Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng tacrolimus 0,1 % kết hợp với minoxidil 2%

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng tacrolimus 0,1 % kết hợp với minoxidil 2%

Luận văn Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng tacrolimus 0,1 % kết hợp với minoxidil 2%. Rụng tóc từng vùng (RTTV) là bệnh thường gặp trong số các bệnh nhân rụng tóc đến khám tại các phòng khám da liễu. Mặc dù đây là bệnh không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh khiến cho bệnh nhân cảm thấy lo lắng, tự ti, mặc cảm, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sống của bệnh nhân.

Tuỳ thuộc vào dân tộc và khu vực trên thế giới, tỷ lệ RTTV là 0,1-0,2%, với nguy cơ trong cuộc đời (lifetime risk) là 1,7% [1]. RTTV ảnh hưởng cả trẻ em và người lớn, và tất cả mái tóc có màu sắc khác nhau [2]. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một thống kê về tỷ lệ RTTV. Có rất nhiều nghiên cứu về RTTV nhưng cho đến nay căn sinh bệnh học và những yếu tố thuận lợi của RTTV vẫn còn chưa rõ và còn nhiều bàn cãi. Trong số các thuyết được đưa ra như: di truyền, nhiễm trùng, tự miễn dịch, sang chấn tâm lý thì thuyết di truyền và tự miễn dịch được nhiều tác giả đề cập. Do căn nguyên của bệnh còn chưa rõ ràng nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Các thuốc được sử dụng trong RTTV là corticoid, tacrolimus, minoxidil, athralin, cylosporin, PUVA [1],… Mỗi phương pháp đưa ra đều được đánh giá bằng thời gian mọc tóc sớm hay muộn, thời gian tái phát, và các tác dụng phụ của từng phương pháp.
Phương pháp điều trị RTTV ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng vcorticoid tiêm trong da, uống hoặc bôi. Tuy phương pháp này cho hiệu quả điều trị tốt nhưng có nhiều tác dụng phụ và không ngăn được tái phát [2], [3]. Phương pháp điều trị RTTV bằng thuốc mỡ tacrolimus được đánh giá là an toàn nhưng hiệu quả điều trị còn chưa cao [4], [5]. Phương pháp nữa đang được sử dụng nhiều để điều trị RTTV là dùng Minoxidil Spray, thuốc cho kết quả tốt nhưng chậm và vẫn có khả năng tái phát [6]. Do đó chúng tôi đặt ra giả thiết liệu việc sử dụng kết hợp Minoxidil Spray với Tacrolimus có phải là lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn không? Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phương pháp điều trị này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng tacrolimus 0,1 % kết hợp với minoxidil 2%” nhằm mục đích sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh rụng tóc từng vùng ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013 .
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng phương pháp tacrolimus 0,1% kết hợp với minoxidil 2%.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một vài đặc điểm về cấu tạo và quá trình sinh trưởng của tóc 3
1.2. Phân loại rụng tóc 7
1.2.1. Rụng tóc do sẹo 7
1.2.2. Rụng tóc không do sẹo 7
1.3. Căn sinh bệnh học của rụng tóc từng vùng 7
1.3.1. Tự miễn dịch 7
1.3.2. Các Cytokin 9
1.3.3. Yếu tố di truyền 10
1.3.4. Yếu tố cơ địa 11
1.3.5. Yếu tố nhiễm trùng 11
1.3.6. Sang chấn tâm lý 12
1.3.7. Tuổi và giới 12
1.4. Triệu chứng lâm sàng 13
1.4.1. Lâm sàng của RTTV thể từng đám 13
1.4.2. Các thể lâm sàng của RTTV 15
1.5. Mô bệnh học 15
1.6. Chẩn đoán xác định 16
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng 16
1.6.2. Mô bệnh học 16
1.7. Chẩn đoán phân biệt 16
1.7.1. Rụng tóc do Androgen 16
1.7.2. Tật nhổ tóc 17
1.7.3. Rụng tóc do bệnh giang mai 17 
1.8. Điều trị
1.9. Phương pháp điều trị bôi tarcrolimus tại tổn thương 19
1.9.1. Đại cương về tarcrolimus 19
1.9.2. Vai trò của Tacrolimus trong điều trị RTTV 24
1.10. Phương pháp điều trị Minoxidil 2% tại tổn thương 25
1.11. Tình hình nghiên cứu bệnh rụng tóc từng vùng ở Việt Nam và trên thế giới… 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Đối tượng 32
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán RTTV 32
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 32
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Cỡ mẫu Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu: 34
2.2.4. Các bước tiến hành 34
2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 35
2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu 38
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38
2.5. Xử lý số liệu 39
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 39
2.7. Hạn chế của ngiên cứu 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng. 40
3.1.1. Tình hình bệnh RTTV 40
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 44 
3.2. Kết quả điều trị 48
3.2.1. Kết quả điều trị 48
3.2.2. Tác dụng không mong muốn 54
3.2.3. Sự xuất hiện tổn thương mới trong điều trị 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng …. 55
4.1.1. Tỷ lệ bệnh theo tuổi 55
4.1.2. Tỷ lệ bệnh theo giới 56
4.1.3. Địa dư 56
4.1.4. Nghề nghiệp 57
4.1.5. Các yếu tố liên quan đến bệnh 57
4.2. Biểu hiện lâm sàng 59
4.2.1. Thời gian mắc bệnh 59
4.2.2. Vị trí tổn thương phối hợp 60
4.2.3. Sợi tóc dấu “chấm than” 61
4.2.4. Số lượng tổn thương 61
4.2.5. Diện tích tổn thương 61
4.2.6. Mức độ rụng tóc 62
4.3. Đánh giá hiệu quả điều trị RTTV bằng bôi Tacrolimus 0,1% và Minoxidil 2% .. 63
4.3.1 Hiệu quả điều trị 63
4.3.2. Đánh giá tác dụng không mong muốn 67
4.3.3. Đánh giá sự xuất hiện tổn thương mới trong điều trị 68
KẾT LUẬN 70
KHUYẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment