NGHIÊN CỨU hàm lượng c-peptide ở bệnh nhân XƠ GAN tại bệnh viện bạch mai năm 2010
Luận văn NGHIÊN CỨU hàm lượng c-peptide ở bệnh nhân XƠ GAN tại bệnh viện bạch mai năm 2010.Xơ gan là bệnh hay gặp ở nước ta cũng như trên thế giới. Những biến chứng có thể dẫn đến tử vong ở bệnh nhân xơ gan là: hôn mê gan, xuất huyết tiờu hoỏ (XHTH), nhiễm trùng, tăng đường máu.
Một trong những biến chứng của xơ gan là tăng đường máu . Thuốc được lựa chọn để điều trị tăng đường máu ở bệnh nhân xơ gan là insulin. Tuy nhiên ở bệnh nhân xơ gan thường có hiện tượng kháng insulin. Một trong những xét nghiệm để đánh giá tình trạng kháng insulin đó là C peptide.
C – peptide có thời gian bán hủy dài hơn insulin 2-5 lần. Nồng độ C peptide ở tuần hoàn ngoại vi cao hơn insulin, mức độ dao động của C peptide thấp hơn insulin. C peptide không bị ảnh hưởng sau bữa ăn và nó cũng không bị thay đổi ở những bệnh nhân đã được tiêm insulin. Vì những lý do đó mà nồng độ C peptide huyết tương có thể phản ánh chính xác sự bài tiết insulin của tụy hơn là bản thân nồng độ insulin.
Tăng đường máu và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân xơ gan đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới [21],[27],[29].
Việc định lượng C peptide ở bệnh nhân xơ gan giúp chúng ta chẩn đoán sớm tình trạng tăng đường huyết, trên cơ sở đó tư vấn xét nghiệm cần theo dõi để phát hiện sớm.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thùy ở 80 bệnh nhân xơ gan có đái đường thì thấy tình trạng tăng đường máu ở bệnh nhân xơ gan chủ yếu là mức độ nhẹ và vừa [13].
Nghiờn cứu của Nguyễn Thu Hiền về nồng độ C peptide ở bệnh nhân ĐTĐ, nhưng chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu vai trò của C peptide ở bệnh nhân xơ gan có tăng đường máu [7].
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ C peptide ở bệnh nhân xơ gan tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai năm 2010.
2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ C peptide và nồng độ đường máu ở nhóm bệnh nhân trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1 Vũ Triệu An (1981) “ Những kỹ thuật cơ bản trong miễn dịch học”, Nhà xuất bản Y học, trang 202- 240.
2 Tạ Văn Bình (2006) “ Bệnh đái tháo đường – tăng glucose mỏu”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 17-18, tr 39, tr 73-75, tr 223, tr 240, tr 318.
3 Nguyễn Huy Cường (2004), Điều tra dịch tễ bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở khu vực Hà Nội ”, Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
4 Phạm Thị Minh Đức (2001), Sinh lý học nội tiết- Sinh lý học tập 2, Nhà xuất bản Y học.
5 Harrison (2000), “Bệnh gan liên quan đến uống rượu và xơ gan”, Các nguyên lý y học nội khoa tập 3, Nhà xuất bản Y học, tr. 958 – 978.
6 Harrison(2000),“Cỏc rối loạn chuyển hóa của gan”, Các nguyên lý y học nội khoa tập 3, Nhà xuất bản Y học, tr.891 – 892
7 Nguyễn Thu Hiền (2007), Nghiên cứu nồng độ C peptide ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 lần đầu đến khám tại viện Nội tiết, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8 Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2005), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp đường và một số yếu tố liên quan ở một quận nội thành và một số huyện ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
9 Thái Hồng Quang (2001), “Bệnh đái tháo đường”, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, tr. 257 – 258.
10 Đỗ Trung Quân (1997), “Bệnh đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học.
11 Hoàng Trọng Thảng (2002), “Bệnh tiêu hóa gan mật”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.239 – 240.
12 Trần Đức Thọ (2002), “Điều tra dịch tễ tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG máu ”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
13 Phạm Thị Thuỳ (2004), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan có đái tháo đường, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
14 Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (1999), “Xơ gan”, Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học.