Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán ung thư bàng quang
Luận văn Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán ung thư bàng quang.Ung thư bàng quang (UTBQ) là một bệnh thường gặp trong các loại ung thư của hệ tiết niệu. Bệnh gặp nhiều ở các nước công nghiệp phát triển như các nước ở Tây Âu và Mỹ. Ở Mỹ, theo thống kê năm 2010 có khoảng 70.530 trường hợp ung thư bàng quang được phát hiện và có 14.680 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh ung thư bàng quang [1]. Tại Việt Nam cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, hóa chất, chất phụ gia và chất bảo quản thực phẩm, số người mắc bệnh được phát hiện ngày càng nhiều trong những năm gần đây.
U ở bàng quang có hai loại: U lành tính thường dưới dạng polyp hay u nhú. U ác tính chiếm tỷ lệ cao hơn vào khoảng 3 – 4% trong tổng số các loại ung thư nói chung.
Đa số ung thư bàng quang xuất phát từ tế bào biểu mô chuyển tiếp (98%), trong đó 90% là biểu mô chuyển tiếp đường bài tiết, 6% biểu mô vảy, 2% tế bào biểu mô tuyến, 2% còn lại là ung thư của tổ chức liên kết [2].
Để chẩn đoán UTBQ có thể sử dụng các phương pháp: khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào ung thư, chẩn đoán hình ảnh, soi bàng quang kết hợp với sinh thiết.
Trong đó CĐHA có vai trò rất quan trọng giúp chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ phát triển tại chỗ, xâm lân xung quanh và di căn xa của tổ chức ung thư. Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể lựa chọn để chẩn đoán UTBQ như chụp ổ bụng không chuẩn bị, chụp niệu đồ tĩnh mạch, siêu âm, chụp CLVT, chụp CHT. Mỗi phương pháp sử dụng đều có những ưu điểm và hạn chế riêng vì vậy cần hiểu rõ để có chiến lược hợp lý trong chẩn đoán và theo dõi trong quá trình điều trị.
Hiện nay cùng với sự phổ biến của máy siêu âm thì phương pháp siêu âm qua thành bụng với đầu dò cong được coi là cách tiếp cận chẩn đoán hình ảnh đầu tay để thăm khám bệnh nhân UTBQ. Với điều kiện bàng quang phải căng nước tiểu, phương pháp này giúp đánh giá tình trạng dày thành khu trú hay lan tỏa của bàng quang, ngoài ra có thể đánh giá tính chất xâm lấn xung quanh của khối u, hạch vùng tiểu khung. Tuy nhiên kết quả của siêu âm phụ thuộc rất lớn vào người làm, hạn chế thăm khám đối với những bệnh nhân bụng chướng hơi. Nội soi kết hợp sinh thiết khối u cho kết quả chính xác nhất, với độ đặc hiệu cao, tuy nhiên phương pháp này chỉ đánh giá được tổn thương tại khối u mà không đánh giá được mức độ xâm lấn và di căn của tổ chức ung thư. Chụp CLVT ổ bụng – tiểu khung trước và sau tiêm thuốc cản quang giúp chúng ta đánh giá khá tốt tình trạng khối u ( kích thước, ranh giới và tính chất ngấm thuốc), đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u vào các cơ quan lân cận, di căn các tạng trong ổ bụng, xương, phổi,… Đặc biệt với thế hệ máy CT 64 dãy góp phần quan trọng trong chẩn đoán giai đoạn TNM phục vụ cho việc lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng. Ở Việt nam, đã có nhiều nghiên cứu về UTBQ cả về lâm sàng cũng như cận lâm sàng. Góp phần nghiên cứu thêm về CLVT trong UTBQ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán ung thư bàng quang”, với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của ung thư bàng quang trên cắt lớp vi tính 64 dãy.
2. Đánh gá gá trịcủa cắt lóp vi tính 64 dãy tong chẩn đoán ung thưbàngquang.
Qua nghiên cứu 92 bệnh nhân UTBQ được chụp CLVT 64 dãy tại Bệnh viện Việt Đức có đối chiếu với kết quả phẫu thuật và GPB, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
UTBQ thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam: nữ là 6,7:1. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 64,8%, với độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 61,25 ± 15,88.
1. Đặc điểm hình ảnh của UTBQ trên CLVT đa dãy
UTBQ hay gặp dưới dạng một u có chân bám rộng chiếm tỷ lệ 73,6%. Kích thước của khối u trung bình là 24,7 ± 7,2 (mm), hay gặp khối u có kích thước từ 11- 50mm chiếm tỷ lệ 86,9%.
Các khối u bàng quang thường rất giàu mạch máu nuôi dưỡng nên ngấm thuốc mạnh sau tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch.
2. Giá trị của CLVT 64 dãy trong chẩn đoán UTBQ CLVT 64 dãy có giá trị cao trong chẩn đoán xâm lấn ra xung quanh của UTBQ với: độ nhạy 89,6%, độ đặc hiệu 81,8%, độ chính xác 85,9%. Giá trị của CLVT trong chẩn đoán giai đoạn T: độ nhạy trong chẩn đoán giai đoạn < T3a là 81,8%, độ đặc hiệu 89,6%, độ chính xác 85,9%. Ở giai đoạn T3b, CLVT có độ nhạy 90,6%, độ đặc hiệu 96,7% và độ chính xác là 94,5%. Ở giai đoạn T4, CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đặc biệt là ở giai đoạn T4b với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%.
Khả năng phát hiện hạch của CLVT so với phẫu thuật là khá cao với độ nhạy 85,7%. Kích thước hạch càng to thì khả năng ác tính càng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán ung thư bàng quang
1. Jemal A, Siegel R, Xu J, Ward E (2010). Cancer statistics. CA Cancer J Clin; 60(5), 277-300.
2. Đỗ Trường Thành (2007). Ung thư bàng quang, Hội tiết niệu-Thận học Việt Nam, Bệnh học tiết niệu, NXB Y học. Hà Nội. 399.
3. Nguyễn Quang Quyền biên dịch (1995). Atlas giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học. 342 – 6, 367 – 71.
4. Arrive L, Vadrot D (1999). Vessie, TDMet IRM cliniques. 781- 791.
5. Nguyễn Quang Quyền (1995). Bài giảng giải phẫu học. Nhà XBYH chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Tập II.
6. P. Fleckenstein, J. Tranum – Jensen (2001). Anatomy in diagnostic imaging. Abdomen Axial CT- series. 342-350.
7. Liang Cheng, Antonio Lopez-Beltran, David G Bostwick (2012). Clinical Features and Natural History of Bladder Cancer. Bladder cancer Pathology. 8- 2.
8. Atan A. and col (1997). Transitional cell carcinoma of the bladder in patients under 30 years of age. International Urology and Nephrology. 29 (6), 623-625.
9. Droller M.J (1986). Transitional cell cancer upper tracts and bladder.
Campbell’s Urology. 5th ed, vol 2.
10. Julie H. Song and col (2001). Bladder Tumor Detection at Virtual Cystoscopy. Radiology. 218(17), 95-100.
11. Zulfiqar M A,Zaleha A M, Zulkifli I, Chia W Y, Samad S A (1998). Tumoral cystitis in children. Med JMalaysia. 53(3), 284-287.
12. Kirkali Z, Chan T, Manoharan M, et al (2005). Bladder cancer: epidermiology, staging and grading, and diagnosis. Urology. 66(6), 4- 34.
13. M. A. Salam (2013), Uro- oncology, principle and practices of urology, 1000.
14. Gupta NP, Dorairajan LN (1997). Trans- urethral resection of bladder tumor in pregnancy: a report of 2 cases. Int. Urogynecology Journal. 8(4), 230-232.
15. Mazeman E, Lemaitre G, Biserte J, Mauroy B (1986). La tomodensitométrie dans le bilan d’extention des tumeurs vésicales, Journal d’Urologie, 92 (24), 333-338.
16. Billerey C, Sibony M (2003), Les tumeurs urothéliales dites superficielles de la vessie, 21-45.
17. Bouchot O, Zerbib M (2002), Diagnostic d’une tumeur infiltrante de vessie, Progrès en Urologie.
18. Lamm Donald L, Torti Frank M (1996). Bladder cancer. CA Cancer J Clin 46(2). 93- 112.
19. Wong You Cheong and col. (1998) Transitional cell carcinoma of the urinary tract: radiologic- pathologic correlation, Radiographics, 18(1), 123- 142.
20. Cohen Samuel M (1998). Urinary bladder carcinogenesis. Toxicologic Pathology. Vol 26, No.1.121- 127.
21. Morgansterm D. and col. (1998). Genituorinary cancers on older adults.
Clin- Geriatr- Med. 14(2), 333- 365.
22. Bittard M, Bittard H, Billerey Cl, Schcraub S, Lamy B, FlamT (1991). Cancer de la vessie, Encyclopedie des cancers. Cancers uro- Genitaux Flammarion Medecine Sciences. 170- 204.
23. Jong Chul Kim (2003). Small cell carcinoma of the Urinary Bladder: CT and MRI Imaging. Korean Journal of Radiology. 4(2),130-135.
24. P. Lerner, Mark Schoenberg, Cora Sternberg (2006). Issues in staging.
Texbook of bladder cancer. 288.
25. Roy C, Spittler G, Morel M, Jacqmin D (1991). Cancer de la vessie: Apport de l’imagerie medicale. Feuillets de Radiologie. 31, No.1, 1-8.
26. Claud BW, Yeon KM, Zhen LG, Vogl Th (1995). Computed Tomography Diagnosis and staging for cancer of urinary bladder. Computed Tomography. International Workshop- Springer. 173- 177.
27. Hasband Janet E (1991), Carcinoma of the Bladder: Imaging, Urological Oncology. Dilemmas and Developments. 79- 87.
28. Jerome P Riche and col (1989). Cancer of the bladder. Cancer Principles and Pratice of Oncology. 1008- 1022.
29. Wegener Otto H (1992). Whole body computed tomography. Blackwell, Scientific Publication. 414- 421.
30. Villanueva Rincon JM, Milanes Nivia B, Albo Castano MI, Perz Ramirez MC, Catalan LV, Martin Fernandez- Gallardi T (2000). Calcified bladder squamous carcinoma: radiologic considerations. Arch Esp Urol. 53(2), 159-161.
31. Caterino M(2001). Primary cancer of the urinary bladder: CT evaluation of the T parameter with different techniques. Abdominal Imaging. 26(30), 433-438.
32. Roy C, Tuchmann C, Guth S, Saussine C (2000). Pathologie de la vassie: performances et limites des methodes d’imagerie. Journal de radiologie 81, 1099- 1113.
33. Gallergo S JA, Gamarra Quintanilla M, Ibalucea G, Larrinaga Sim J (1999). Skin metastasis from transitional cell carcinoma of the bladder, Arch Esp Urol. Dec, 52(10), 1092-1094.
34. Nguyễn Kỳ (1995). Góp phần chẩn đoán sớm ung thư bàng quang trong điều kiện hiện tại. Tập san ngoại khoa 6. Hà Nội. 11-15.
35. Nguyễn Kỳ, Nguyễn Bửu Triều (1993). Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư bàng quang trong 10 năm (1982- 1992) tại bệnh viện Việt Đức. Tập san ngoại khoa 2. Hà Nội, 7-15.
36. Vũ Hải Thanh (2001). Nghiên cứu giá trị của siêu âm qua trực tràng hoặc âm đạo trong chan đoán u bàng quang. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
37. Bellin MF (1985). Intérêt de la tomodensitométrie dans le bilan d’extension et la stratégie thérapeutique du cancer de vessie. Radiol. 66, 45-51.
38. Gary David Steinberg (2014), MD, FACS The Bruce and Beth White Family Professor and Vice Chairman of Urology, Director of Urologic Oncology, Section of Urology, Department of Surgery, The University of Chicago Medical Center and Cancer Center.
39. Cancer Facts and Figures (2006). Atlanta: American Cancer Society.
40. Phạm Văn Yến (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng mô bệnh học của ung thư bàng quang và kết quả sớm của phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội.
41. Matsuda Tomohiro, ApTel I, Exbrayat C. et al (2003). Determinants of quality of life of bladder cancer survivors five years after treatment in France. International journal of Urology. volume 10, issue 8: 423.
42. Hinotsu Shiro, Akaza H, Isaka S (2006). Sustained prophylactic effect of intravesical bacille Calmette-Guerin for superficial bladder cancer: A smoothed hazard analysis in a randomized prospective study. Urology. volume 67, issue 3, 545-549.
43. Pashos CL, Laskin BL, Redalli A. et al (2002). Bladder cancer. Cancer practice, volume 10, issue 6, 311.
44. Wakui M, Shiigai T (2000). Urinary tract cancer screening through analysis of urinary red blood cell volume distribution. Int J Urol; 7, 248- 253.
45. Philip Robin, John T. Hansen (2008). TNM staging Atlas. Male Genital Tract and Urinary System Primary Sites; 4, 328.
46. Zeegers MP, Tan FE, Dorant E, van Den Brandt PA (2000). The impact of characteristics of cigarette smoking on urinary tract cancer risk: a meta-analysis of epidemiologic studies. Cancer; 89, 630 -639.
47. Catalona WJ (1992). Bladder cancer. Campbell. Urology. six edition: 1094-1136.
48. Macvicar AD (2000). Bladder cancer staging. BJU International. volume 86, 111.
49. De Braud F. and Massimo Maffezzini (2002). Bladder cancer, Critical reviews in Oncology/Hematology. volume 41, issue 1, 89-106.
50. Andius P, Holmang P (2004). Bacillus Calmette-Guerin therapy in stage Ta/T1 bladder cancer: prognostic factors for time to recurrence and progression. BJUInternational. volume 93. issue 7, 980.
51. Nieder Alan M, Simon MA, Soloway MS, et al. (2005). Radical cystectomy after bacillus Calmetter-Guerin for high-rick Ta, T1, and carcinoma in situ: Defining the rick of initial bladder preservation. Urology, volume 67, issue 4, 737-741.
52. Nguyễn Kỳ (1991). Kết quả điều trị u nông bàng quang bằng phương pháp cắt nội soi. Tập san Ngoại khoa tập XXI. số 6, 6 – 13.
53. Lê Thanh Dũng (2003). Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chan đoán u bàng quang. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà nội.
54. Pashos CL, Botteman MF, Laskin BL, Redaelli A (2002). Bladder cancer: epidemiology, diagnosis, and management. Cancer Pract; 10, 311-322.
55. MarcusPM, Hayes RB, Vineis P, et al (2000). Cigarette smoking, N- acetyltransferase 2 acetylation status, and bladder cancer risk: a case- series meta-analysis of a gene-environment interaction. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 9, 461-467.
56. TekesA, Kamel IR, Imam K, Chan TY, Schoenberg MP, Bluemke DA (2003). MR imaging features of transitional cell carcinoma of the urinary bladder. AJR Am JRoentgenol; 180, 771-777.
57. MoonWK, Kim SH, Cho JM, Han MC (1992). Calcified bladder tumors: CT features. Acta Radiol; 33, 440-443.
58. Nguyễn Bửu Triều (2006), Ung thư bàng quang. Bệnh học ngoại khoa tập III, nhà xuất bản y học, Hà Nội, 114 – 6.
59. Chang Sam S. and Cookson MS (2005). Non-muscle-invasive bladder cancer: The role of radical cystectomy. Urology. volume 66, issue 5: 917-922.
60. Department of Urology, Southmead Hospital, Bristol (1992). Annals of the Royal College of Surgeons of England, vol. 74, 351-355.
61. Bellin M F (1985), Intérêt de la tomodensitométrie dans le biland’ extension et la stratégie thérapeutique du cancer de vessie, Radiol, 66, 45-51.
62. Masahiro Jinzaki (2007). Detection of bladder tumors with dynamic contrast-enhanced MDCT. AJR Am JRoentgenol. 188 (4), 913-8.
63. MurphyWM, Grignon DJ, Perlman EJ (2004). Tumors of the kidney, bladder, and related urinary structures. Washington, DC: American Registry of Pathology, 394.
64. Wasco MJ, Daignault S, Zhang Y, et al (2007). Urothelial carcinoma with divergent histologic differentiation (mixed histologic features) predicts the presence of locally advanced bladder cancer when detected at transurethral resection. Urology; 70, 69-74.
65. Soloway MS, Sofer M, Vaidya A (2002). Contemporary management of stage T1 transitional cell carcinoma of the bladder. J Urol, 167, 1573-1583.
66. AgronsGA, Wagner BJ, Lonergan GJ, Dickey GE, Kaufman MS (1997). Genitourinary rhabdomyosarcoma in children: radiologic- pathologic correlation. RadioGraphics, 17, 919-937.
67. Cheryl T. Lee, David P. Wood (2010). Bladder Cancer: Diagnosis, Therapeutics and Management. Current Clinical Urology, 4, 34-38.
68. Salo J O (1985), CT in Determining the Depth of infiltration of Bladder Tumors, Urologic Radiology , 7(26), 88-93.
69. S. Tritschler, C. Mosler, J. Straub, A. Buchner, A. Karl, C. Stief, D. Tilki (2012). Staging of muscle-invasive bladder cancer: can computerized tomography help us to decide on local treatment. World J Urol, 30, 827-831.
70. Bradford TJ, Montie JE, Hafez KS (2006). The role of imaging in the surveillance of urologic malignancies. Urol Clin North Am; 33, 377 -396.
71. Kim JK, Park SY, Ahn HJ, Kim CS, Cho KS (2004), Bladder cancer: analysis of multi – detector row helical CT enhancement pattern and accuracy in tumor detection and perivesical staging. Radiology. 231(3), 725-731.
72. Paik ML, Scoilieri MJ, Brow SL, Spirnak JP, Resnick MI (2000). Limitations of computerized tomography in staging invasive bladder cancer before radical cystectomy. J Urol. 163(6), 1693-1696.
73. Richard H. Cohan, Elaine M. Caoili, Nigel C. Cowan, Alon Z. Weizer, James H. Ellis (2009). MDCT Urography: Exploring a New Paradigm for Imaging of Bladder Cancer. American Journal of Roentgenology. Vol 192, issue 6, 1501-1508.
74. Sadhna Verma, Arumugam Rajesh and col (2012), Urinary Bladder cancer: Role of MR Imaging, Vol 32, issue 2.
UTBQ : Ung thư bàng quang
CLVT : Cắt lớp vi tính
CĐHA : Chẩn đoán hình ảnh
CHT : Cộng hưởng từ
GPB : Giải phẫu bệnh
CĐ : Chẩn đoán
PT : Phẫu thuật
UICC : Hiệp hội ung thư quốc tế
AJCC : Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ
MHS : Mã hồ sơ
TT : Túi tinh
TLT : Tiền liệt tuyến
NQ : Niệu quản
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lược sử giải phẫu bàng quang 3
1.2. Các phương pháp chẩn đoán UTBQ 8
1.3. Đặc điểm bệnh học của UTBQ 21
1.4. Tình hình nghiên cứu UTBQ trên thế giới và ở Việt Nam 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
2.2. Đối tượng nghiên cứu 32
2.3. Phương tiện nghiên cứu 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu 33
2.5. Xây dựng qui trình chụp CLVT 33
2.6. Phương pháp thu thập thông tin 34
2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.8. Các bước tiến hành nghiên cứu 38
2.9. Phương pháp xử lý số liệu 38
2.10. Đạo đức nghiên cứu 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm chung và lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 40
3.2. Đặc điểm của khối u bàng quang trên CLVT 41
3.3. Các đặc điểm khác của bàng quang có u 45
3.4. Đặc điểm hạch trên CLVT 46
3.5. Đánh giá di căn xa trên CLVT 49
3.6. Giá trị của CLVT đánh giá tính xâm lấn của ung thư bàng quang 49
3.7. Đặc điểm về mô bệnh học của ung thư bàng quang 53
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 54
4.2. Đặc điểm của u bàng quang trên CLVT 55
4.3. Đặc điểm khác của bàng quang có u 60
4.4. Đặc điểm xâm lấn của UTBQ 62
4.5. Giá trị của CLVT trong đánh giá xâm lấn (giai đoạn T) 62
4.6. CLVT trong đánh giá hạch 69
4.7. Đặc điểm về kết quả mô bệnh học của ung thư bàng quang 70
4.8. CLVT trong đánh giá di căn xa 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Đặc điểm vị trí khối u bàng quang 42
Bảng 3.2. Liên quan giữa vị trí của u bàng quang với giai đoạn T4 trên CLVT .. 42
Bảng 3.3. Đặc điểm kích thước khối u bàng quang 43
Bảng 3.4. Đặc điểm ranh giới và bờ khối u bàng quang 43
Bảng 3.5. Đặc điểm tỷ trọng trung bình khối u bàng quang 43
Bảng 3.6. Đặc điểm ngấm thuốc cản quang của khối u bàng quang 44
Bảng 3.7. Đặc điểm xâm lấn của khối u trên CLVT 45
Bảng 3.8. Đặc điểm máu cục trong bàng quang 45
Bảng 3.9. Đặc điểm thành bàng quang còn lại và các bệnh lý bàng quang
kèm theo 46
Bảng 3.10. Đặc điểm hạch trên CLVT theo AJCC 2010 46
Bảng 3.11. Liên quan giữa hạch trên CLVT và hạch di căn trên GPB 47
Bảng 3.12. Kích thước hạch trên CLVT 47
Bảng 3.13. Liên quan giữa kích thước hạch trên CLVT và hạch di căn trên GPB. 48
Bảng 3.14. Khả năng phát hiện hạch trên CLVT so với phẫu thuật 48
Bảng 3.15. Đánh giá di căn xa trên CLVT 49
Bảng 3.16. Giá trị chẩn đoán xấm lấn của UTBQ trên CLVT so với GPB . 49 Bảng 3.17. Giá trị chẩn đoán giai đoạn T1 đến T3a trên CLVT so với GPB… 50
Bảng 3.18. Giá trị chẩn đoán giai đoạn T3b trên CLVT so với GPB 50
Bảng 3.19. Giá trị chẩn đoán xâm lấn TLT trên CLVT so với PT – GPB …. 51
Bảng 3.20. Giá trị chẩn đoán xâm lấn túi tinh trên CLVT so với GPB 51
Bảng 3.21. Giá trị chẩn đoán xâm lấn niệu quản trên CLVT so với GPB … 52
Bảng 3.22. Giá trị CĐ xâm lấn thành chậu hông trên CLVT so với GPB … 52
Bảng 3.23. Đặc điểm mô bệnh học của ung thư bàng quang 53
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 40
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về diện bám của u bàng quang 41
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về số lượng khối u trên một bệnh nhân 41
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm vôi hóa trong u bàng quang 44
Hình 1.1. Thiết đồ cắt dọc chậu hông bé ở nữ 3
Hình 1.2. Thiết đồ cắt dọc chậu hông bé ở nam 4
Hình 1.3. Động mạch cấp máu cho bàng quang 5
Hình 1.4. Giải phẫu CLVT tiểu khung nam và nữ 7
Hình 1.5. Biểu mô bình thường của bàng quang 8
Hình 1.6. UTBQ trên chuỗi xung Diffusion 18
Hình 1.7. Phân chia giai đoạn T của ung thư bàng quang 25
Hình 1.8. Giai đoạn T1- T2- T3a trên CLVT 27
Hình 1.9. Giai đoạn T3b và T4 trên CLVT 28
Hình 4.1. U bàng quang nhiều vị trí, chân bám rộng 56
Hình 4.2. U bàng quang nhiều vị trí 57
Hình 4.3. U thành sau bàng quang giai đoạn < T3a 59
Hình 4.4. UBQ- Sỏi bàng quang 61
Hình 4.5. UTBQ giai đoạn <T3a 65
Hình 4.6. UTBQ xâm lấn TLT 68
Hình 4.7. UTBQ xâm lấn NQ 68
Hình 4.8. UTBQ xâm lấn TLT và TT hai bên 69
Hình 4.9. UTBQ xâm lấn lỗ niệu quản – Hạch cạnh bó mạch chậu phải. .. 70
Hình 4.10. Ung thư cơ vân bàng quang 71
Hình 4.11. UTBQ xâm lấn thành chậu hông- Theo dõi tổn thương thứ phát
gan trái 73
Hình 4.12. UTBQ di căn cột sống 73