Nghiên cứu giá trị của Fetal fibronectin âm đạo và Interleukin 8 cổ tử cung trong tiên đoán đẻ non
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu giá trị của Fetal fibronectin âm đạo và Interleukin 8 cổ tử cung trong tiên đoán đẻ non.Dọa đẻ non và đẻ non luôn là vấn đề lớn của y học nói chung cũng như sản khoa nói riêng. Theo nghiên cứu của WHO, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ đẻ non ra đời. Tỷ lệ đẻ non trên thế giới ước tính khoảng 11%. Ở những nước châu âu, tỷ lệ đẻ non thấp hơn các vùng khác trên thế giới, khoảng 5% trong khi những nước châu Phi có tỷ lệ đẻ non cao nhất, khoảng 18% [1]. Theo thống kê của Việt Nam, năm 2002 có khoảng 180 nghìn sơ sinh non tháng trên tổng số gần 1.6 triệu sơ sinh chào đời, 1/5 số các trẻ sơ sinh non tháng này tử vong. Tỷ lệ tử vong của nhóm sơ sinh non tháng cao gấp 20 lần nhóm đủ tháng. Trong những trẻ đẻ non sống sót, nhiều trẻ mang theo những di chứng suốt cuộc đời như chậm phát triển về mặt thể chất và trí tuệ cùng với những vấn để về mắt và tai.
Hiện nay với sự phát triển của y học, chúng ta đã có thể nuôi sống được những trẻ có trọng lượng thấp và tuổi thai còn khá nhỏ. Tuy nhiên, để nuôi sống được những trẻ non tháng này sẽ tốn kém rất nhiều công sức, nhân lực và tài chính của xã hội cũng như ngành y tế, đồng thời tỷ lệ bệnh tật của những đứa trẻ này khi lớn lên còn khá cao. Do đó, phát hiện sớm những thai phụ có nguy cơ cao đẻ non để can thiệp kịp thời để hạn chế tỷ lệ đẻ non luôn là mục đích của y học nhằm cho ra đời những đứa trẻ có thể chất khỏe mạnh và thông minh, đảm bảo nguồn nhân lực tương lai và chất lượng dân số cho xã hội.
Trên thực tế lâm sàng, chẩn đoán sớm dọa đẻ non gặp rất nhiều khó khăn vì giai đoạn đầu triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng. Chính vì vậy có nhiều chẩn đoán dọa đẻ non không chính xác. Từ đó, nhiều thai phụ phải nhập viện điều trị thuốc giảm co và corticoid không cần thiết dẫn đến tốn kém về kinh tế để chi trả tiền thuốc và viện phí cũng như mất đi cơ hội về việc làm trong thời gian nằm viện. Bên cạnh đó, chúng ta lại bỏ sót những trường hợp dọa đẻ non thực sự, để những thai phụ này về nhà theo dõi dẫn đến thời gian can thiệp muộn, điều trị giữ thai không còn hiệu quả.
Trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh học, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng và điều trị để hạn chế tình trạng đẻ non. Với sự phát triển của khoa học, trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu được sâu sắc hơn cơ chế của đẻ non và tìm ra được các chất hóa học tham gia vào cơ chế của đẻ non. Bằng cách phát hiện sự thay đổi nồng độ các chất này ở giai đoạn sớm của chuyển dạ đẻ non, các thầy thuốc lâm sàng có thể chẩn đoán dọa đẻ non sớm hơn và chính xác hơn để can thiệp kịp thời giúp hạn chế tỷ lệ đẻ non và hậu quả của đẻ non. Trong các xét nghiệm tiên đoán đẻ non, 2 xét nghiệm có giá trị cao là fetal fibronectin (FFN) dịch âm đạo và Interleukin-8 (IL-8) dịch cổ tử cung (CTC). Do đó, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu giá trị của Fetal fibronectin âm đạo và Interleukin 8 cổ tử cung trong tiên đoán đẻ non” nhằm mục tiêu:
1. Xác định nồng độ IL8 dịch CTC và xét nghiệm FFN dịch âm đạo ở nhóm thai phụ dọa đẻ non có chiều dài CTC ≤ 25mm và nhóm thai phụ dọa đẻ non có chiều dài CTC > 25mm.
2. Nghiên cứu giá trị của IL-8 và FFN trong tiên đoán khả năng đẻ non.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm đẻ non 3
1.2. Cơ chế đẻ non 4
1.2.1. Kích hoạt sớm trục nội tiết hạ đồi -tuyến yên -tuyến thượng thận của mẹ và thai nhi: 4
1.2.2. Nhiễm khuẩn hoặc phản ứng viêm 5
1.2.3. Chảy máu màng rụng 6
1.2.4. Tử cung bị căng quá mức: 7
1.3. Chẩn đoán dọa đẻ non 8
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng 9
1.3.2. Siêu âm thăm dò CTC 10
1.4. Các xét nghiệm sinh hóa tiên đoán đẻ non 12
1.4.1. Những xét nghiệm trong cơ chế hoạt hóa sớm trục nội tiết dưới đồi- tuyến yên-tuyến thượng thận của mẹ và thai 12
1.4.2. Những xét nghiệm của viêm và nhiễm khuẩn 13
1.4.3. Các xét nghiệm của chảy máu màng rụng hoặc bong rau 16
1.4.4. Các marker của tử cung bị căng giãn 17
1.4.5. Các xét nghiệm đặc hiệu khác 17
1.5 Xét nghiệm fetal fibronectin và interleukin-8 dịch âm đạo cổ tử cung trong tiên đoán đẻ non 19
1.5.1. Fetal fobronectin 19
1.5.2. IL-8 trong tiên đoán dọa đẻ non 27
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 33
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 33
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu 34
2.2.5. Nội dung nghiên cứu 35
2.2.6. Các bước nghiên cứu 35
2.2.7. Cỡ mẫu 37
2.2.8. Các định nghĩa và tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu: 37
2.2.9. Dụng cụ và phương pháp thu thập số liệu 42
2.2.10. Phân tích và xử lý số liệu 43
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu y học 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 45
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 45
3.1.1. Tuổi mẹ 45
3.1.2. Tiền sử sản khoa 46
3.1.3. Tỷ lệ đẻ non 46
3.1.4. Tuổi thai khi vào viện 47
3.1.5. Tuổi thai khi sinh 47
3.1.6. Giới tính của con 48
3.1.7. Cách sinh 48
3.2. Mục tiêu 1: Xác định xét nghiệm FFN dịch âm đạo và xét nghiệm IL-8 dịch CTC trong nhóm thai phụ có chiều dài CTC trên và dưới 25mm 49
3.2.1. Xét nghiệm FFN dịch âm đạo ở 2 nhóm thai phụ có chiều dài CTC trên và dưới 25mm 49
3.2.2. Xét nghiệm nồng độ IL-8 dịch CTC ở 2 nhóm thai phụ có chiều dài CTC dưới và trên 25mm 55
3.3. Mục tiêu 2: Giá trị xét nghiệm FFN dịch âm đạo và nồng độ IL-8 dịch CTC trong tiên đoán đẻ non 60
3.3.1. Giá trị của xét nghiệm FFN trong tiên đoán đẻ non 60
3.3.2. Giá trị của xét nghiệm IL-8 dịch CTC trong tiên đoán đẻ non 65
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 71
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 71
4.1.1. Tuổi của thai phụ 71
4.1.2. Tiền sử sản khoa 72
4.1.3. Tỷ lệ đẻ non của quần thể nghiên cứu 73
4.1.4. Tuổi thai khi vào viện 74
4.1.5. Tuổi thai khi sinh 74
4.1.6. Giới tính của con 75
4.1.7. Cách sinh 76
4.2. Bàn luận theo mục tiêu 1 76
4.2.1. Xét nghiệm FFN trong nhóm nghiên cứu 76
4.2.2. Xét nghiệm IL-8 trong nghiên cứu 86
4.3. Bàn luận theo mục tiêu 2 92
4.3.1. Giá trị của xét nghiệm FFN trong tiên đoán đẻ non 92
4.3.2. Giá trị của xét nghiệm IL-8 dịch CTC trong tiên đoán đẻ non 102
KẾT LUẬN 111
KIẾN NGHỊ 112
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng chỉ số Bishop 38
Bảng 3.1: Phân bố thai phụ theo tiền sử sản khoa và tình trạng đẻ non ở lần mang thai này 46
Bảng 3.2: Phân bố thai phụ theo giới tính của con và đẻ non 48
Bảng 3.3: Phân bố thai phụ theo cách sinh 48
Bảng 3.4: Phân bố thai phụ theo chỉ định mổ 48
Bảng 3.5: Phân bố thai phụ theo kết quả xét nghiệm FFN và chiều dài CTC 49
Bảng 3.6: Phân bố xét nghiệm FFN theo số lần đẻ và chiều dài CTC 50
Bảng 3.7: Phân bố xét nghiệm FFN theo chiều dài CTC và TS đẻ non ở nhóm con rạ 50
Bảng 3.8: Nồng độ CRP huyết thanh mẹ ở các nhóm đẻ non 51
Bảng 3.9: Phân bố xét nghiệm FFN theo nồng độ CRP huyết thanh và chiều dài CTC 51
Bảng 3.10: Phân bố thai phụ theo tình trạng viêm CTC và đẻ non 52
Bảng 3.11: Phân bố xét nghiệm FFN theo tình trạng viêm CTC và chiều dài CTC 52
Bảng 3.12: Phân bố thai phụ theo chỉ số Bishop và đẻ non 53
Bảng 3.13: Phân bố xét nghiệm FFN theo chỉ số Bishop và chiều dài CTC 53
Bảng 3.14: Phân bố xét nghiệm FFN theo tuổi thai khi vào viện và chiều dài CTC 54
Bảng 3.15: Phân bố xét nghiệm FFN theo thời gian giữ thai 54
Bảng 3.16: Nồng độ IL-8 dịch CTC với chiều dài CTC 55
Bảng 3.17: Nồng độ IL-8 dịch CTC theo tuổi mẹ 56
Bảng 3.18: Nồng độ IL-8 dịch CTC theo tuổi thai khi nhập viện 57
Bảng 3.19: Nồng độ IL-8 dịch CTC theo tiền sử đẻ non ở người con rạ 57
Bảng 3.20: Nồng độ IL-8 IL-8 dịch CTC theo số lần đẻ 58
Bảng 3.21: Nồng độ IL-8 dịch CTC theo chỉ số Bishop 58
Bảng 3.22: Nồng độ xét nghiệm IL-8 dịch CTC theo tình trạng viêm CTC 59
Bảng 3.23: Nồng độ IL-8 dịch CTC theo nồng độ CRP huyết thanh 59
Bảng 3.24: Phân bố xét nghiệm FFN theo đẻ non trước 37 tuần 60
Bảng 3.25: Phân bố xét nghiệm FFN theo đẻ non trước 34 tuần 60
Bảng 3.26: Phân bố xét nghiệm FFN theo đẻ non trong vòng 7 ngày 61
Bảng 3.27: Phân bố xét nghiệm FFN theo đẻ non trong vòng 14 ngày 61
Bảng 3.28: Độ nhạy và đặc hiệu của xét nghiệm FFN dịch âm đạo với thời gian đẻ non 62
Bảng 3.29: Xét nghiệm FFN phối hợp với chiều dài CTC trong tiên đoán đẻ non trước 37 tuần 62
Bảng 3.30: Xét nghiệm FFN phối hợp với chiều dài CTC trong tiên đoán đẻ non trước 34 tuần 63
Bảng 3.31: Xét nghiệm FFN phối hợp với chiều dài CTC trong tiên đoán đẻ non trong vòng 7 ngày 63
Bảng 3.32: Xét nghiệm FFN phối hợp với chiều dài CTC trong tiên đoán đẻ non trong vòng 14 ngày 64
Bảng 3.33: So sánh giá trị tiên đoán đẻ non của XN FFN và XN FFN phối hợp với chiều dài CTC 64
Bảng 3.34: Nồng độ IL-8 dịch CTC trong 2 nhóm đẻ non trước 37 tuần và không đẻ non 65
Bảng 3.35: Nồng độ IL-8 dịch cổ tử cung trong 2 nhóm đẻ non trước 34 tuần và đẻ sau 34 tuần 66
Bảng 3.36: Giá trị tiên đoán đẻ non trước 34 tuần theo nồng độ IL-8 66
Bảng 3.37: Nồng độ IL-8 dịch cổ tử cung trong 2 nhóm chuyển dạ đẻ non trong vòng 7 ngày và sau 7 ngày 67
Bảng 3.38: Nồng độ IL-8 dịch cổ tử cung trong 2 nhóm chuyển dạ đẻ non trong vòng 14 ngày và sau 14 ngày 68
Bảng 3.39: Giá trị tiên đoán đẻ non trong 14 ngày của XN IL-8 dịch CTC68
Bảng 3.40: So sánh giá trị tiên đoán đẻ non của IL-8 và IL-8 phối hợp với đo chiều dài CTC 69
Bảng 3.41: So sánh giá trị tiên đoán đẻ non của IL-8, FFN và IL-8 phối hợp với FFN 70
Bảng 4.1: Các nghiên cứu về giá trị tiên đoán đẻ non trước 37 tuần của xét nghiệm FFN 94
Bảng 4.2: Các nghiên cứu về giá trị tiên đoán đẻ non trước 34 tuần của xét nghiệm FFN 96
Bảng 4.3: Các nghiên cứu về giá trị tiên đoán đẻ non trong vòng 7 ngày của xét nghiệm FFN 98
DANH MụC BIểU Đồ
Biểu đồ 3.1: Phân bố thai phụ theo tuổi mẹ 45
Biểu đồ 3.2: Phân bố thai phụ theo tình trạng đẻ non 46
Biểu đồ 3.3: Phân bố thai phụ theo tuổi thai của con khi vào viện 47
Biểu đồ 3.4: Phân bố thai phụ theo tuổi thai của con khi sinh 47
Biểu đồ 3.5: Phân bố thai phụ có xét nghiệm FFN dương tính theo tuổi mẹ 49
Biểu đồ 3.6: Giá trị tiên đoán đẻ non trước 37 tuần của XN IL-8 dịch CTC 65
Biểu đồ 3.7: Giá trị tiên đoán đẻ non trong 7 ngày của XN IL-8 dịch CTC 67