NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ
Bs Trần Đức Tuấn1, Bs Vũ Đăng Lưu1, Bs Trần Anh Tuấn1, Bs Nguyễn Quang Anh1, Gs Phạm Minh Thông1
1 Khoa chẩn đoán hình ảnh- Bệnh viện Bạch Mai
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm 2D và siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ, đối chiếu với chụp mạch số hoá xoá nền (DSA).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu với mẫu 18 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ bằng siêu âm, dựa trên 2 phương pháp là tính chỉ số đường kính (phương pháp NASCET) trên siêu âm 2D và dựa theo thay đổi của các chỉ số vận tốc trên siêu âm Doppler màu. Kết quả có đối chiếu với DSA, được xem là tiêu chuẩn vàng trong xác định mức độ hẹp.
Kết quả: Lấy DSA làm tiêu chuẩn vàng, tỉ lệ hẹp ĐM cảnh có ý nghĩa (>70%) trên siêu âm theo chỉ số đường kính (phương
pháp NASCET) và theo các chỉ số vận tốc phát hiện được lần lượt 77,8% và 50%, tỉ lệ này là 77,8% khi kết hợp cả 2 phương pháp, bằng với đánh giá theo đường kính. Có sự tương quan chặt chẽ giữa tỉ lệ hẹp trên siêu âm tính theo phương pháp NASCET và trên DSA với r = 0.674 (p = 0.002). Không có sự tương quan tuyến tính giữa chỉ số PSV trên siêu âm và trên chụp DSA (p > 0.05). Mức độ đồng hợp giữa hai phương pháp siêu âm 2D và Doppler trong xác định mức độ hẹp mạch cảnh là thấp, với giá trị Kappa = 0.44 (p=0.002).
Kết luận: Siêu âm là phương pháp dễ tiếp cận, rẻ tiền, không xâm lấn nhưng đáng tin cậy trong việc ước tính mức độ hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ và siêu âm 2D sử dụng phương pháp đo NASCET có độ chính xác cao hơn siêu âm Doppler.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com