Nghiên cứu hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm hiv trong nhóm ngư phủ,thuỷ thủ tại tỉnh Kiên Giang năm 2007
Chưa có các nghiên cứu về hành vi nguy cơ nhiễm HIV trên nhóm ngư phủ. Mục tiêu:(1)Xác định hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm ngư phủ,thuỷ thủ tại Kiên Giang; (2) Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV, các yếu tố liên quan đến lây nhiễm HIV trongnhóm ngư phủ từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp dự phò ng thích hợp. Đối tượng và phương pháp:499 ngư phủ được phỏng vấn theo nghiên cứu ngang. Kết quả:tuổi trung bình là 28,9, tỷ lệ chưa lập gia đình là 43,5%; tỷ lệ không biết chữ là 9.0%. Tỷ lệ đã từng sử dụ ng ma tuý là 0,8%, không trường hợp nào cho biết là đã từng tiêm chích ma tuý. Tỷ lệ hiểu đúng về biện pháp ngăn ngừa lây truyền HIV là 79,8%. 95,1% cho biết họ sẵn sàng chăm sóc thành viên gia đình bị nhiễm HIV, 77,8% muố n giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV. Tỷ lệ luôn sử dụ ng bao cao su trong quan hệtình dục với gái mại dâm trong 12 tháng qua là 65,9%. Tỷ lệ đã từng đượ c xét nghiệm HIV chỉ có 11,2%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 0,6%. Kết luận: Mô hình truyền thông trực tiếp với thông điệp về sử dụng bao cao su an toàn cùng tư vấn xét nghiệm tự nguyện được gợi ý cho việc phòng chốngHIV/AIDS trong nhóm ngư phủ.
Kiên Giang là một tỉnh phía Tây Nam tổ quốc giáp biên giới Campuchia, có nhiều cảng biểnvà đội ngũ ngư dân đông đúc với gần 2.200 ghe/tàu/thuyền và hơn 12.500 ngư phủ, thủy thủ. Theo kết quả điều tra của dự án “Cộng đồng hành độngphòng chống AIDS” giai đoạn 2001 – 2004, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quần thể di biến động (ngư phủ, thủy thủ) tỉnh Kiên Giang năm 2001 là 0,2%. Cũng theo điều tra này, khoảng một nửa số ngư phủ thủy thủ có quan hệ tình dục (QHTD) với gái mại dâm và tỷ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su (BCS) khi QHTD với gái mại dâm khoảng 60% [1]. Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV nhóm bệnh nhân hoa liễu nam giới ở Kiên Giang là 12,0%, đứng đầu khu vực phía Nam [2].
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân hoa liễu nam giới cao (12,0%) cùng với tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với gái mại dâm còn thấp trong nhóm ngư phủ, thủy thủ (khách làng chơi) sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩyHIV lây lan ra cộng đồng. Trong năm 2007, Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ đã tiến hành nghiên cứu trong nhóm ngư phủ tại Kiên giang với mục tiêu:
1. Xác định hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm ngư phủ tại Kiên Giang;
2. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các yếu tố liên quan đến lây nhiễm HIV trong nhóm ngư phủ từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp dựphòng thích hợp
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích