Nghiên cứu hiệu quả của áo nẹp mềm trong đlều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Nghiên cứu hiệu quả của áo nẹp mềm trong đlều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Việc điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm thường rất khố khăn, phức tạp. Mục tiêu: nghiên cứu hiệu quả của áo nẹp mềm trong điều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cố đối chứng được tiến hành trên 100 bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm được chia thành 2 nhốm, nhốm nghiên cứu được mặc áo nẹp mềm và nhốm chứng không mặc áo nẹp mềm. Kết quả và kết luận: các biện pháp phục hồi chức năng kết hợp với mặc áo nẹp mềm CSTL thực sự cố hiệu quả trong điều trị bệnh nhân đau thẩn kinh tọa do thoát vị đĩa đệm sau 15 ngày và sau 30 ngày điều trị.

Đau thần    kinh    tọa    có    hoặc không kèm theo đau    cột    sống    thắt    lưng    (CSTL) chiếm khoảng 11,5% tổng số bệnh nhân điều trị tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai [1]. Ở Mỹ (1984) ước tính tổn thất do bệnh lý đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) khoảng 21-27 tỉ USD mỗi năm do sự mất khả năng sản xuất và tiền bồi thường [2].
Áo nẹp mềm CSTL đã được chỉ định cho bệnh nhân đau thần kinh tọa do TVĐĐ cột sống thắt lưng ở Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viên Bạch Mai và các bệnh nhân sau mổ vùng CSTL ở các Bệnh viện 103, Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy tác giả nào nghiên cứu về hiệu quả của áo nẹp mềm trong điều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa do TVĐĐ cột sống thắt lưng. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả của áo nẹp mềm trong điều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Công thức tính cỡ mẫu
Chúng tôi sử dụng công thức trong nghiên cứu là: N = [(Z1-a/2)2.p.q] / D2 Từ công thức trên chúng tôi tính toán được: N = (1,96)2.0,5.0,5 / (0,15)2 = 42,68
Để đảm bảo độ tin cậy chúng tôi lấy mỗi nhóm 50 bệnh nhân.
2.    Đối tượng nghiên cứu
100 bệnh nhân có hội chứng đau thần kinh tọa được điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viên Bạch Mai từ 01/2008 đến 09/2009.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
–    Bệnh nhân có thời gian bị bệnh > 1 tuần.
–    Bệnh nhân có độ tuổi > 20.
–    Bệnh nhân có hội chứng tọa điển hình trên lâm sàng.
–    Bệnh nhân có kết quả hình ảnh TVĐĐ L4-L5, L5-S1 có chèn ép rễ thần kinh ngang mức trên phim cộng hưởng từ CSTL.
3.    Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu thuộc loại nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.
Cách chỉ định bênh nhân vào 2 nhóm: Dựa vào bảng phân bố ngẫu nhiên, bệnh nhân được chia thành 2 nhóm.
•    Nhóm chứng (n=50): Dùng thuốc, vật lý trị liệu, bài tập cột sống.
•    Nhóm nghiên cứu (n=50): Dùng thuốc, vật lý trị liệu, bài tập cột sống và mặc áo nẹp mềm CSTL.
Hình thức đánh giá
Đánh giá lần đầu, sau 15 ngày, sau 30 ngày điều trị. So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
Đánh giá kết quả điều trị theo cách đánh giá của Amor B [4], bao gồm:
–     Tình trạng đau thắt lưng và thần kinh tọa (tối đa 4 điểm).
–    Độ giãn của CSTL ( nghiêm pháp Schober) (tối đa 4 điểm).
–    Nghiệm pháp Lassègue (tối đa 4 điểm).
–    Tầm vận động của CSTL (gồm 6 động tác: gấp, duỗi, nghiêng sang bên chân không đau, nghiêng sang bên chân đau, xoay sang bên chân không đau, xoay sang bên chân đau) (tối đa 24 điểm).
–     Đánh giá sự cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày (SHHN), (gồm 4 hoạt động: chăm sóc cá nhân, đi bộ, ngồi, đứng) (tối đa 4 điểm).

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment