Nghiên cứu giá trị của nội soi màng phổi trong chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi
Nghiên cứu vai trò của nội soi màng phổi trong chẩn đoán vàđiều trị tràn khí màng phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân tràn khí màng phổi được nội soi màng phổi từ tháng 9/2003 đến tháng 10/2006, bao gồm tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát 80%; tràn khí màng phổi tự phát thứ phát 13,3%; tràn khí màng phổi ở bệnh nhân đang có kinh nguyệt 3,3% và tràn khí màng phổi sau can thiệp chẩn đoán 3,3%. Kết quả:Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34 ± 15 tuổi (17 – 77 tuổi), nam giới chiếm 90%. Nội soi màng phổi phát hiện đượckén khí trong 70% các trường hợp. Mức độ tổn thương qua nội soi màng phổi: Độ 1 là 13,3%; độ 2 là 20%; độ 3 là 33,4%; độ 4 là 33,3%. Tiến hành can thiệp: đốt kén khí 11 bệnh nhân, thắt bóng khí 3 bệnh nhân, gây dính bằng bột talc 25 bệnh nhân với liều trung bình 8,2 ± 2,2g. Tỷ lệ thành công của gây dính bằng bột talc qua nội soi màng phổi là 80% và sau gây dính bổ sung là 100%. Tai biến và tác dụng phụ bao gồm: Tràn khí dưới da 46,7%; mủ màng phổi 3,3%; sốt cao nghi nhiễm trùng bệnh viện 3,3%; chảy máu khoang MP 3,3%; đau ngực 96,7%; sốt 63,3% và khó thở 10%. Tỷ lệ tái phát sau 14,1 ± 10,4 tháng là 3,3%. Kết luận:Nội soi màng phổi có hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi.
Tràn khí màng phổi được định nghĩa là sự xuất hiện khí trong khoang màng phổi. Khái niệm này được Itard đề cập đến đầu tiên từ năm 1803, sau đó các triệu chứng lâm sàng được Laennec mô tả vào năm 1819 [9]. Tràn khí màng phổi được phân chia thành: TKMP tự phát và TKMP do chấn thương (bao gồm cả TKMP do các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị). TKMP tự phát bao gồm 2 loại: TKMP tự phát nguyên phát xảy ra ở người không có bệnh lý về phổi và thứ phát xảy ra ở những người có bệnh
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích