Nghiên cứu hiệu quả diệt khuẩn của thuốc chitosan trên vết thương bỏng
Nhiễm khuẩn vết thương bỏng là một biến chứng thường gặp. Để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương bỏng, hiện nay đang có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng [2]. Dùng các vật liệu cao phân tử sinh học để điều trị là một hướng đi mới hiện nay. Thuốc chitosan lần đầu tiên được ứng dụng trong điều trị. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:
– Xác định các loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương bỏng.
– Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của chitosan trên vết th−ơng bỏng của bệnh nhân điều trị tại viện Bỏng quốc gia.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng
82 bệnh nhân điều trị nội trú tại viện Bỏng Quốc gia, diện tích bỏng chung từ 4-50%, độ sâu II, III, IV(52 bệnh nhân bỏng nông, 30 bệnh nhân bỏng sâu).
2. Vật liệu
– Thuốc chitosan 2% dạng thuốc kem do phòng Polyme D−ợc phẩm thuốc (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) cung cấp.
– Mảnh phim đục lỗ 1x1cm vô trùng, tăm bông vô trùng để lấy bệnh phẩm.
– Lúp cấy định l−ợng 0,01 và 0,001ml.
– Các môi tr−ờng phân lập và xác định loài vi khuẩn của hãng Bio-Rad (Pháp)
3. Phương pháp
– Vết thương bỏng điều trị tại chỗ bằng chitosan (vùng A) đ−ợc đắp thuốc sau mỗi lần thay băng (0,3 g/cm2gạc).
– Vết bỏng thuộc nhóm chứng (vùng B) được đắp thuốc Silver sulfadiazin 1%.
– Cấy khuẩn định lượng tại chỗ vết th−ong bỏng 3 lần: lần 1 tr−ớc khi điều trị , lần 2 sau 5-7 ngày, lần 3 sau 10-14 ngày điều trị .
– Xác định loài vi khuẩn theo thường quy của WHO [4].
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích