Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp nuôi cấy phôi nang ở nồng độ Oxy thấp 5% trong thụ tinh ống nghiệm
Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp nuôi cấy phôi nang ở nồng độ Oxy thấp 5% trong thụ tinh ống nghiệm.Sự ra đời của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã mang lại niềm hạnh phúc và sự hy vọng được làm cha, làm mẹ cho các cặp vợ chồng vô sinh trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm đầu mới ra đời từ thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tỷ lệ thành công của phương pháp này chỉ vào khoảng 20%. Trong những năm gần đây, nhờ có sự phát triển của phương pháp kích thích buồng trứng, kỹ thuật chuyển phôi và đặc biệt là kỹ thuật nuôi cấy tế bào giúp nuôi phôi đến giai đoạn phôi nang, tránh chuyển phôi giai đoạn phân chia sớm nên tỷ lệ có thai theo thống kê hàng năm trên toàn cầu có sự cải thiện rõ. Theo Waters A.M. và cs, từ năm 1994 đến 2003, tỷ lệ có thai trên số chu kỳ chuyển phôi tăng gấp đôi so với trước, mặc dù giảm số lượng phôi chuyển [1].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho rằng, chuyển phôi nang gần với sinh lý hơn và lựa chọn được những phôi có chất lượng tốt, khả năng sống cao, giúp làm tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ trẻ sinh sống [2],[3],[4]. Chuyển phôi giai đoạn phôi nang không những làm tăng tỷ lệ có thai mà còn giảm tỷ lệ đa thai, do đó tránh ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý cho bệnh nhân khi mang [5]. Đặc biệt ngày nay với sự phát triển rộng rãi của kỹ thuật chẩn đoán, sàng lọc di truyền trước làm tổ (Preimplantation Genetic Diagnosis – PGD; Preimplantation Genetic Screening – PGS) đòi hỏi các trung tâm hỗ trợ sinh sản phải thực hiện nuôi cấy phôi nang. Gần đây, các phôi nang có chất lượng tốt còn đóng vai trò quan trọng trong nuôi cấy tế bào gốc (stem cells) của người, thông qua sinh thiết các tế bào của nụ phôi giúp cho việc điều trị một số bệnh nan y trong y học [6].
Hiện nay, mặc dù có sự cải tiến về môi trường nuôi cấy nhưng tỷ lệ phôi tốt ở giai đoạn phân chia phát triển đến giai đoạn phôi nang trong thụ tinh ống nghiệm chỉ vào khoảng 61% [7]. Như vậy nuôi phôi nang vẫn tồn tại nguy cơ không có phôi tốt để chuyển cho bệnh nhân. Làm thế nào để các phôi tốt ở giai đoạn ngày 3 đều phát triển đến phôi nang khi môi trường nuôi cấy trong ống nghiệm không giống như môi trường trong cơ thể? Người ta nhận thấy noãn và phôi tồn tại, phát triển trong môi trường vòi tử cung, tử cung ở nồng độ Oxy 2-8% [8]. Trong khi, ở hệ thống nuôi cấy thông thường nồng độ Oxy trong không khí 20% có khả năng gây độc đối với phôi. Giảm nồng độ Oxy cung cấp cho hệ thống nuôi cấy phôi, tạo điều kiện thuận lợi cho phôi phát triển. Hiện tại, một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy nuôi cấy phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) ở nồng độ Oxy thấp (O2 5%) làm tăng tỷ lệ phôi ngày 3 phát triển đến giai đoạn phôi nang và tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai [7],[9].
Tại Việt Nam đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về nuôi phôi nang ở nồng độ Oxy thấp. Nuôi cấy phôi nang ở nồng độ Oxy thấp thực sự có làm tăng số lượng và chất lượng phôi nang so với phương pháp nuôi phôi ở nồng độ Oxy trong không khí hay không? Chuyển phôi nang nuôi cấy ở nồng độ Oxy thấp có tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ trẻ sinh sống so với chuyển phôi nang nuôi cấy ở nồng độ Oxy trong không khí hay không? Để trả lời các câu hỏi này chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp nuôi cấy phôi nang ở nồng độ Oxy thấp 5% trong thụ tinh ống nghiệm” với hai mục tiêu sau:
1. So sánh chất lượng phôi giữa nuôi cấy ở nồng độ Oxy thấp 5% và ở nồng độ Oxy trong không khí 20%.
2. Đánh giá kết quả có thai của chuyển phôi nang nuôi cấy ở nồng độ Oxy thấp 5% và phôi nang nuôi cấy ở nồng độ Oxy trong không khí 20%.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình vô sinh và các phương pháp điều trị hiện nay 3
1.1.1. Khái niệm vô sinh 3
1.1.2. Tình hình vô sinh trên thế giới 3
1.1.3. Tình hình vô sinh tại Việt Nam 3
1.2. Thụ tinh trong ống nghiệm 3
1.2.1. Định nghĩa 3
1.2.2. Chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm 5
1.3. Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong thụ tinh trong ống nghiệm 5
1.3.1. Trữ lạnh phôi 5
1.3.2. Trữ lạnh tinh trùng 6
1.3.3. Trữ lạnh noãn 6
1.3.4. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn 6
1.3.5. Kỹ thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh 6
1.3.6. Hỗ trợ phôi thoát màng 6
1.3.7. Chẩn đoán di truyền trước làm tổ 7
1.3.8. Nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm 7
1.3.9. Chuyển phôi nang 7
1.3.10. Xin, cho phôi, noãn, tinh trùng 7
1.3.11. Mang thai hộ 7
1.4. Hệ thống nuôi cấy phôi và quản lý chất lượng hệ thống nuôi cấy phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm 8
1.4.1 Hệ thống nuôi cấy phôi người 8
1.4.2. Quản lý chất lượng hệ thống nuôi cấy phôi người 9
1.5. Quá trình phát triển và làm tổ của phôi 12
1.6. Nuôi cấy phôi nang 18
1.6.1. Cấu tạo phôi nang 18
1.6.2. Lợi ích của nuôi phôi nang 19
1.6.3. Hạn chế của nuôi cấy phôi nang 21
1.7. Ảnh hưởng của nồng độ Oxy cao lên sự phát triển của phôi 21
1.7.1. Ảnh hưởng của các gốc tự do sinh ra từ Oxy lên sự phát triển của phôi 22
1.7.2. Các biện pháp giảm tính độc của Oxy trong hệ thống nuôi cấy phôi 24
1.8. Một số quan điểm về nuôi cấy phôi trong ống nghiệm ở người 26
1.8.1. Phác đồ nuôi cấy phôi 26
1.8.2. Nuôi cấy hở hay nuôi cấy có phủ dầu 26
1.8.3. Nuôi cấy từng phôi và nuôi cấy theo nhóm 27
1.9. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nuôi cấy phôi ở nồng độ Oxy thấp 28
1.9.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề nuôi cấy phôi ở nồng độ Oxy thấp 5% 28
1.9.2. Nghiên cứu ở trong nước 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Chọn mẫu 37
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 37
2.2.4. Các chỉ số, biến số nghiên cứu 46
2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 54
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu 56
2.2.7. Một số sai số và cách khắc phục 57
2.2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 58
3.1.1. Các kỹ thuật tạo phôi thực hiện trong thụ tinh trong ống nghiệm của các bệnh nhân hai nhóm 58
3.1.2. Đặc điểm vô sinh của các bệnh nhân hai nhóm 59
3.1.3. Đặc điểm dự trữ buồng trứng hai nhóm 60
3.1.4. Đặc điểm kích thích buồng trứng của các bệnh nhân hai nhóm 61
3.1.5. Bệnh nhân có hỗ trợ phôi thoát màng của hai nhóm 62
3.1.6. Phân loại noãn thu hoạch được sau chọc hút noãn và tỷ lệ thụ tinh của các bệnh nhân hai nhóm 62
3.2. So sánh chất lượng phôi giữa hai nhóm nghiên cứu 63
3.2.1. Chất lượng phôi ngày 2 của các bệnh nhân hai nhóm 63
3.2.2. Mối liên quan giữa kỹ thuật thụ tinh và chất lượng phôi ngày 2 của nhóm Oxy 5 % 63
3.2.3. Số lượng bệnh nhân trữ lạnh phôi ngày 2, số lượng phôi trung bình trữ lạnh ngày 2 64
3.2.4. Số lượng phôi trung bình ngày 3 nuôi tiếp ngày 5, tỷ lệ hình thành thành phôi nang và chất lượng phôi nang 64
3.2.5. Tỷ lệ bệnh nhân có phôi dư trữ lạnh ngày 5 66
3.2.6. Số phôi chuyển trung bình và độ dày niêm mạc của bệnh nhân chuyển phôi nang tươi hai nhóm 69
3.3. So sánh kết quả thai nghén của các bệnh nhân chuyển phôi nang tươi của hai nhóm 70
3.3.1. Kết quả có thai của bệnh nhân chuyển phôi nang hai nhóm 70
3.3.2. Tỷ lệ làm tổ của các bệnh nhân chuyển phôi nang 71
3.3.3. Mối liên quan đến chất lượng phôi và tỷ lệ có thai lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu 72
3.3.4. Tỷ lệ các sự cố xẩy ra trong thai nghén của các bệnh nhân chuyển phôi nang 73
3.3.5. Tỷ lệ và tình trạng trẻ sinh sống của các bệnh nhân chuyển phôi nang ở hai nhóm 74
3.4. Các kết quả đông trữ, rã đông và chuyển phôi đông lạnh ngày 2 của bệnh nhân hai nhóm 76
3.4.1. Số lượng bệnh nhân chuyển phôi rã lần 1, lần 2 76
3.4.2. Kết quả chuyển phôi rã đông sau rã đông lần 1 76
3.4.3. Kết quả chuyển phôi rã đông sau rã đông lần 2 78
3.4.4. Kết quả sau chuyển phôi rã lần 1 và lần 2 79
3.5. Thai cộng dồn của chu kỳ kích thích buồng trứng của hai nhóm nuôi cấy Oxy nồng độ 5% và Oxy nồng độ 20% trong nghiên cứu 80
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 81
4.1. Bàn luận về đối tượng và phương pháp nghiên cứu 84
4.1.1. Bàn về đối tượng nghiên cứu 84
4.1.2. Bàn về phương pháp nghiên cứu 94
4.2. Bàn luận về chất lượng phôi giữa hai nhóm nghiên cứu 98
4.2.1. Số lượng và chất lượng phôi ngày 2 của các bệnh nhân hai nhóm 98
4.2.2. Mối liên quan giữa kỹ thuật thụ tinh và chất lượng phôi ngày 2 của nhóm Oxy 5 % 100
4.2.3. Số lượng bệnh nhân trữ lạnh phôi ngày 2, số lượng phôi trung bình trữ lạnh ngày 2 101
4.2.4. Số lượng phôi trung bình ngày 3 nuôi tiếp ngày 5, tỷ lệ hình thành thành phôi nang 102
4.2.5. Chất lượng phôi nang của hai nhóm 104
4.2.6. Tỷ lệ bệnh nhân có phôi dư trữ lạnh ngày 5 105
4.2.7. Số phôi chuyển trung bình và độ dày niêm mạc của bệnh nhân hai nhóm 105
4.3. So sánh kết quả thai nghén các bệnh nhân chuyển phôi nang tươi của hai nhóm 106
4.3.1. Kết quả có thai của bệnh nhân chuyển phôi nang hai nhóm 106
4.3.2. Tỷ lệ làm tổ của bệnh nhân chuyển phôi nang 108
4.3.3. Mối liên quan đến chất lượng phôi và tỷ lệ có thai lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu 109
4.3.4. Tỷ lệ các biến cố xẩy ra trong thai nghén của các bệnh nhân chuyển phôi nang 110
4.3.5. Tỷ lệ thai đôi cùng trứng chung túi ối của bệnh nhân chuyển phôi nang 111
4.3.6. Tỷ lệ đa thai của bệnh nhân chuyển phôi nang 112
4.3.7. Tỷ lệ sinh sống của các bệnh nhân chuyển phôi nang 113
4.3.8. Số lượng, cân nặng trẻ sinh sống của hai nhóm chuyển phôi nang 114
4.4. Các kết quả chuyển phôi rã đông 115
4.4.1. Đặc điểm bệnh nhân rã phôi lần 1 115
4.4.2. Đặc điểm bệnh nhân rã phôi lần 2 116
4.4.3. Kết quả có thai sau hai lần chuyển phôi rã đông 116
4.5. Tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống cộng dồn của chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi rã đông trong nghiên cứu 118
4.6. Một số hạn chế của đề tài luận án 118
KẾT LUẬN 120
KHUYẾN NGHỊ 122
MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Tỷ lệ thụ tinh của nhóm Oxy 20% và nhóm Oxy 5% 29
1.2. Tỷ lệ làm tổ của chuyển phôi giai đoạn phôi nang và giai đoạn phôi ngày 2, ngày 3 trong các nghiên cứu 30
1.3. Tỷ lệ làm tổ của chuyển phôi ngày 2, ngày 3 của nhóm Oxy 20% và nhóm Oxy 5% trong các nghiên cứu 31
1.4. Tỷ lệ làm tổ của chuyển phôi nang của nhóm Oxy 20% và nhóm Oxy 5% trong các nghiên cứu 31
1.5. Tỷ lệ thai tiến triển của chuyển phôi giai đoạn phôi nang và giai đoạn phôi ngày 2, ngày 3 trong các nghiên cứu 32
1.6. Tỷ lệ thai tiến triển của chuyển phôi ngày 2, ngày 3 nhóm Oxy 20% và nhóm Oxy 5% 33
1.7. Tỷ lệ thai tiến triển của chuyển phôi nang nhóm Oxy 20% và nhóm Oxy 5% 33
2.1. Bảng tổng kết phân loại phôi ngày 2 51
2.2. Bảng tổng kết phân loại phôi ngày 3. 52
2.3. Bảng tổng kết phân loại phôi nang 54
3.1. Các kỹ thuật thụ tinh thực hiện trên các bệnh nhân hai nhóm 58
3.2. Thời gian vô sinh của các bệnh nhân hai nhóm 60
3.3. Các chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng của bệnh nhân hai nhóm 60
3.4. Đặc điểm kích thích buồng trứng của các bệnh nhân hai nhóm 61
3.5. Bệnh nhân có hỗ trợ phôi thoát màng của hai nhóm 62
3.6. Phân loại noãn và tỷ lệ thụ tinh của các bệnh nhân hai nhóm 62
3.7. Chất lượng phôi ngày 2 của các bệnh nhân hai nhóm 63
3.8. Chất lượng phôi và kỹ thuật thụ tinh trong nhóm oxy 5% 63
3.9. Số lượng bệnh nhân trữ lạnh phôi ngày 2, số lượng phôi trung bình trữ lạnh ngày 2 64
3.10. Số lượng phôi ngày 3 trung bình nuôi tiếp ngày 5, tỷ lệ hình thành thành phôi nang 64
3.11. Phân bố lượng phôi ngày 5 trung bình của các bệnh nhân ở hai nhóm nghiên cứu 65
3.12. Tỷ lệ bệnh nhân có phôi dư để trữ lạnh ngày 5 66
3.13. Số phôi chuyển trung bình và độ dày niêm mạc của bệnh nhân chuyển phôi nang tươi 69
3.14. Tỷ lệ hCG ≥ 25 IU (hCG +) của các bệnh nhân chuyển phôi nang 70
3.15. Tỷ lệ có thai sinh hóa của bệnh nhân chuyển phôi nang 70
3.16. Tỷ lệ có thai lâm sàng của bệnh nhân chuyển phôi nang 71
3.17. Tỷ lệ làm tổ của các bệnh nhân chuyển phôi nang 71
3.18. Mối tương quan giữa chất lượng phôi ngày 5 và tỷ lệ thai lâm sàng 72
3.19. Tỷ lệ các biến cố xẩy ra trong thai nghén của các bệnh nhân chuyển phôi nang 73
3.20. Tỷ lệ thai đôi cùng trứng chung túi ối của bệnh nhân chuyển phôi nang 73
3.21. Tỷ lệ sinh sống của các bệnh nhân chuyển phôi nang 74
3.22. Số lượng trẻ sinh sống của hai nhóm chuyển phôi nang 75
3.23. Cân nặng trung bình trẻ sơ sinh từ chuyển phôi nang 75
3.24. Số lượng bệnh nhân chuyển phôi rã lần 1, lần 2 76
3.25. Số phôi chuyển trung bình và độ dày niêm mạc của bệnh nhân chuyển phôi rã đông lần 1 76
3.26. Kết quả sau chuyển phôi rã đông lần 1 77
3.27. Số phôi chuyển trung bình và độ dày niêm mạc của bệnh nhân chuyển phôi rã đông lần 2 78
3.28. Kết quả sau chuyển phôi rã đông lần 2 78
3.29. Kết quả sau 2 lần chuyển phôi rã đông 79
3.30. Tỷ lệ cộng dồn kết quả có thai và sinh trẻ sống của chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi rã đông 80
4.1. Kết quả tỷ lệ hình thành phôi nang của một số nghiên cứu 104
4.2. Tỷ lệ có thai lâm sàng trong một số nghiên cứu 107
4.3. Tỷ lệ làm tổ của một số nghiên cứu 109
4.4. Tỷ lệ sinh sống của chuyển phôi ngày 5 nuôi cấy nồng độ Oxy thấp 114