NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM SYNTAX LÂM SÀNG TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP QUA DA

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM SYNTAX LÂM SÀNG TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP QUA DA

LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM SYNTAX LÂM SÀNG TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP QUA DA. Bệnh động mạch vành đang là căn nguyên tử vong lớn nhất và cũng là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật tại các nước đang phát triển. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới năm 2001, bệnh mạch vành là căn nguyên gây tử vong cho 7,3 triệu người và 58 triệu số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn phế (DALY) trên toàn thế giới [1]. Tại Mỹ, mặc dù trong bốn thập kỷ tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành đã giảm nhưng bệnh lý tim mạch vành chịu trách nhiệm cho khoảng 1/3 cho tất cả tử vong trên 35 tuổi [2], [1]. Theo ước tính của Hội tim mạch Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 1,1 triệu người bị

THANG ĐIỂM SYNTAX LÂM SÀNG TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP QUA DA.NMCT, tỷ lệ tử vong do NMCT khoảng 40%, trong đó có tới một nửa bị tử vong trước khi vào viện [3].
Theo thống kê của Phạm Việt Tuân, Nguyễn Lân Việt tỷ lệ các bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam có khuynh hướng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây (11,2% năm 2003 tăng lên tới 24% trong tổng số bệnh nhân nhập viện tim mạch trong năm 2007). Theo thống kê của Tổng hội y dược học năm 2001 cho thấy tỷ lệ tử vong do nguyên nhân bệnh tim nói chung là 7,7%, trong đó 1,02% chết vì NMCT . Có sự dịch chuyển cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam, các nhóm bệnh THA, BTTMCB, nhóm bệnh động mạch, bệnh mạch máu não có sự gia tăng về số lượng và tỷ lệ so với các nhóm bệnh khác một cách rõ rệt [4].

xem thêm : Nghiên cứu vai trò của thang điểm syntax trong tiên lượng bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da

Chụp và nong động mạch vành qua da được Andreas Gruentzig thực hiện đầu tiên năm 1977 tại Zurich cho đến nay đã có nhiều bước tiến bộ vượt bậc mang lại hiệu quả to lớn trong điều trị bệnh nhân bệnh ĐMV. Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới đã chỉ ra được ưu điểm vượt trội của can thiệp động mạch qua da. Bên cạnh sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật là sự ra đời nhiều loại stent, đặc biệt stent phủ thuốc đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân. Đặt stent đã được ứng dụng triển khai một cách rộng rãi trên thế giới và nó là thành phần thiết yếu của điều trị bệnh ĐMV.
Tuy nhiên, sau nhiều năm tiến hành can thiệp, điều làm các nhà tim mạch lo lắng hiện tại là tỷ lệ tái hẹp cũng như các biến cố tim mạch sau can thiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ nhất định. Một nghiên cứu đa trung tâm tiến hành tại nhiều nước châu âu cho thấy sau 12 tháng tỷ lệ phải can thiệp lại là 14,3% [5, 6]. Tại Viện tim mạch Việt nam trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn theo dõi những bệnh nhân sau can thiệp mạch vành qua da với thời gian 21± 4,5 tháng có 18,1% tử vong trong quá trình theo dõi [7]. Tiên lượng bệnh nhân sau can thiệp cần dựa vào những yếu tố nào luôn là một vấn đề quan trọng và khó khăn. Có nhiều thông số và bảng điểm giúp các bác sỹ lâm sàng tiên lượng bệnh nhân hội chứng vành cấp như: Tình trạng huyết động , mức độ tổn thương ĐMV, bệnh lý nền kèm theo, đặc điểm điện tim đồ, tuổi, men tim, có hệ thống thang điểm chỉ dựa vào tổn thương động mạch vành như bảng phân loại của AHA/ACC (1988), thang điểm leaman (1981)…. Tuy nhiên những thang điểm này cũng có nhiều hạn chế nhất định nên cho đến nay chưa được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng.
Thang điểm SYNTAX ra đời năm 2005 kế thừa và phát triển các thang điểm trước đó. Tuy nhiên, thang điểm SYNTAX độc lập với các chỉ số lâm sàng của bệnh nhân, một trong số đó, chẳng hạn như tuổi cao, là một yếu tố tiên lượng độc lập cho tỷ lệ tử vong. Hơn nữa, những nghiên cứu trước kia chỉ ra tính vượt trội của những mô hình nguy cơ dựa trên lâm sàng như MCRS trong việc tiên lượng mức độ nặng và tỷ lệ tử vong khi so sánh với các chỉ số dựa trên tổn thương, ví dụ như phân loại tổn thương Động mạch vành của  AHA. Do vậy, sự thiếu hụt bất kỳ một đặc điểm lâm sàng nào trong tính toán
thang điểm SYNTAX tiềm tàng những hạn chế khi phân tầng nguy cơ.
Thang điểm SYNTAX lâm sàng là mô phỏng của thang điểm SYNTAX khi tích hợp thêm các đặc điểm lâm sàng (tuổi, phân suất tống máu, độ thanh thải creatinin huyết thanh) vào một điểm duy nhất để bù đắp cho những hạn chế của thang điểm SYNTAX. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, khi thêm các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có thể cải tiến sự phân tầng nguy cơ khi sử dụng thang điểm SYNTAX ở 30 ngày sau can thiệp, thang điểm SYNTAX LÂM
SÀNG chứ không phải thang điểm SYNTAX có thể tiên lượng MACE sau can thiệp động mạch vành 30 ngày, phù hợp với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ lâm sàng với những biến chứng không tử vong [8], [9]. Tuy nhiên ở Việt nam chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:
1. Xác định giá trị của thang điểm SYNTAX lâm sàng trong tiên lượng tử vong và các biến cố tim mạch chính ngay sau can thiệp động mạch vành qua da và trong giai đoạn sớm (30 ngày sau can thiệp).
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa thang điểm SYNTAXlâm sàng với một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp qua da.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. TÌNH HÌNH BỆNH MẠCH VÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 4
1.1.1. Trên thế giới 4
1.1.2. Việt Nam 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG ĐỘNG MẠCH VÀNH 6
1.2.1. Giải phẫu ĐMV 6
1.2.2. Sinh lý tưới máu của tuần hoàn vành 8
1.3. PHÂN LOẠI VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH 9
1.3.1. Phân loại bệnh động mạch vành 9
1.3.2. Đau thắt ngực ổn định 9
1.3.3. Hội chứng ĐMV cấp không ST chênh lên 14
1.3.4. NMCT có ST chênh lên 16
1.4. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH MẠCH VÀNH 17
1.5. CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA 23
1.6. PHẪU THUẬT BẮC CẦU NỐI CHỦ-VÀNH 23
1.7. BIẾN CHỨNG TRONG VÀ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH..24
1.7.1. Hiện tượng không có dòng chảy trong ĐMV “No-Reflow” 24
1.7.2. Tắc mạch đoạn xa 24
1.7.3. Huyết khối Stent 24
1.7.4. Thủng mạch vành 25
1.7.5. Rối loạn nhịp tim 25
1.7.6. Tái hẹp sau can thiệp 25
1.8. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN.25
1.8.1. Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng 25
1.8.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp ĐMV 28
1.9. CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH . 32
1.9.1. Đánh giá tổn thương ĐMV theo AHA/ACC 1988 32
1.9.2. Thang điểm Leaman 32 
1.9.3. Bảng phân loại của Duke và ICPS trong phân loại các tổn thương
tại điểm phân nhánh 34
1.9.4. Thang điểm SYNTAX 35
1.9.5. Thang điểm SYNTAX lâm sàng 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 43
2.2.3. Các biến cố tim mạch chính sau can thiệp 43
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45
3.1.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi 47
3.1.2. Đặc điểm về điện tâm đồ 48
3.1.3. Đặc điểm về chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim 49
3.1.4. Kết quả chụp và can thiệp ĐMV 49
3.2. SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA 3 NHÓM SYNTAX
LÂM SÀNG TRƯỚC CAN THIỆP 54
3.2.1. Chẩn đoán 54
3.2.2. Đặc điểm về siêu âm tim 54
3.2.3. Đặc điểm một số yếu tố liên quan đến tiên lượng của ba nhóm
nghiên cứu 55
3.2.4. Đặc điểm cận lâm sàng trước can thiệp của ba nhóm nghiên cứu . 56
3.2.5. Đặc điểm về chế độ dùng thuốc trước can thiệp 56
3.3. KẾT QUẢ MỘT SỐ YẾU TỐ TRƯỚC CAN THIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN NGAY SAU CAN THIỆP 58
3.4. KẾT QUẢ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊN LƯỢNG BỆNH
NHÂN SAU CAN THIỆP 30 NGÀY 61 
3.5. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC BIẾN CỐ TIM MẠCH CHÍNH
VÀ THANG ĐIỂM SYNTAX LÂM SÀNG THEO THỜI GIAN 66
3.6. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG ĐIỂM SYNTAX VÀ
SYNTAX LÂM SÀNG VỚI BIẾN CỐ CHÍNH VÀ TỬ VONG TRONG
QUÁ TRÌNH THEO DÕI 68
3.6.1 Các biến cố tim mạch chính và tử vong ngay sau can thiệp 68
3.6.2. Các biến cố tim mạch chính và tử vong sau can thiệp 30 ngày 71
Chương 4: BÀN LUẬN 74
4.1. NHẬN XÉT VỀ GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM SYNTAX VÀ SYNTAX
LÂM SÀNG TRONG TIÊN LƯỢNG SỚM BỆNH NHÂN SAU CAN
THIỆP ĐMV QUA DA 74
4.2. BÀN LUẬN VỀ MỐI LIÊN QUAN CỦA THANG ĐIỂM SYNTAX LÂM
SÀNG VÀ CÁC BIẾN CỐ TIM MẠCH SAU CAN THIỆP 75
4.2.1. Liên quan giữa CSS và tử vong 75
4.2.2. Liên quan giữa CSS và biến cố chính 76
4.3. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊN LƯỢNG
BỆNH NHÂN SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA 77
4.3.1. Tuổi và giới 77
4.3.2. Tiền sử tim mạch 79
4.3.3. Tần số tim > 100 ck/ph 79
4.3.4. Sốc tim 80
4.3.5. Men tim 80
4.3.6. Chức năng thất trái trên siêu âm tim: 81
4.3.7. Các yếu tố liên quan đến tổn thương ĐMV và kết quả can thiệp .. 82
KÉT LUẬN 84
KIÉN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. The WHO. The World Health Report (2002), “Reducing Risk and Promoting Healthy life”. Geneva.

2. Antman E.M, Anbe D.T, Armstrong P.W, et al (2004). “ACC/AHA Guidelines for the Management of Patients with ST-Elevation Myocardial Infarction—Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 1999 Guidelines for the Management of Patients with Acute Myocardial Infarction)” 588 – 636 .

3. Anthony A.Hilliard,(2008), “Myocardial Infarction” MayoClinic Cardiology concise textbook, 3: 685-883.

4. Phạm Việt Tuân, Nguyễn Lân Việt (2008), “Tìm hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 5 năm 2003 – 2007” Luận văn thạc sỹy học.

5. Antonio Colombo, On behalf of the SYNTAX investigators (2008), Outcomes at One Year for Patients with Bifurcation and Trifurcation Lesions in the Randomized Cohort.

6. Thomas J.T, William B.K, Halit S et al (2001), “Cardiovascular diseases in the United States and Prevention Approaches”, The Heart, (1), 3-19.

7. Nguyễn Quang Tuấn (2005) “Đánh giá kết quả sớm của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y học thực hành (504), số 2, trang 71-75).

8. Garg S, Sarno G, Garcia-Garcia H.M, et al; on behalf of the ARTS-II Investigators. “A new tool for the risk stratification of patients with complex coronary artery disease. The Clinical SYNTAX Score”. Circ Cardiovasc Interv. 2010;3(4):317-326.

9. Frank Scherff, Giuseppe Vassalli, Dainiel Surde, et all (2011) “The SYTAX score predict early mortality rick in the elderly with Acute coronary syndrom Having primary PCI”. Pubmed, 11/2011.

10. Murray C.J and Lopez A.D (1996), “Global Burden of Disease and Injury Series, Vols. I and II, Global Health Statistics”. Boston: Harvard School of Public Health.

11. Mathers, C. D, A. Lopez, and Murray C.J (2006). “The Burden of Disease and Mortality by Condition: Data Methods, and Results for 2001”.

12. Ngô Văn Thành và cs (1998), “Nhận xét về tình hình tử vong ở bệnh viện Bạch Mai 1992-1996”. Công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai 1997-1998, tập 2. NXB Y học, 1998, tr. 47.

13. Lê Thu Liên (1996), “Tuần hoàn mạch vành”, Chuyên đề sinh lý học, Bộ môn sinh lý-Trường đại học Y Hà nội, Nhà xuất bản Y học, Tr 75-79.

14. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2008) “Chẩn đoán điều trị bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên” Khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam, tr 351-392.

15. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2008) “Xử trí nhồi máu cơ tim có ST chênh lên” Khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam, tr 394-437.

16. Antman E.M, Eugence B (2001), “Acute Myocardial Infarction”, Heart Disease, 1114-1219.

17. Braunwald E, Antman E.M, Beasely J.W, et al (2000), “ACC/AHA guidelines for the management of patients with unstable angina and non-ST-segment elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology / American Heart Association Task Force on Practice Guidelines”, JAm Coll Cardiol, (36), 970-1062.

18. Margreeth O, Rutger L.A, Pieter-Jan DK, et al (1998), “Effects of Aspirin on Angiotensin-Converting Enzyme Inhibition and Left Ventricular Dilation One Year After Acute Myocardial Infarction”, Am J Cardiol, (81), 1178-1181.

19. Yusuf S (2001), “The Clopidogrel in Unstable angina to prevent Recurrent Events (CURE) trial” Presented at the 50th Annual Scientific Session of the American College of Cardiology in Orlando, Florida.

20. Stone G, Grines C, Cox D, et al (2001), “A prospective multicenter, international randomized trial comparing four reperfusion strategies in AMI: Principal report of the controlled abciximab an device investigation to lower late angioplasty complication (CADILLAC) trial”, JAm Coll Cardiol, (37), 342A.

21. Ross A, Coyne K, Hammond M, et al (1999), “Enaxoprin and unfractioned heparin as adjunctive therapy for r-PA in AMI: Results of the Heparin and Reperfusion trials II (HART II) pilot study”, J Am Coll Cardiol, (33), 383A.

22. Thach NG, Shigeru S, Graeme S et al (2001), “Management for ST- Segment Elevation Myocardial Infarction”, Management of Complex Cardiovascular Problems, 25-67.

23. The Global Use of Strategies to Open Occluded Coronary Arteries (GUSTO) IIb Investigators (1996), “A comparison of recombinant hirudin with heparin for the treatment of acute coronary syndromes”, N Engl J Med, (335), 775-782.

24. Dargie HJ (2001), “Carvedilol Post-infarct Survival Controlled Evaluation (CAPRICORN): A Multinational, Randomized, Double-blind Study on the Effects of Carvedilol on Mortality and Morbidity in Patients With Left Ventricular Dysfunction after MI”, Presented at the ACC meeting. Orlando, Florida.

25. Vantrimpont P, Rouleau J.L, Wun C.C, et al for the SAVE investigators (1997), “Additive beneficial effects of beta-blockers to angiotensin converting enzyme inhibitors in the survival and ventricular enlargement (SAVE) study”, J Am Coll Cardiol, (29), 229-236.

26. Stenestrand U, Wallentin L, et al (2001), “the Swedish Register of Cardiac Intensive Care (RIKS-HIA) Early statin treatment following AMI and 1-year survival”, JAMA , (285) 430-436.

27. Đặng Lịch và cộng sự (2004), “Đánh giá kết hợp thuốc ức chế men

chuyển trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim”, Tạp chí Tim mạch học, 37 (Phụ san đặc biệt 2-Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học), Tr 177-187.

28. Nguyễn Huy Dung và cộng sự (2004), “Lựa chọn các phương thức xử trí nhồi máu cơ tim”, Phụ trương Tạp chí Tim mạch học, 38 (Khuyến cáo xử trí các bệnh lý tim mạch chủ yếu ở Việt nam), Tr 203-247.

29. Andrew D, Sachin P, Charles R, et al (1998), “Dangers of Delay of Initiation of Either Thrombolysis or Primary Angioplasty in Acute Myocardial Infarction With Increasing Use of Primary Angioplasty”, Am J Cardiol, (81), 1173-1177.

30. Subodh V, Paul W.M, Richard D.W, et al (2002), “Fundamentals of Reperfusion Injury for the Clinical Cardiologist”, Circulation, (105), 2332-2336.

31. William J.S, James H.O (1998), “Primary angioplasty in acute myocardial infarction”, Cardiac Intensive Care, 161-180.

32. Koyu S, Yoshihisa N, Takeshi K, et al (2002), “Comparison of Results of Coronary Angioplasty for Acute Myocardial Infarction in Patients > 75 Years of Age Versus Patients < 75 Years of Age”, Am J Cardiol, (89), 797-800.

33. Gregg WS, Bruce RB, John JG et al (1998), “Prospective, Multicenter Study of the Safety and Feasibility of Primary Stenting in Acute Myocardial Infarction: In-Hospital and 30-Day Results of the PAMI Stent Pilot Trial”, J Am Coll Cardiol, (31), 23-30.

34. Shindler D, Palmeri S, Antonelli T, et all (2000), “Diabetes mellitus in cardiogenic shock complicating acute myocardial infarction: Report From the SHOCK Registry”, JAm Coll Cardiol, 35 (Suppl 2):126.

35. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (1997), “Nhồi máu cơ tim”, Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, (2), Tr 82 – 94.

36. Alessandro S, Massimo C, Fulvia S, et al (1999), “Prediction of Cardiac Events After Uncomplicated Acute Myocardial Infarction by Clinical Variables and Dobutamine Stress Test”, J Am Coll Cardiol, (34), 435-40.

37. Gibson C.M, Murphy S.A, Menown I, et al for the TIMI study group (1999), “Determinants of coronary blood flow following thrombolytic administration” JAm Coll Cardiol, (34), 1403-1412.

38. Ross A, Coyne K, Moreya E, et al (1998), “For the GUSTO I Angiographic Investigators. Extended mortality benefit of early postinfarction reperfusion”, Circulation, (97), 1549-1556.

39. Philipp K.H, Philipp C, Nicole H, et al (2003), “Prediction of Clinical Outcome After Mechanical Revascularization in Acute Myocardial Infarction by Markers of Myocardial Reperfusion”, J Am Coll Cardiol, (41), 532-8.

40. Ambrosio G, Tritto I (1999), “Reperfusion injury: experimental evidence and clinical implications”, Am Heart J, (138), 69-75.

41. Leaman D.M, Brower R.W, Meester G.T, et al (1981), Coronary artery atherosclerosis: severity of the disease, severity of angina pectoris and compromised left ventricular function. Circulation.1981; 63(2):285-99.

42. GeorgiosSianos1, Marie-Angốle Morel2, Arie Pieter Kappetein3, et al

(2005), The SYNTAX Score: an angiographic tool gradingthe complexity of coronary artery disease. EuroInterv.2005;1:219-227

43. Duk-Woo Park, Sung-Cheol Yun, et al (2008) “Long-Term Mortality After Percutaneous Coronary Intervention With Drug-Eluting Stent Implantation Versus Coronary Artery Bypass Surgery for the Treatment of Multivessel Coronary Artery Disease” Circulation 2008; 117; 2079-2086.

44. Bùi Ngọc Minh (2008), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính”, Luận án tiến sĩy học, Hà Nội

45. Van Gaal W.J, Ponnuthurai F.A, Selvanayagam J, et al (2008), The Syntax score predicts peri-procedural myocardial necrosis during percutaneous coronary intervention. Int J Cardiol.

46. Tưởng Thị Hồng Hạnh, Phạm gia khải (2000), “Đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim bằng siêu âm tim”, Tạp chí Tim mạch học, 21 (Phụ san đặc biệt 2 – Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học) tr 648-655).

47. Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang (2009): “Nghiên cứu vai trò của thang điểm SYNTAX trong tiên lượng bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da”. Luận văn Thạc sỹ Y học.

48. Zhaojun Xiong, Cansheng Zhu, Xiaoxixan Qian, et al (2011) “Predictors of Clinical SYNTAX Score in Coronary Artery Disease: Serum Uric Acid, Smoking, and Framingham Risk Stratification” . Pubmed 12/2011

49. Chrysafios G, Scot G, Lorenz R, et al (2011): “ SYNTAX score and Clinical SYNTAX score as predictors of very long term clinical outcomes in patients undergoing percutaneous coronary interventions: a substudy of SIRolimus-eluting stent compared with pacliTAXel-eluting stent for coronary revascularization (SIRTAX) trial”. European Heart Jounal. 10.1093/369.

50. Jou Y.L, Lu T.M, Chen Y.H, et al (2012): “ Comparison of the predictive value of EURO score, SYNTAX score and Clinical SYNTAX score for outcome of patients undergoing percutaneous coronary intervention for unprotected left main coronary artery disease”. Catheter Cardiovasc Interv. 80(2): 222-230.doi.

51. Nguyễn Thị Bạch Yến, Trần Văn Đồng, Phạm Quốc Khánh và cộng

sự (1996), “Tình hình bệnh mạch vành qua 130 trường hợp nằm viện tại Viện Tim mạch trong 5 năm (1/91-10/95”, Tạp chí Tim mạch học Việt nam, Tr 1-5.

52. Trần Văn Dương, Nguyễn Quang Tuấn, Phạm Gia Khải (2000),

“Kỹ thuật chụp động mạch vành chọn lọc: một số kinh nghiệm qua 152 bệnh nhân tim mạch được chụp động mạch vành tại Viện Tim mạch

Việt nam”, Tạp chí Tim mạch học, 21 (Phụ san đặc biệt 2-Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học), Tr 632-642.

Leave a Comment