Nghiên cứu giải phẫu bệnh học ung thư biểu mô tụy tại bệnh viện Việt Đức

Nghiên cứu giải phẫu bệnh học ung thư biểu mô tụy tại bệnh viện Việt Đức

Ung thư tụy, chủ yếu là ung thư biểu mô (UTBM), xuất phát từ tụy ngoại tiết, là một trong những ung thư phổ biến và có tiên lượng xấu nhất.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2003, ung thư tụy đứng thứ 14 trong các ung thư hay gặp nhất với 216.000 trường hợp mới mắc và 213.000 ca tử vong mỗi năm [62].

Tại Mỹ, mặc dù chỉ có 32.000 trường hợp mới mắc hàng năm nhưng ung thư tụy đứng thứ 2 trong các nguyên nhân chết do ung thư tiêu hóa, đứn g thứ 5 trong các nguyên nhân chết do ung thư nói chung. Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ 1-2%, tuy thời gian gần đây có tăng lên, song không quá 7% [57].

Tại Pháp, hàng năm có 3000 người chết do ung thư tụy [9].

Tại Nhật, ung thư tụy hiện nay nằm trong 5 nguyên nhân tử vong do ung thư, đứng hàng đầu ở đàn ông và thứ 6 ở đàn bà, lấy đi sinh mạng của 22.000 người mỗi năm, chiếm hơn 10% cái chết do ung thư [55].

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên cơ sở các thành tựu về hóa mô miễn dịch (HMMD) và di truyền phân tử, đã tổng kết và đưa ra phân loại mô bệnh học các khối u tụy ngoại tiết, mới nhất cho đến thời điểm này là phân loại năm 2000.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu Hà nội, ung thư tụy đứng thứ 4 trong ung thư tiêu hóa [2]. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về ung thư tụy ở nước ta còn nhiều hạn chế, nhất là về giải phẫu bệnh.

Tuy có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị ung thư tụy, song do bệnh tiến triển âm thầm, khi phát hiện ra thường ở giai đoạn muộn, không còn khả năng cắt bỏ. Mặt khác, các kỹ thuật chọc hút tế bào, sinh thiết để chẩn đoán giải phẫu bệnh trước mổ ở nước ta hiện còn gặp nhiều khó khăn do tụy nằm sâu trong ổ bụng. Bởi thế, chẩn đoán giải phẫu bệnh u tụy hầu như chỉ dừng lại ở các bệnh phẩm phẫu thuật (trên các bệnh nhân được đánh giá là có khả năng điều trị phẫu thuật).

Một số tác giả nghiên cứu về ung thư tụy như Đỗ Trường Sơn, Phạm Thị Hoàng Anh [2,7], song, đó là các nghiên cứu về chẩn đoán lâm sàng và điều trị. Trên phương diện giải phẫu bệnh, hiện có nghiên cứu của Trần Ngọc Minh về u đặc giả nhú của tụy (trong đó có ung thư biểu mô đặc giả nhú),

Phạm Thị Thùy nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chọc hút tế bào kim nhỏ trong chẩn đoán u tụy [6,8]. Về phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô tụy theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2000, chưa có nghiên cứu nào được công bố ở nước ta.

Góp phần tìm hiểu về các đặc điểm hình thái của ung thư tụy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải phẫu bệnh học ung thư biểu mô tụy tại bệnh viện Việt Đức” với các mục tiêu sau:

1. Mô tã hình thái đại thể, type mô học, độ mô học ung thư biểu mô tụy.

2. Nhận xét một số đặc điểm về xâm nhập và di căn của ung thư biểu mô tụy.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 14

1.1. Giải phẫu, mô học, sinh lý tuyến tụy 14

1.1.1. Giải phẫu tuyến tụy 14

1.1.2. Mô học tuyến tụy 15

1.1.3. Sinh lý của tụy ngoại tiết 18

1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học ung thư tụy 19

1.2.1. Trên thế giới 19

1.2.2. Tại Việt Nam 19

1.2.3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tụy 19

1.3. Phân loại u tụy ngoại tiết theo WHO 2000 20

1.4. Phân loại giai đoạn theo TNM của u tụy ngoại tiết 22

1.4.1. Phân loại theo TNM 22

1.4.2. Phân nhóm giai đoạn của u tụy ngoại tiết 23

1.4.3. Phân độ mô học của UTBM tụy ngoại tiết 24

1.5. Đặc điểm đại thể và vi thể các type ung thư biểu mô tụy 24

1.5.1. Ung thư biểu mô tuyến ống 24

1.5.2. Ung thư biểu mô tuyến nang thanh dịch 28

1.5.3. Ung thư biểu mô tuyến nang nhầy 28

1.5.4. Ung thư biểu mô nhầy – nhú nội ống 30

1.5.5. Ung thư biểu mô tế bào túi tuyến 31

1.5.6. U nguyên bào tụy 33

1.5.7. Ung thư biểu mô đặc giả nhú 34

1.6. Một số dấu ấn miễn dịch dùng trong chẩn đoán UTBM tụy 35

1.6.1. Cytokeratin 35

1.6.2. Vimentin 36

1.6.3. Neuron specific enolase (NSE) và Synaptophysin 36

1.6.4. Mucin 36

1.6.5. Gen P53 37

1.6.6. CEA, CA19-9 37

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. Đối tượng nghiên cứu 38

2.1.1. Đối tượng 38

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 38

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 38

2.1.4. Cỡ mẫu 39

2.2. Phương pháp nghiên cứu 39

2.3. Địa điểm thực hiện 42

2.4. Các chỉ số nghiên cứu 42

2.4.1. Đặc điểm chung 42

2.4.2. Đặc điểm hình thái học 42

2.5. Phân tích và xử lí số liệu 43

2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 43

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới và tiền sử lâm sàng 44

3.1.1. Đặc điểm về tuổi 44

3.1.2. Đặc điểm về giới 44

3.1.3. Tiền sử 45

3.2. Đặc điểm đại thể và mô bệnh học 45

3.2.1. Đặc điểm đại thể và một số mối liên quan 45

3.2.2. Mô bệnh học và một số mối liên quan 49

3.3. Đặc điểm xâm nhập và di căn của ung thư biểu mô tụy 57

3.4. Nhuộm hóa mô miễn dịch 66

Chương 4: BÀN LUẬN 67

4.1. Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 67

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 67

4.1.2. Đặc điểm về tiền sử lâm sàng 68

4.2. Đặc điểm đại thể và mô bệnh học của nhóm nghiên cứu 69

4.2.1. Đặc điểm đại thể 69

4.2.2. Type mô học, độ mô học và một số mối liên quan 73

4.3. Đặc điểm xâm nhập, di căn của UTBM tụy và một số mối liên quan. . 81

4.3.1. Đặc điểm xâm nhập và di căn 81

4.3.2. Một số mối liên quan 82

4.4. Vai trò của nhuộm HMMD 84

KÉT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment