Nghiên cứu hiệu quả của thông khí nhân tạo không xâm nhập đối với bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa cấp cứu
Tóm tắt: Nghiên cứu so sánh TKNTKXN với thở ồ xy cho 35 bệnh nhân SHHC tại khoa cấp cứu (23 bệnh nhân ở nhóm TKNTKXN; 12 bệnh nhân ở nhóm thở ô xy). Kết quả: tỷ lệ thành công của TKNTKXN (tránh đặt NKQ) cao một cách có ý nghĩa so tỷ lệ thành công của thở ô xy (tránh đặt NKQ và không phải chuyển sang TKNTKXN) ((95,65% so với 8,33%; p < 0,01); 11 bệnh nhân nhóm thở ô xy không hiệu quả, đã cải thiện đáng kể về lâm sàng và khí máu động mạch sau khi được áp dụng TKNTKXN, 9 bệnh nhân trong số này đã tránh được NKQ; Không gặp các biển chứng đáng kể của TKNTKXN. Kết luận: TKNTKXN áp dụng tại khoa cấp cứu có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân SHHC và không có biến chứng đáng kể,
1. Đặt vấn đề
Suy hô hấp cấp là cấp cứu hay gặp nhất trong số các bênh nhân vào viện tại các khoa hồi sức và cấp cứu. Phần lớn các bệnh nhân suy hô hấp cấp (SHHC) cần phải được hỗ trợ thông khí kết hợp với điều trị nội khoa. Hiện nay thông khí nhân tạo không xâm nhập qua mạt nạ (TKNTKXN) đã được áp dụng phổ biến tại các khoa điều trị tích cực cho một số nhóm bệnh nhân suy hô hấp cấp [1].
Một yếu tô’ quan trọng quyết định sự thành công của thông khí nhân tạo không xâm nhập là thời điểm áp dụng sớm trong quá trình diễn biến của suy hô hấp cấp [2]. Trên thực tế, bệnh nhân suy hô hấp cấp thường vào khoa cấp cứu trước tiên và như vậy chính giai đoạn nằm tại khoa cấp cứu này là giai đoạn rất quý báu để có thể áp dụng thành công thông khí nhân tạo không xâm nhập.
Trong số các nghiên cứu về thông khí nhân tạo không xâm nhập đã được công bố, không có nhiều các nghiên cứu được tiến hành tại khoa cấp cứu và kết quả của các nghiên cứu này cũng không hoàn toàn thống nhất. Một số nghiên cứu tiến hành tại các khoa cấp cứu và khoa hô hấp cho thấy thông khí nhân tạo không xâm nhập có hiệu quả ở một số nhóm bệnh nhân suy hô hấp cấp như phù phổi cấp và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) [3,4,5,6,7]. Tuy nhiên, một nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên tiến hành tại khoa cấp cứuị đã không chứng minh được hiệu quả của thông khí nhân tạo không xâm nhập so với thở oxy [8]. Nghiên cứu này saụ đó đã bị chỉ trích vì số bệnh nhân nhỏ và hai nhóm không tương đương khi được chọn vào nghiên cứu [9].
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và triển vọng của thông khí nhân tạo không xâm nhập tại các cơ sơ cấp cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng thông khí nhân tạo không xâm nhập cho bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa cấp cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của thông khí nhân tạo không xâm nhập khi áp dụng tại khoa cấp cứu cho bệnh nhân suy hô hấp cấp.
Nghiên cứu sự dung nạp của thông khí nhân tạo không xâm nhập, các nguy cơ và biến chứng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ trung bình và nặng vào khoa cấp cứu, chưa đặt nội khí quản (NKQ).
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bệrih nhân được chọn vào nghiên cứu khi có trên hoặc bằng 2 trong số 3 tiêu chuẩn:
a. Khó thở nhanh với nhịp thở > 24 lần/phút; hoặc co kéo cơ hô hấp phụ; hoặc thở ngực bụng nghịch thường
b. Tím; hoặc Sp02 < 90 % hoặc Sp02 < 92% khi đã thở oxy; hoặc Pa02 < 60 mmHg hoặc Pa02/Fi02 < 200
c. PaC02 > 45 mmHg và pH < 7,35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân có một hoặc nhiều tiêu chuẩn sau đây sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu:
a. SHHC đáp ứng nhanh chóng với thở oxy qua xông mũi hoặc kính mũi.
b. Có chống chỉ định TKNTKXN (ngừng thở hoặc ngừng tim; bệnh lý não nặng; glasgow < 10 điểm; chảy máu tiêu hóa cao nặng; huyết động không ổn định hoặc rối loạn nhịp tim với tình trạng lâm sàng không ổn định; phẫu thuật, chấn thương, biến dạng mặt; tắc nghẽn đường hô hấp trên; không hợp tác/mất khả năng bảo vệ đường thở; mất khả nãng ho khạc đờm; nguy cơ cao hít vào phổi)
c. Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, so sánh
Bệnh nhân nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm (theo tỷ lệ 2:1): nhóm thông khí nhân tạo không xâm nhập (nhóm A) và nhóm thở ô xy (nhóm B).
Nhóm thông khí nhân tạo không xâm nhập: íhông khí nhân tạo không xâm nhập kết hợp điều tri thường quy. Thở CPAP kết hợp với PSV qua mặt nạ để duy trì Sp02 > 92%, Pa02 > 60 mmHg
Nhóm thở ô xy: thở ô xy kết hợp với điều trị thường quy. Thở ô xy qua gọng kính hoặc mặt nạ để duy trì Sp02 > 92%, Pa02 > 60 mmHg
Bệnh nhân nghiên cứu ở cả hai nhóm đều được điều trị nội khoa thường quy theo phác đồ thống nhất chung.
2.2.2. Thu thập số liệu
Đặc điểm chung của bệnh nhâm tuổi, giới, bệnh lý nền, bệnh lý nguyên nhân gây suy hô hấp, Apache II
Thông số diễn biến lâm sàng và khí máu động mạch
Glasgovv, M, HA, nhịp thở, Sp02, cảm giác khó thở, co kéo cơ hô hấp phụ, thở bụng ngực nghịch thường. Thời điểm đánh giá: bắt đầu nghiên cứu, 30phút, 2 h, 4 h, 8 h, 12 h, 24h sau đó mỗi 24h đến khi kết thúc
Khí máu động mạch: Thời điểm đánh giá: bắt đầu nghiên cứu, 30phút – lh, 4 – 6h, 24h sau đó mỗi 24h đến khi kết thúc
Các kết quả điều ịrỉ
Tỷ lệ tránh đặt NKQ/tỷ lệ phải đặt NKQ, tỷ lệ tử vong. Thời gian nằm viện, thời gian nằm tại khoa cấp cứu.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích