Nghiên cứu giải phẫu bó mạch ngực trong vàý nghĩa lâm sàng
Nghiên cứu giải phẫu các mạch cấp máu cho môt khu vực, môt phần hoặc môt bô phận nào đó trong cơ thể đã được biết từ rất lâu, song phải sau khi kỹ thuật vi phẫu (KTVP) ra đời (năm 1960) thì việc nghiên cứu này mới thực sự phát triển nhằm phục vụ cho phẫu thuật tạo hình (PTTH), tới nay người ta đã thu được những kết quả có đô tin cậy rất cao. Những kết quả đó đã giúp cho ngành PTTH không những có nhiều chất liệu ghép mà quan trọng hơn nó còn giúp người ta có thể lựa chọn được yếu tố quan trọng nhất đó là cuống mạch của mảnh ghép (vạt cho) cũng như sự thích hợp của mạch nhận khi dùng chúng ở dạng vạt tự do.
Mặc dù nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng các mạch để lấy vạt đã được xác định ở hầu khắp các phần trong cơ thể, tuy vậy vẫn có những mạch còn chưa hoặc mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu, do đó chúng rất cần được tiếp tục nghiên cứu để bổ xung thêm số liệu. Bó mạch ngực trong là môt trong số đó.
Trên thế giới: Bó mạch ngực trong đã được sử dụng làm cầu nối để tái lập tuần hoàn cho đông mạch vành của tim [41], làm mạch nhận trong tái tạo lại thành ngực, vú [32] hoặc sử dụng nhánh tận trong (Đông mạch thượng vị trên) để lấy các vạt thuộc cơ thẳng bụng [26]. Tuy nhiên việc nghiên cứu giải phẫu bó mạch ngực trong vẫn còn rất hạn chế. Chính Clacrk [25] trong nghiên cứu của mình đã thừa nhận rằng sự hiểu biết về cuống mạch ngực trong là rất nghèo nàn.
Ở nước ta: Ngoài những mô tả thông thường trong các sách giáo khoa giải phẫu [1], [2], [5], [6], [7], [9], [10], [11], [13], [14] để phục vụ cho công tác giảng dạy. Bó mạch ngực trong vẫn đang còn là môt khoảng trống chưa được ai đề cập tới. Gần đây cũng chỉ mới có môt vài nghiên cứu về môt trong hai nhánh cùng của bó mạch này đó là: Đông mạch thượng vị trên (ĐMTVT) để áp dụng trong lấy các dạng vạt cơ thẳng bụng [15], [16] nhằm hướng các nhà ngoại khoa sử dụng chúng trong tương lai.
Với những khả năng ứng dụng rông rãi như trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu bó mạch ngực trong là vấn đề cần thiết, nó có ý nghĩa thực tế cho cả hiện tại và tương lai ở nước ta trong ứng dụng, để tái tạo lại thành ngực (nhất là vú) mà hiện nay chúng ta mới chỉ bước đầu áp dụng. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này, hy vọng bước đầu cung cấp các số liệu trên người Việt Nam để các nhà ngoại khoa tham khảo và áp dụng.
Nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau:
1. Cung cấp các số liệu giải phẫu về: Nguyên ủy, đường đi, liên quan, kích thước và biến đổi giải phẫu của bó mạch ngực trong
2. Cung cấp các số liệu giải phẫu về các nhánh: trong đó đặc biệt là các nhánh xuyên, nhánh tận trong (ĐMTVT) của động mạch ngực trong.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những nghiên cứu về giải phẫu 3
1.1.1 Về đông mạch ngực trong 3
1.1.2 Về tĩnh mạch ngực trong 7
1.2 Nghiên cứu ứng dụng 8
1.2.1 Áp dụng của thân chính(đoạn sau thành ngực trước) 8
1.2.2 Áp dụng của ĐMTVT ( môt nhánh tận của ĐM ngực trong) 9
1.2.3 Áp dụng các đông mạch xuyên của ĐMTVT 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.1.1 Mẫu nghiên cứu 14
2.1.2 Dụng cụ nghiên cứu 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.3 Lưu hồ sơ nghiên cứu 20
2.4 Xử lý số liêu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 21
3.1 Kết quả về đông mạch ngực trong 21
3.1.1 Nguyên ủy: 21
3.1.2 Đường đi, liên quan và tận cùng 23
3.1.3 Ngành bên và ngành cùng 25
3.1.4 Các kích thước của ĐMNT 30
3.2 Kết quả về tĩnh mạch ngực trong 42
3.2.1 Số lượng và sự tạo thành: 42
3.2.2 Các kích thước của TMNT 43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47
4.1 Về giải phẫu bó mạch ngực trong 47
4.1.1 Đông mạch ngực trong 47
4.1.2 Tĩnh mạch ngực trong 54
4.2 Bàn về vấn đề sử dụng bó mạch ngực trong 56
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢQ
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích