Nghiên cứu giá trị của sinh thiết cắt dưới hướng dẫn SA trong chẩn đoán UTV – 40 trường hợp

Nghiên cứu giá trị của sinh thiết cắt dưới hướng dẫn SA trong chẩn đoán UTV – 40 trường hợp

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, mô bênh học và giá trị của siêu âm(SA) trong chẩn đoán ung thư(UTV). Đối tượng và phương pháp: 621 bênh nhân(BN) nữ có bất thường ở vú đến khám và điều trị tại Bênh viên K từ năm 2003-2006, được làm SA tuyến vú để tìm các dấu hiệu tổn thương, phân tích, đối chiếu kết quả SA với kết quả mô bệnh học đánh giá độ nhạy(Se), độ đặc hiệu(Sp), giá trị dự báo dương tính(PPV), giá trị dự báo âm tính(NPV) và độ chính xác(Acc). Kết quả: Các dấu hiệu tổn thương SA chẩn đoán UTV quan trọng hay gặp: SA có khối với hình đa diện khó định dạng: Se=73,9%, Sp=87,4%. Đường bờ khối không đều có tua gai: Se=72,4%, Sp=96,8%. Đậm độ của khối giảm âm: Se=89,5%, Sp=83,3%. Mật độ âm trong khối không đều: Se=98%, Sp=68,5%. Các dấu hiệu tổn thương SA ít gặp hơn: Có chấm tăng âm vôi hoá trong khối: PPV=91,2%. Có bóng cản âm sau khối: PPV=94,1%. Số lượng chấm tăng âm trong khối trên 5 ổ: PPV=93,7%. Chỉ số chiều sâu/chiều rộng(D/W) của khối >1: PPV= 95,9%. SA có hạch nách di căn: Se=77,4%, Sp=90,2%. Kết luận: SA là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán UTV với Se=89,47%, Sp=86,49%, PPV=92,96%, NpV=83,72% và Acc=88,41%.
1.    ĐẶT VẤN ĐỂ
Ung thư vú là ung thư hay gặp nhất của phụ nữ với tần suất mắc chuẩn theo tuổi của thế giới là 80,1/100.000 dân, Mỹ là 96,7/100.000. Việt nam cho đến nay chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ chết do ung thư nói chung và UTV nói riêng, tuy nhiên theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, Thành phố Hổ Chí Minh và một số tỉnh thành tỷ lệ mắc UTV trên cả 3 miền đều cao. Tại Hà nội năm 1999, tỷ lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi là 21,8/100.000 dân, tại Thành phố Hổ Chí Minh là 17,1/100.000 dân, ước tính chung cho cả nước năm 2000 tỷ lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi là 17,4/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ[1].
Giá trị của phương pháp chụp X quang(XQ) trong chẩn đoán UTV đã được khẳng định từ nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên XQ vẫn còn một tỷ lệ chẩn đoán chưa chính xác(10-20%), hoặc “chẩn đoán nghi ngờ” do khó xác định vì tuyến vú đậm đặc ở phụ nữ trẻ, không nuôi con, tổn thương nhỏ không có vôi hoá, không thể hiện hay không có sự khác biệt về hình ảnh XQ giữa mô bệnh và mô lành trên phim chụp vú. Để khắc phục các nhược điểm trên, gần đây phương pháp SA tuyến vú với đầu dò tần số cao > 10MHz đã được sử dụng để chẩn đoán kết hợp với XQ trong phát hiện các bệnh lý ở vú và đặc biệt là UTV. SA có các ưu điểm là không độc hại, có thể thực hiện kỹ thuật lặp lại nhiều lần, dễ bộc lộ tổn thương và kinh tế.
Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã cho thấy giá trị của SA chẩn đoán UTV có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, tương đương hoặc hơn giá trị chẩn đoán của phương pháp chụp XQ như nghiên cứu của Esserman(Mỹ) trên 2.020 BN, thây Sa có Se=96,9%, Sp=94,8%, PPV=39,2 và NPV=99,9%(chẩn đoán XQ tương ứng là 91,5, 87,0, 19,7 và 99,7%)[6].
Trong nước, SA chẩn đoán UTV cũng đã được một số tác giả tiến hành, tuy nhiên những nghiên cứu này đều là hổi cứu và chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá vai trò và giá trị chẩn đoán của riêng phương pháp SA như: “Hổi cứu 50 trường hợp UTV xác định bằng tế bào học, so sánh XQ kỹ thuật số và SA” năm 2005 của Hổ Chí Trung, Trung tâm Medic, cho thấy SA chẩn đoán đúng 92%, sai 6% và không xác định được 2%. “Nghiên cứu giá trị của sinh thiết cắt dưới hướng dẫn SA trong chẩn đoán UTV – 40 trường hợp” năm 2006 Nguyễn Văn Thi, Bệnh viện K Hà nội.
Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau đây:
-Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học ung thư vú.
-Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú.
2.    ĐỐI TƯỢNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
2.1    Đối tượng nghiên cứu:
-621 BN nữ, mọi lứa tuổi, với triệu chứng lâm sàng nghi có khối u ở vú, lần đầu đến khám, chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 5/ 2003 đến tháng 5/ 2006.
-Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có khám lâm sàng, siêu âm tuyến vú, có chẩn đoán mô bệnh học qua sinh thiết kim hoặc phẫu thuật. Có hổ sơ bệnh án lưu trữ đầy đủ các kết quả xét nghiệm. 
2.2    Cỡ mẫu: Được tính theo công thức cho nghiên cứu tỷ lê.
1 –    P    Z =1,96 với độ tin cậy 95%
n = Z2 a /    2        P = 0,86 (Dựa theo độ chính xác của XQ ở NC trước của tác giả[2])
s2. P    8 = sai số tối thiểu có thể chấp nhận là 0,05
n(min)=250,15. Để đảm bảo độ chính xác cho nghiên cứu    phân tích, lấy hê
số điều chỉnh là 2. Vậy cỡ mẫu cần thực hiên trong nghiên cứu này > 501 BN.
2.3    Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và đánh giá một nghiêm pháp chẩn đoán trong lâm sàng.
-Phương tiên: Máy SA Alloka SSD1700 của Nhật, đầu dò phẳng tần số 10MHz.
-Kỹ thuật: SA tuyến vú, hạch nách 2 bên theo quy chuẩn kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
-Qui trình và các chỉ số nghiên cứu:
+Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng gồm tỷ lê mắc bênh theo bên vú, tỷ lê mắc bênh theo vị trí lâm sàng, tỷ lê mắc bênh theo số lượng tổn thương, tỷ lê mắc bênh theo kích thước tổn thương và phân loại chẩn đoán mô bênh học của 621 đối tượng nghiên cứu.
+Nghiên cứu các dấu hiêu tổn thương trên SA: dấu hiêu có khối(mass) trong tổ chức tuyến vú, hình dạng của khối, đường bờ của khối, đậm độ SA của khối, mật độ SA trong khối, hình chấm tăng âm do vôi hoá tạo nên trong khối, bóng cản âm sau khối do đậm độ vôi hoá cao tạo nên, số lượng chấm tăng âm trong khối, chỉ số chiều sâu/chiều rộng của khối(D/W) và SA hạch nách với dấu hiêu di căn khi kích thước>1cm hoặc có thay đổi cấu trúc.
-Đánh giá kết quả: Thống kê, đối chiếu từng dấu hiêu tổn thương SA và chẩn đoán SA với chẩn đoán mô bênh học(lấy chẩn đoán mô bênh học làm chuẩn vàng) để tính độ nhạy, độ đặc hiêu, giá trị dự báo dương tính(GTDBDT), giá trị dự báo âm tính(GTDBÂT) và độ chính xác.
-Quản lý thông tin và phân tích dữ liêu: Các kết quả được phân tích bằng các thuật toán thống kê y học, so sánh các tỷ lê bằng test Student và trắc nghiêm X2, ứng dụng phần mềm Epi Info 6.0 và SPSS 13.0.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment