Nghiên cứu giải phẫu cuống mạch của vạt cơ răng trước

Nghiên cứu giải phẫu cuống mạch của vạt cơ răng trước

Cuống mạch cấp máu cho VCRT cần được nghiên cứu theo định hướng lâm sàng. Mục tiêu: (1) Mô tả giải phẫu điển hình, các biến đổi giải phẫu của cuống mạch nuôi VCRT; (2) Xác định đường kính và độ dài của cuống mạch nuôi VCRT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 tiêu bản phẫu tích cuống mạch của VCRT được sử dụng cho nghiên cứu này. Kết quả: Các mạch dưới vai vắng mặt ở 2/32 tiêu bản, khi mà các mạch ngực – lưng tách trực tiếp từ các mạch nách. Số lượng các nhánh của ĐMNL cấp máu cho VCRT có thể được xếp thành ba loại, trong đó tỷ lệ phần trăm của các loại có một và hai thân lần lượt là 56% và 25%. Đường kính của cuống mạch tại các mức từ nguyên uỷ động mạch dưới vai tới các ngành của thân động mạch tới VCRT đều ở mức thích hợp cho nối vi mạch. Độ dài của lớn của cuống mạch cho phép vạt này có thể vươn xa tới các vùng vai và trên đòn. Kết luận: Cuống mạch của VCRT đáng tin cậy để có thể sử dụng vạt dưới nhiều hình thức hoặc ở các dạng kết hợp với da hay xương sườn.

Những trẽ dưới của cơ răng trước từ lâu đã được sử dụng làm chất liệu tạo hình, hoặc như một vạt xoay, hoặc như một vạt tự do, có hoặc không có thần kinh vận động [2, 3, 6]. Nhánh mạch cấp máu cho VCRT là nhánh cấp hai của động mạch dưới vai, một nhánh của động mạch nách. Như vậy, muốn sử dụng VCRT với các cuống mạch có chiều dài và đường kính khác nhau theo yêu cầu phẫu thuật, việc khảo sát cuống mạch nuôi VCRT phải gắn    liền    với    việc    mô    tả    động    mạch    dưới    vai vàĐMNL, nhánh trực tiếp tách ra động mạch cơ răng trước. Ở Việt Nam, chưa có báo cáo nào về nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng lâm sàng của vạt có cuống mạch được cho là hay biến đổi này. Trước thực tế đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải phẫu cuống mạch của vạt cơ răng trước” nhằm hai mục tiêu:
1.    Mô tả giải phẫu điển hình, các biến đổi giải phẫu của cuống mạch nuôi VCRT.
2.    Xác định đường kính và độ dài của cuống mạch nuôi VCRT.
II.     ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
Các mô tả giải phẫu cuống mạch dựa trên 32 tiêu bản phẫu tích VCRT trên xác người Việt Nam trưởng thành, bao gồm 28 tiêu bản trên xác ướp và 04 tiêu bản trên xác tươi.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Rạch da và lật da vùng nách, cắt cơ ngực bé lật lên rồi phẫu tích tìm các mạch dưới vai, các mạch mũ vai, các mạch ngực – lưng cũng như các nhánh
từ các mạch ngực – lưng chạy tới cơ răng trước. Cuống mạch vào VCRT và thần kinh ngực dài được phẫu tích đến tận trẽ cơ dưới cùng. Vẽ lại mẫu phân bố mạch, đo đạc và chụp ảnh tiêu bản sau khi phẫu tích. Các số đo được xử lý thống kê với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 12.0.
III.    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.     Chuỗi các động mạch dưới vai – ngực lưng
–    cơ răng trước
Trên quan điểm phẫu thuật, khi cần có một cuống mạch có chiều dài tối đa, các động mạch dưới vai, ngực lưng và các nhánh vào cơ răng trước được coi như cuống động mạch nuôi VCRT sau khi đã thắt động mạch mũ vai và động mạch cho cơ lưng rộng; tổng chiều dài của các mạch này được coi là chiều dài cuống mạch của VCRT.
2.    Động mạch dưới vai
–    Động mạch dưới vai ở dạng điển hình có mặt ở 30/32 tiêu bản (93,7%). Nó luôn là một động mạch có đường kính lớn hơn 2,0 mm và dài khoảng 3,0 cm (chiều dài động mạch dưới vai được tính từ điểm nguyên uỷ tới chỗ mà nó chia thành ĐMNL và động mạch mũ vai).
–    Ở 2/32 tiêu bản, động mạch mũ vai và ĐMNL là những nhánh trực tiếp tách ra từ động mạch nách và như vậy không có động mạch dưới vai như mô tả kinh điển.
Ở tất cả các tiêu bản, động mạch dưới vai (hoặc các động mạch mũ vai và ngực lưng tách độc lập) đều tách ra ở dưới mức bờ dưới cơ ngực bé và có dạng đường đi và phân nhánh giống như mô tả kinh điển.
Sơ đồ các dạng nguyên uỷ của động mạch ngực lưng được trình bày ở Hình 1.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment