Nghiên cứu giá trị của Protein phản ứng C và Interleukin- 6 trong đánh giá mức đô năng nhẹ của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là mọt bệnh cấp tính thường gặp trên lâm sàng, tỷ lệ bệnh là 5,4- 79,8/100.000 dân. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng, lý do chưa rõ nhưng có thể liên quan đến sự gia tăng sử dụng rượu và khả năng chẩn đoán bệnh ngày càng được nâng cao [14], [21], [82].
Viêm tụy cấp là mọt bệnh có diễn biến phức tạp, khó đoán trước và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp nặng. Theo các thống kê mới nhất, khoảng 85% các bệnh nhân viêm tụy cấp thuộc loại viêm tụy kẽ (phù tụy) và 15% là viêm tụy cấp hoại tử, trong đó có khoảng 33% bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử có nhiễm trùng hoại tử. Tỷ lệ tử vong của viêm tụy cấp khoảng 5% (2- 9%, tùy từng nghiên cứu); tỷ lệ này là 3% (1- 7%) trong viêm tụy kẽ và tăng tới khoảng 17% (8- 39%) đối với viêm tụy cấp hoại tử (12% ở viêm tụy cấp hoại tử vô trùng và 30% đối với viêm tụy cấp hoại tử nhiễm trùng). Các bệnh nhân viêm tụy cấp không có biến chứng suy tạng có tỷ lệ tử vong là 0%, và là 3% nếu có suy mọt tạng, tỷ lệ tử vong tới 47% (28- 69%, tùy từng nghiên cứu) đối với bệnh nhân có suy đa tạng [21].
Trong thực hành lâm sàng, sau khi chẩn đoán viêm tụy cấp được khẳng định, việc đánh giá về mức đọ bệnh trong thời gian sớm nhất sẽ có lợi ích rất lớn, nó quyết định việc lựa chọn cách thức điều trị thích hợp, từ đó có thể ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng và làm giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị chỉ thực sự có hiệu quả khi được tiến hành sớm trong vòng 24- 48 giờ kể từ khi bệnh bắt đầu [76], [125].
Có nhiều phương pháp đã được sử dụng để đánh giá mức đọ nặng nhẹ và tiên lượng của viêm tụy cấp như đánh giá dựa vào lâm sàng, dựa vào các bảng điểm Ranson, Imrie (Glasgow), APACHE và dựa vào chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên, không có phương pháp nào trên đây có khả năng xác định mức đọ và tiên lượng của viêm tụy cấp mọt cách chính xác ngay trong giai đoạn sớm của bệnh.
Hiện nay, vấn đề dự báo sớm (tiên lượng) mức đô năng nhẹ của viêm tụy cấp vẫn đang còn nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới, nhất là việc lựa chọn phương pháp áp dụng.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, ở các bệnh nhân viêm tụy cấp, mức đô tăng nồng đô các cytokine trong máu có liên quan với sự phát triển của các biến chứng như suy tạng, hoại tử, nhiễm trùng. Trên cơ sở đó, đã có môt số xét nghiệm được sử dụng để đánh giá mức đô năng nhẹ của viêm tụy cấp, hiện nay xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (CRP) được coi là xét nghiệm tiêu chuẩn và Interleukin- 6 là xét nghiệm được cho là có nhiều hứa hẹn nhất trong tương lai gần [37], [122], [125], [134].
ở Việt Nam, việc xác định mức đô năng nhẹ của viêm tụy cấp chủ yếu dựa vào đánh giá lâm sàng và môt số xét nghiệm cổ điển. Để hiểu rõ hơn về bệnh và nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định mức đô năng nhẹ của viêm tụy cấp phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị của Protein phản ứng C và Interleukin- 6 trong đánh giá mức đô năng nhẹ của viêm tụy cấp” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát mối liên quan của nồng độ Protein phản ứng C và Interleukin- 6 huyết thanh với tình trạng nặng nhẹ của viêm tụy cấp.
2. Đối chiếu giá trị của Protein phản ứng C và Interleukin- 6 huyết thanh với lâm sàng và một số chỉ tiêu cận lâm sàng trong đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đánh giá mức đô và tiên lượng của viêm tụy cấp 3
1.1.1. Đánh giá dựa vào lâm sàng 4
1.1.2. Đánh giá dựa vào các marker viêm 5
1.1.3. Các sản phẩm được giải phóng bởi tụy 8
1.1.4. Các bảng tiên lượng đa thông số 8
1.1.5. Đánh giá dựa vào chụp cắt lớp vi tính (CTSI) 12
1.1.6. Môt số phương pháp khác 14
1.1.7. Đánh giá mức đô VTC theo hôi nghị Tiêu hóa Thế giới (2002) 15
1.2. Vai trò của IL-6 và CRP trong đánh giá tiên lượng viêm tụy cấp 16
1.2.1. Vai trò của Interleukin- 6 trong viêm tụy cấp 17
1.2.2. Vai trò của Protein phản ứng C (CRP) trong viêm tụy cấp 26
CHƯƠNG 2:_ĐÔÌ TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 33
2.2.3. Thu thập số liêu 33
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu 33
2.2.5. Phân loại viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 36
2.2.6. Đánh giá mức đô nặng nhẹ và tiên lượng của viêm tụy cấp 38
2.3. Phương pháp xử lý số liêu 43
CHƯƠNG 3:_KET QUả NGHIÊN cúu 46
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 46
3.1.1. Phân bố bênh theo tuổi và giới 46
3.1.2. Ngyên nhân của viêm tụy cấp 47
3.1.3. Phân loại viêm tụy cấp 47
3.2. Sự thay đổi nồng đô IL-6 và CRP huyết thanh ở bênh nhân VTC được
phân loại theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 5G
3.2.1. Tỷ lê bênh nhân VTC có tăng nồng đô IL-6 và CRP huyết thanh 5G
3.2.2. Sự thay đổi nồng đô IL-6 và CRP huyết thanh ở bênh nhân VTC 51
3.2.3. Sự thay đổi nồng đô IL-6 và CRP huyết thanh theo mức đô của
viêm tụy cấp được phân loại theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 53
3.2.4. Sự thay đổi nồng đô IL-6 và CRP huyết thanh theo môt số biểu
hiên lâm sàng và cân lâm sàng ở bênh nhân viêm tụy cấp 56
3.3. Sự thay đổi nồng đô IL-6 và CRP huyết thanh ở các nhóm VTC nhẹ và
VTC năng được xác định bằng bảng tiên lượng Imrie 64
3.4. Sự thay đổi nồng đô IL-6 và CRP huyết thanh ở các nhóm VTC nhẹ và
VTC năng được xác định bằng chụp cắt lớp vi tính theo bảng điểm CTSI 67
3.5. Giá trị của IL-6 và CRP huyết thanh, bảng tiên lượng Imrie và bảng
CTSI trong dự báo mức đô VTC 7G
3.5.1. Giá trị của IL-6 và CRP huyết thanh trong dự báo mức đô VTC 7G
3.5.2. Giá trị của bảng tiên lượng Imrie và bảng CTSI trong dự báo mức
đô của VTC 73
3.6. Giá trị của IL-6 và CRP huyết thanh trong dự báo biến chứng suy tạng
ở bênh nhân viêm tụy cấp 74
3.7. Giá trị của IL-6 và CRP huyết thanh trong dự báo biến chứng hoại tử ở
bênh nhân viêm tụy cấp 75
3.8. So sánh giá trị của IL-6 và CRP huyết thanh với môt số thông số lâm
sàng và cân lâm sàng trong tiên lượng mức đô của bênh nhân VTC 77
CHUÔNG 4 79
BÀN LUẬN 79
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích