Nghiên cứu giải phẫu động mạch vành trên hình ảnh cắt lớp vi tính 64 lớp, so với hình ảnh chụp mạch qua da
Luận Án tiến sĩ y học Nghiên cứu giải phẫu động mạch vành trên hình ảnh cắt lớp vi tính 64 lớp, so với hình ảnh chụp mạch qua da.Bệnh lý động mạch (ĐM), đặc biệt là bệnh động mạch vành (ĐMV) ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cơ quan tới mức có thể nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh. Số liệu thống kê của D. Lloyd-Jones và cộng sự [1]. năm 2009 cho thấy hiện mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 34,5% bệnh nhân tử vong do các bệnh tim mạch. Trong số đó, bệnh ĐMV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bệnh ĐMV đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và đang dẫn đến nhiều thay đổi trong mô hình bệnh tim mạch [2].
Mặc dù giải phẫu của các ĐMV đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bằng các kỹ thuật truyền thống và đã được mô tả khá đầy đủ trong các sách giáo khoa giải phẫu kinh điển, nhưng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về hiểu biết giải phẫu trong chẩn đoán, điều trị và can thiệp bệnh mạch vành, chúng vẫn tiếp tục được quan tâm nghiên cứu dựa trên những kỹ thuật hiện hình ngày càng hiện đại hơn.
Nghiên cứu giải phẫu động mạch vành trên hình ảnh cắt lớp vi tính 64 lớp, so với hình ảnh chụp mạch qua da Mạch máu nói chung và các ĐMV nói riêng thường có nhiều biến đổi giải phẫu. Nắm vững các biến đổi giải phẫu của các ĐMV là cơ sở qu an trọng cho bác sĩ lâm sàng phiên giải (đọc) các films chụp mạch, phẫu thuật hay thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch máu một cách đúng đắn và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Trong điều trị can thiệp mạch, thầy thuốc cần biết rõ các thông tin chi tiết về từng đoạn hay nhánh mạch: tần suất có mặt, vị trí, kích thước, hướng đi và góc tách. Đây là những thông tin không thể thiếu khi nong hay đặt stent điều trị hẹp, tắc ĐMV.
Có nhiều kỹ thuật bộc lộ ĐMV, như làm khuôn đúc ĐM hay phẫu tích. Đây là hai kỹ thuật kinh điển được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu và kết
quả của những nghiên cứu đó đã được thể hiện qua những mô tả trong các sách giáo khoa giải phẫu kinh điển. Tuy nhiên, các kỹ thuật nghiên cứu này cũng có những hạn chế: Các khuôn đúc ĐM đơn thuần không cho phép nhận định liên quan của các mạch máu đó với các cấu trúc của tim (do đã bị làm tiêu đi); tiêu bản phẫu tích khó đem lại cái nhìn toàn cảnh của toàn bộ lưới mạch trên không gian ba chiều và việc phẫu tích các nhánh sâu gặp nhiều khó khăn; khó có thể làm ra một lượng tiêu bản đủ lớn để thấy được hết những biến đổi giải phẫu có tần suất xuất hiện thấp… Trong khi đó, với máy chụp cắt lớp vi tính 64 lớp (64-MSCT) hay các máy chụp đa đầu dò khác, người ta có thể làm hiện hình hầu hết các đoạn và các nhánh của các ĐM được nghiên cứu, có thể dựng hình ảnh các ĐM trên không gian ba chiều trong mối liên quan với các cấu trúc khác, có thể nhận định được hầu hết các biến đổi giải phẫu và có thể thống kê được tỷ lệ của các biến đổi giải phẫu dựa trên một số lượng lớn phim chụp.
Nghiên cứu giải phẫu động mạch vành trên hình ảnh cắt lớp vi tính 64 lớp, so với hình ảnh chụp mạch qua da Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện tại cho phép tái tạo lại hình ảnh các ĐM ngày càng rõ nét hơn. Theo thông lệ, người ta vẫn coi hình ảnh trên các phim chụp mạch vành qua da (PCA – Percutaneous Coronary Angiography) là “chuẩn”, là căn cứ để đánh giá khả năng hiện ảnh của các phương tiện khác. Tuy 64-MSCT (Multislice Spiral computer tomography) cũng có giá trị rất cao trong hiện ảnh tim và các ĐMV, có thể cho phép thấy được hình ảnh giải phẫu bình thường, các biến đổi hay bất thường giải phẫu cũng như các thương tổn, việc phân tích giá trị hiện ảnh của 64-MSCT so với PCA bằng phân tích toán học là việc làm cần thiết.
Trên thế giới đã có rất nhiều báo cáo về biến đổi hay bất thường của các ĐM trên các hình ảnh chụp MSCT. Ở Việt Nam, báo cáo của các nhà chẩn đoán hình ảnh, các nhà can thiệp mạch hay các nhà ngoại khoa tim mạch chỉ thu hẹp trong khoảng không gian bệnh lý và thương tổn của một nhánh mạch nhỏ nào đó mà chưa có những đề tài nghiên cứu đánh giá về giải phẫu và các biến đổi giải phẫu của các mạch vành. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải phẫu động mạch vành trên hình ảnh cắt lớp vi tính 64 lớp, so với hình ảnh chụp mạch qua da” nhằm các mục tiêu:
1. Xác định khả năng hiện ảnh, kích thước, góc tách các đoạn và nhánh động mạch vành trên chụp cắt lớp vi tính 64 lớp so với hình ảnh trên chụp mạch vành qua da.
2. Mô tả một số bất thường giải phẫu của động mạch vành dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 64 lớp và hình ảnh trên chụp mạch vành qua da.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
1. Vũ Duy Tùng, Nguyễn Văn Huy (2013). Cầu cơ động mạch vành trên phim chụp 64-MSCT. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 411, tr. 168 – 173.
2. Vũ Duy Tùng, Nguyễn Văn Huy (2013). Đánh giá khả năng hiện ảnh động mạch vành của 64-MSCT. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, số 1, tr. 299 – 301.
1 Lloyd-Jones.D, Adams. R, Carnethon. M.et al, (2009). Heart disease and stroke statistics–2009 update: a report from the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee. Circulation, vol. 119, no. 3, pp. 480-486.
2 Hội Tim Mạch Học Việt Nam, (2008). Tình hình bệnh tim mạch hiện nay. Đại hội tim mạch Đông nam Á lần thứ 17.
3 Hudson C.L, Moritz A.R, and Wearn JT, (1932). The extracardiac anastomoses of the coronary arteries. JExp Med, vol. 56, pp. 919-925.
4 Bjork.L, (1966). Anastomoses between the coronary and bronquial arteries. Acta radiol diag, vol. 4, pp. 93-96.
5 Boberg.B, (1968). Anastomoses between extrcardiac vessels an coronary arteries. Acta Med Scan Suuppl, vol. 458, pp. 5-25.
6 Cheitlin, De Castro. C and Callister. HA, (1975). Sudden death as a complication of anomalous left coronary orign from the anterior sinus of Valsalva. A not- so- minor congenital anomaly. Circulation, vol. 50, pp. 780-787.
7 Cheitlin, McAllister. HA, DeCastro. CM, (1975). Myocardial Infarction without atherosclerosis. JAMA, vol. 231, pp. 951-959.
8 Austen WG, Edwards JE, Frye RL et al, (1975). A reporting system on patients evaluated for coronary artery disease. Report of the Ad Hoc Committee for Grading of CoronarArtery Disease, Council on Cardiovascular Surgery. American Heart Association Circulation, pp. 5-40.
9 Raff GL1, Gallagher MJ, O’Neill WW. et al, (2005). Diagnostic accuracy of noninvasive coronary angiography using 64-slice spiral computed tomography. JAm Coll Cardiol, vol. 46, no. 3, pp. 552-7.
10 Kitamura. S, (2002). The role of coronary bypass operation on children with Kawasaki disease. Coron Artery Dis, vol. 13, pp. 437- 447.
11 Dương Đức Hùng, (2008). Nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ – vành trong điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ- Luận văn tiến sỹ – chuyên nghành phẫu thuật đại cương.
12 Đỗ Xuân Hợp, (1978). Giải phẫu ngực. Hà nội: nhà xuất bản y học.
13 Lê Gia Vinh Học Viện Quân Y – Bộ môn Giải phẫu, (2006). Động mạch vành- giải phau ngực bụng. Nhà xuất bản Quân đội.
17 Phạm Gia Khải và cộng sự, (2000). Bước đầu đánh giá kết quả phương pháp nong ĐMV bằng bóng và đặt khung giá đỡ Stent trong điều trị ĐMV cho 131 bệnh nhân tại viện tim mạch quốc gia, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, pp. 138-149.
18 Trịnh Văn Minh, (2005). mạch máu của tim, Trường đại học Y Hà nội – Bộ môn giải phẫu, Nhà xuất bản y học, vol. 2.
105 Nguyễn Thượng Nghĩa, (2009). Vai trò của MSCT 64 trong chẩn đoán bệnh động mạch vành, Y học thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, vol. 13, pp. 1859-1779.
106 Hoàng Thị Vân Hoa, (2008). Đánh giá điểm vôi hóa và xơ vữa động mạch vành trên chụp cắt lớp vi tính 64 dãy tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2006 đến tháng 11/2007, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Thuật ngữ ĐMV 4
1.2. Quan điểm về sự phân chia ĐM vành 4
1.3. Lịch sử nghiên cứu, ứng dụng mạch vành 5
1.4. Giải phẫu các động mạch vành 6
1.4.1. Nguyên ủy 6
1.4.2. Đường đi 8
1.4.3. Phân nhánh và đoạn 11
1.4.4. Vòng nối của hệ ĐMV 16
1.4.5. Ưu thế ĐMV 17
1.4.6. Kích thước của các ĐMV 17
1.4.7. Một số bất thường giải phẫu bẩm sinh 18
1.5. Các kỹ thuật nghiên cứu giải phẫu ĐMV 18
1.5.1. Kỹ thuật phẫu tích 18
1.5.2. Kỹ thuật làm tiêu bản ăn mòn 20
1.5.3. Kỹ thuật chụp X quang có bơm thuốc cản quang trên xác 20
1.5.4. Kỹ thuật chụp mạch vành qua da 21
1.5.5. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn file ảnh 40
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Các nội dung nghiên cứu 42
2.2.2. Cách đo đường kính, các góc và tính độ hẹp của từng đoạn và nhánh 46
2.2.3. Các phương tiện chụp phim 49
2.2.4. Xử lý số liệu 54
2.2.5. Biện pháp khống chế sai số 55
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 55
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. Đặc điểm chung về bệnh nhân 56
3.1.1. Phân bố theo giới 56
3.1.2. Phân bố theo tuổi 56
3.2. Đặc điểm chung về nguyên ủy so với các xoang ĐM chủ 57
3.2.1. Vị trí lỗ ĐMV so với các xoang ĐM chủ trên 64-MSCT 57
3.2.2. Vị trí lỗ ĐMV so với chiều cao xoang ĐM chủ trên 64-MSCT …. 58
3.2.3. Lỗ ĐMV so với chiều trước sau của xoang ĐM chủ 59
3.2.4. Hướng đi của ĐMV so với ĐM chủ lên và xoang động mạch chủ… 60
3.3. Khả năng hiện ảnh ĐMV 61
3.3.1. Đặc điểm chung về khả năng hiện ảnh các đoạn của các ĐMV …. 61
3.3.2. Các đoạn và các nhánh ĐMV phải 63
3.3.3. Các đoạn và nhánh của ĐMV trái 73
3.3.4. Khả năng hiện ảnh các nhánh 76
3.4. Phân tích mối tương quan giữa khả năng hiện ảnh các nhánh, đường kính
các nhánh và góc tách của các nhánh mạch 82
3.5. Các bất thường giải phẫu 83
3.5.1. Bất thường về nguyên ủy của ĐMV 83
3.5.2. Bất thường về đường đi các động mạch vành 84
Chương 4: BÀN LUẬN 87
4.1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu 87
4.2. Khả năng hiện ảnh xoang ĐMV 87
4.2.1. Vị trí lỗ ĐMV so với các xoang ĐM chủ trên 64-MSCT 87
4.2.2. Vị trí lỗ ĐMV so với chiều cao xoang ĐM chủ trên 64-MSCT …. 90
4.2.3. Lỗ ĐMV so với chiều trước – sau của xoang ĐM chủ 94
4.2.4. Hướng đi của ĐMV so với xoang ĐM chủ và ĐMC lên 94
4.3. Khả năng hiện ảnh ĐMV 95
4.3.1. Đặc điểm chung về khả năng hiện ảnh các đoạn 95
4.3.2. Động mạch vành phải 98
4.3.3. Động mạch vành trái 108
4.4. Mối tương quan giữa các nhánh mạch 114
4.5. Một số bất thường giải phẫu 115
4.5.1. Bất thường về vị trí xuất phát 116
4.5.2. Bất thường tại các mạch 116
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI L IỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo giới 56
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi 56
Bảng 3.3. Nguyên ủy ĐMV trên 64-MSCT 57
Bảng 3.4. Nguyên ủy ĐMV trên 64-MSCT 58
Bảng 3.5. Góc giữa ĐMV với mặt phẳng ngang qua xoang ĐMC 59
Bảng 3.6. Góc họp bởi ĐMV với ĐM chủ lên và xoang ĐM chủ trên 64-MSCT …. 60
Bảng 3.7. Tỷ lệ hiện ảnh các đoạn của ĐMV 61
Bảng 3.8. Tỷ lệ hiện ảnh các đoạn ĐMV phải 63
Bảng 3.9. Đường kính các đoạn ĐMV phải 63
Bảng 3.10. Chiều dài các đoạn ĐMV phải 64
Bảng 3.11. Tỷ lệ hiện ảnh các nhánh của ĐMV phải 64
Bảng 3.12. Khả năng hiện ảnh các nhánh của ĐMV phải 65
Bảng 3.13. Tỷ lệ hiện ảnh các nhánh bờ phải 66
Bảng 3.14. Nguyên ủy động mạch nón 66
Bảng 3.15. Nguyên ủy động mạch nút xoang 68
Bảng 3.16. Tỷ lệ hiện ảnh các nhánh của ĐMV phải 70
Bảng 3.17. Đường kính các nhánh của ĐMV phải 70
Bảng 3.18. Góc tạo bởi giữa ĐMV phải và các nhánh của nó 71
Bảng 3.19. Tỷ lệ hiện ảnh các đoạn và nhánh động mạch vành trái 73
Bảng 3.20. Đường kính các đoạn của ĐMV trái 74
Bảng 3.21. Chiều dài các đoạn của ĐMV trái 75
Bảng 3.22. Khả năng hiện ảnh các nhánh 76
Bảng 3.23. Giá trị của 64-MSCT so với PCA khi đánh giá về khả năng hiện ảnh các nhánh chéo, nhánh vách và nhánh bờ tù 77
Bảng 3.24. Tổng hợp khả năng hiện ảnh các nhánh động mạch liên thất trước .. 78
Bảng 3.25. Đường kính các nhánh chéo, nhánh bờ tù và nhánh vách 80
Bảng 3.26. Góc tách các nhánh chéo, nhánh bờ tù và nhánh vách 81
Bảng 3.27. Góc tách giữa các nhánh của ĐM vành trái 82
Bảng 3.28. Nguyên ủy ĐMV trên 64-MSCT 83
Bảng 3.29. Số trường hợp đi trong cơ tim 84
Bảng 3.30. Vị trí cầu cơ ĐM vành 84
Bảng 3.31. Chiều dài và độ dầy của cầu cơ 85
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 57
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa chiều dài và độ dầy cầu cơ 85
Hình 1.1. Mô phỏng chiều hướng của xoang ĐM chủ 7
Hình 1.2. Hình mô phỏng lỗ tách của các ĐM vành 7
Hình 1.3. Vị trí tách của ĐMV so với gốc ĐM chủ và ĐM phổi 8
Hình 1.4. Mô phỏng đường đi ĐMV phải 9
Hình 1.5. Mô phỏng biến đổi gốc xuất phát của đoạn thân chung 10
Hình 1.6. Mô phỏng góc giữa ĐM mũ và ĐM liên thất trước 10
Hình 1.7. Các nhánh ĐMV 12
Hình 1.8. Các nhánh ĐMV 14
Hình 1.9. Sơ đồ phân chia 29 đoạn và nhánh ĐM 16
Hình 1.10. Các que làm chỉ điểm trong quá trình phẫu tích 19
Hình 1.11. Tiêu bản ăn mòn có chỉ thị mầu 20
Hình 1.12. Hình chụp X quang ĐMV 21
Hình 1.13. Mô phỏng tư thế chụp 23
Hình 1.14. Hướng hiện ảnh rõ nhất của đoạn thân chung và các nhánh 24
Hình 1.15. Tư thế quan sát ĐM liên thất trước 24
Hình 1.16. Tư thế quan sát ĐM mũ 25
Hình 1.17. Tư thế quan sát ĐMV phải 26
Hình 1.18. Tư thế quan sát đoạn gần ĐMV phải 26
Hình 1.19. Mô phỏng các bước chuyển bàn và tạo ra các lớp cắt 28
Hình 1.20. Khả năng hiện ảnh tối đa trên một vòng quay của MSCT 16 lớp 28
Hình 1.21. Khả năng hiện ảnh tối đa trên một vòng quay của 64-MSCT lớp 29
Hình 1.22. Khả năng hiện ảnh tối đa trên một vòng quay của MSCT 256 lớp .. 29
Hình 1.23. Sơ đồ cấu tạo hệ thống máy DSCT 31
Hình 1.24. Mô phỏng thời điểm chụp so với khoảng thời gian R-R 34
Hình 2.1. Dạng ảnh MIP trên chụp 64-MSCT 42
Hình 2.2. Hình ảnh đo góc giữa các xoang ĐM chủ và động mạch vành 43
Hình 2.3. Các đoạn, các nhánh của ĐMV phải trên hình ảnh 64-MSCT 44
Hình 2.4. Các đoạn, các nhánh của ĐMV liên thất trước trên hình chụp 64-MSCT … 45 Hình 2.5. Các đoạn, các nhánh của ĐMV mũ trên hình chụp 64-MSCT 46
Hình 2.6. Cách đo chiều dài, đường kính và góc tách của từng nhánh mạch trên
kỹ thuật 64-MSCT 47
Hình 2.7. Cách đo góc tạo bởi giữa thân trái chính và các nhánh được tách ra từ
thân này trên kỹ thuật 64-MSCT 48
Hình 2.8. Khảo sát ĐMV trên phần mềm QCA 49
Hình 2.9. Hệ thống máy chụp 64-MSCT tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội 49
Hình 2.10. Minh hoạ các lớp cắt tim, và cắt lớp theo điện tim 50
Hình 2.11. Ảnh dạng “MIP” để xác định sự có mặt của các đoạn và các nhánh
trên hình ảnh chụp 64-MSCT 51
Hình 2.12. Các dạng ảnh được tái tạo 51
Hình 2.13. Hệ thống máy chụp mạch tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội 52
Hình 2.14. Mô phỏng ĐMV được hiện rõ trên tư thế chụp phải và trái 53
Hình 2.15. Tư thế nghiêng trái 53
Hình 2.16. RAO – cranial khảo sát ĐM liên thất trước với các nhánh chéo 53
Hình 3.1. Khả năng quan sát nguyên ủy của ĐMV so với các xoang 58
Hình 3.2. ĐMV phải xuất phát từ xoang ĐM chủ trái 58
Hình 3.3. Kích thước xoang ĐM chủ phải và xoang ĐM chủ trái trên chụp
cắt lớp vi tính 64 lớp 59
Hình 3.4. Nguyên ủy của ĐMV so với các xoang ĐM chủ trên 64-MSCT 60
Hình 3.5. ĐMV phải xuất phát cao trên xoang ĐM chủ 60
Hình 3.6. ĐMV phải xuất phát cao trên xoang ĐM chủ 61
Hình 3.7. Nguyễn An L., 70T (A. Nhìn trước, B. Nhìn nghiêng trái, C. Nhìn sau)
trên 64-MSCT, 62
Hình 3.8. Nguyễn An L., 70T, hình ảnh các đoạn trên PCA (A) 62
Hình 3.9. Nguyên ủy ĐM nón trên 64-MSCT 67
Hình 3.10. Nguyên ủy ĐM nón trên PCA A 67
Hình 3.11. ĐM nút xoang trên 64-MSCT 68
Hình 3.12. A: ĐM nút tách từ ĐMV phải, B: ĐM nút tách từ ĐM mũ 69
Hình 3.13. ĐM nút xoang trên 64-MSCT và trên PCA 69
Hình 3.14. ĐMV phải cho một nhánh bờ phải 72
Hình 3.15. Góc tách của ĐM bờ phải trên 64-MSCT và trên PCA 72
Hình 3.16. Nhánh phải 1 và 2 trên 64-MSCT và trên PCA 72
Hình 3. 17. Đo đường kính đoạn thân chung trên hai kỹ thuật 64-MSCT và PCA …. 75
Hình 3.18. Góc tách các nhánh chéo 79
Hình 3.19. Nhánh vách quan sát trên 79
Hình 3.20. Số lượng các nhánh bờ tù biến đổi 79
Hình 3.21. Nguyên ủy của ĐMV so với các xoang 83
Hình 3.22. Hình ảnh bất thường dạng cầu cơ ĐMV 86
Hình 4.1. Biến đổi nguyên ủy động mạch vành phải từ xoang chủ trái 88
Hình 4.2. Động mạch vành phải có nguyên ủy từ xoang chủ trái 89
Hình 4.3. Động mạch vành phải có nguyên ủy từ xoang chủ trái 90
Hình 4.4. Mô phỏng điểm uốn của ống dẫn so với kích thước tương ứng của
xoang động mạch chủ và vị trí nguyên ủy của các động mạch vành . 91
Hình 4.5. ĐMV trái xuất phát cao trên xoang ĐM chủ 91
Hình 4.6. ĐMV xuất phát cao trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính vị trí mũi tên … 92
Hình 4.7. Mô phỏng quá trình đưa ống dẫn vào động mạch vành 93
Hình 4.8. B. ĐMV phải đi gần tiếp tuyến với động chủ lên trên hình ảnh 64-
MSCT 95
Hình 4.9. Các đoạn động mạch vành được tái tạo trên 64-MSCT 96
Hình 4.10. Không quan sát được đoạn xa ĐM mũ trên 64-MSCT 97
Hình 4.11. Các dạng ĐM nón trên 64-MSCT 100
Hình 4.12. Các dạng ĐM nón 101
Hình 4.13. Động mạch nút xoang 102
Hình 4.14. Hình ảnh các nhánh bờ phải của ĐMV phải trên hình ảnh 104
Hình 4.15. Hình ảnh động mạch liên thất sau 106
Hình 4.16. Sự thay đổi chiều dài của đoạn thân chung ĐMV trái 108
Hình 4.17. Các dạng xuất hiện các nhánh chéo 109
Hình 4.18. Góc tách các nhánh chéo 110
Hình 4.19. Nhánh vách quan sát 111
Hình 4.20. Số lượng các nhánh bờ tù biến đổi 113
Hình 4.21. Thân chung ĐMV trái 113
Hình 4.22: A góc tạo bởi giữa thân chung và các nhánh 114
Nguồn: https://luanvanyhoc.com