thận là một biến chứng nghiêm trọng thường gặp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của BN. Tiên lượng của biến chứng thận do ĐTĐ là rất trầm trọng thường tiến triển đến lọc máu hoặc ghép thận. Cả hai phương pháp điều trị can thiệp này đều gây khá nhiều biến chứng và rất tốn kém cho BN. Phát hiện biến chứng thận do ĐTĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong y học và mang lại nhiều lợi ích cho BN ĐTĐ.
Trong thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu nhằm phát hiện biến chứng thận do bệnh ĐTĐ typ 2, trong đó xét nghiệm Microalbumin niệu (MAU) được nhiều nhà nghiên cứu nhận định là một yếu tố đánh giá và theo dõi tình trạng biến chứng thận ở BN ĐTĐ. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu xét nghiệm MAU trong chẩn đoán biến chứng thận do ĐTĐ với mẫu bệnh phẩm là nước tiểu 24h. Lấy mẫu nước tiểu 24h phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật lấy mẫu của BN và cách bảo quản mẫu. Việc xác định tỉ lệ Albumin/Creatinin (ACR) nước tiểu ngẫu nhiên có tương quan chặt với lượng
Albumin niệu 24 giờ vì lượng Creatinin bài tiết trong nước tiểu mỗi ngày không thay đổi [3]. Để góp phần vào việc chẩn đoán biến chứng thận do ĐTĐ typ2 với kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu dễ dàng, hơn nữa việc xác định ACR nước tiểu ngẫu nhiên trên hệ thống máy phân tích nước tiểu tự động UX 2000 cho kết quả khá nhanh, thuận tiện vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài:
“Nghiên cứu giá trị của chỉ số Albumin/Creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 ”
Với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá giá trị của chỉ số Albumin/Creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ2.
2. Nhận xét mối liên quan giữa chỉ số Albumin/Creatinin nước tiểu với một số chỉ số hóa sinh: Glucose máu, HbA1c, Lipid máu, mức lọc cầu thận.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ học 3
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán: 3
1.1.4. Phân loại ĐTĐ 4
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2 4
1.1.6. Biến chứng của ĐTĐ 5
1.2. BIẾN CHỨNG THẬN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 5
1.2.1 Đại cương 5
1.2.2. Tỷ lệ biến chứng thận do ĐTĐ 6
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh thận do ĐTĐ 8
1.2.4. Các loại biến chứng thận do ĐTĐ 12
1.2.5 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thận ở BN ĐTĐ týp 2 12
1.2.6. Mối liên quan giữa một số chỉ số hóa sinh máu với chỉ số
Albumin/Creatinin nước tiểu ở BN ĐTĐ 21
1.2.7. Các ph ươ ng pháp xét nghiệm MAU, vai trò Albumin/Creatinin
nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận do ĐTĐ 24
1.2.8. Điều trị 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu 30
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH 31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu 31
2.3.3. Các bước tiến hành 31
2.4. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM 38
2.5. TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 39
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 39
2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. KẾT QUẢ CHUNG 40
3.1.1. Đặc điểm về giới 40
3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi 40
3.1.3. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ 41
3.2. GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU NGẪU
NHIÊN 41
3.2.1. Mối tương quan giữa kết quả ACR nước tiểu trên máy UX 2000 với
ACR trên máy Cobas 6000 của 30 BN ĐTĐ typ 2 41
3.2.2. Kết quả bán định lượng ACR nước tiểu ở BN ĐTĐ typ 2 45
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ BÁN ĐỊNH LƯỢNG CHỈ SỐ
ACR NƯỚC TIỂU VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU 46
3.3.1. Mối liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với Glucose máu .. 46
3.3.2. Mối liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với HbA1c 46
3.3.3. Mối liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với nồng độ
Cholesterol máu 47
3.3.4. Mối liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với nồng độ
Triglycerid máu 47
3.3.5. Mối liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với nồng độ LDL-C máu48
3.3.6. Mối liên quan giữa ACR với xét nghiệm HDL-C máu 48
3.3.7. Mối liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với mức lọc cầu thận ..49
3.3.8. Mối liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với Creatinin máu 50
3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ACR VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ KHÁC 50
3.4.1. Liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với giới 50
3.4.2 Liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với nhóm tuổi 51
3.4.3. Liên quan giữa ACR nước tiểu ngẫu nhiên với thời gian phát hiện bệnh ..51
Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 52
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 52
4.1.2. Đặc diểm về giới 52
4.1.3. Về thời gian phát hiện bệnh: 53
4.2. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CHỈ SỐ ALBUMIN/CEATININ NƯỚC TIỂU
TIẾN HÀNH TRÊN MÁY UX2000 53
4.3. NHẬN XÉT KẾT QUẢ ACR 56
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ACR VÀ TUỔI, GIỚI VÀ THỜI GIAN
PHÁT HIỆN BỆNH 58
4.4.1. Sự liên quan giữa ACR và thời gian phát hiện bệnh 58
4.4.2 Mối liên quan giữa ACR và giới 59
4.4.3. Mối liên quan giữa ACR và nhóm tuổi 59
4.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ACR VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU 60
4.5.1 Sự liên quan giữa ACR và đường huyết lúc đói 60
4.5.2. Sự liên quan giữa MAU và HbA1c 62
4.5.3. Nhận xét kết quả xét nghiệm lipid máu và mối liên quan với ACR 64
4.5.4. Mối liên quan giữa ACR và mức lọc cầu thận 68
4.5.5 Sự liên quan giữa MAU và creatinin máu 68
KÉT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC