NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI

Luận án tiến sĩ y học NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI .Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là một trong những bệnh phổ biến, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Bệnh ảnh hưởng từ 10% đến 40% ở người lớn, 2% đến 25% ở trẻ em trên toàn thế giới [1]. Trong tất cả các nguyên nhân gây viêm niêm mạc, VMDƯ là phổ biến nhất, cứ 6 người lại có 1 người bị ảnh hưởng của bệnh [2]. Tổng chi phí điều trị VMDƯ ở Hoa Kỳ năm 2005 ước tính khoảng 11,2 tỷ USD. Số tiền trực tiếp chi phí y tế của bệnh viêm mũi dị ứng ước tính khoảng 3,4 tỷ USD, phần lớn là do thuốc kê đơn (46,6%) và khám bệnh ngoại trú (51,9%) [3]. Có rất ít nghiên cứu quy mô lớn được tiêu chuẩn hóa về sự phổ biến của bệnh VMDƯ, theo một nghiên cứu, tỷ lệ VMDƯ tại 4 vùng địa lý: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi được báo cáo là 15% –25%. Trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như người lớn trẻ tuổi, là những nhóm người bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi VMDƯ [4].


VMDƯ không chỉ tác động xấu đến cuộc sống cá nhân mà còn tác động đến đời sống xã hội, chất lượng cuộc sống (CLCS) bị ảnh hưởng nặng nề: nhức đầu, mất ngủ gây mất tập trung do đó làm giảm năng suất lao động, hắt hơi, chảy mũi làm cho giao tiếp xã hội bị hạn chế, khiến bệnh nhân mặc cảm, thay đổi hành vi, tính tình và tự cô lập, có trường hợp trở nên trầm cảm, từ đó dẫn đến thiệt hại to lớn về kinh tế [5].
Trong các nguyên nhân gây VMDƯ, bụi bông, bụi len từ lâu cũng đã được xác định có đặc tính dị nguyên (DN) và là nguyên nhân chủ yếu gây VMDƯ nghề nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá mạnh mẽ, kéo theo là sự ô nhiễm môi trường do bụi sản xuất ngày một tăng, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động, đặc biệt là các ngành dệt, may với nguyên liệu là bông, len, sợi lanh… Tình trạng VMDƯ ở những ngành nghề này rất cao. Vì vậy, VMDƯ nghề nghiệp trong các nhà máy bông, len, vải sợi là đề tài đang được chú ý.
Hiện nay trong các phương pháp điều trị VMDƯ, điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu (GMCĐH) là phương pháp điều trị theo cơ chế bệnh sinh mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp điều trị khác: tiến triển lâm sàng tốt hơn, đặc biệt giảm được chi phí trong điều trị. Trước đây DN chủ yếu được sử dụng theo đường tiêm dưới da và đã được khẳng định về hiệu quả điều trị, hiện nay DN sử dụng đường dưới lưỡi cũng đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Phương pháp này có ưu điểm đó là cách sử dụng đơn giản, hiệu quả và an toàn, đặc biệt có thể sử dụng đối với cả người lớn và trẻ em [6].
Tại Việt Nam, điều trị GMCĐH bệnh VMDƯ đường dưới lưỡi đã được áp dụng cho các DN khác nhau. Tuy nhiên, đối với VMDƯ do dị nguyên bụi bông (DNBB), chưa có nghiên cứu về hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi một cách toàn diện. Chính vì những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông.
2. Đánh giá những thay đổi về lâm sàng và một số xét nghiệm miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông được điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG    3
1.1.1. Khái niệm và phân loại viêm mũi dị ứng    3
1.1.2. Tình hình viêm mũi dị ứng trên thế giới và Việt Nam    5
1.1.3.  Dị nguyên bụi bông và tình hình viêm mũi dị ứng do bụi bông    6
1.1.4. Cơ chế viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông    10
1.1.5. Chẩn đoán    14
1.1.6. Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng    19
1.2. GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI    27
1.2.1. Khía cạnh chung    27
1.2.2. Hiệu quả điều trị    28
1.2.3. Tính an toàn    29
1.2.4. Chất lượng cuộc sống    31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    34
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU    34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu    34
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu    35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu    35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.    35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    35
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu    36
2.2.3. Các chỉ số/biến số nghiên cứu    38
2.2.4. Quy trình thu thập thông tin và kĩ thuật áp dụng trong nghiên cứu.    40
2.2.5. Quy trình thử nghiệm lâm sàng.    45
2.2.6. Đánh giá hiệu quả điều trị.    47
2.3. VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU.    50
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu    50
2.2.2. Máy móc và trang thiết bị nghiên cứu    50
2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU    51
2.5. KHỐNG CHẾ SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU    51
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    54
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG    54
3.1.1. Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng và một số đặc điểm khác    54
3.1.2. Triệu chứng cơ năng    57
3.1.3. Triệu chứng thực thể    63
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng    67
3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG       70
3.2.1. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng    70
3.2.2. Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng    79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    90
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG    90
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, tiền sử dị ứng, thời gian làm việc    90
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng    96
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng    105
4.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG    109
4.2.1. Hiệu quả lâm sàng    110
4.2.2. Hiệu quả về cận lâm sàng    116
4.2.3. Thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị    123
4.2.4. Tác dụng phụ    125
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU    125
KẾT LUẬN    126
KIẾN NGHỊ    128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang

1.1.     Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng theo ARIA 2008    4
1.2.     Tỷ lệ dân số mắc bệnh viêm mũi dị ứng    5
1.3.     Tỷ lệ viêm mũi dị ứng tại Châu Âu    6
2.1.     Chỉ số, biến số nghiên cứu    38
2.2.     Phân loại triệu chứng cơ năng    41
2.3.     Phân loại triệu chứng thực thể    41
2.4.     Các mức độ phản ứng của test lẩy da    43
2.5.     Quy trình điều trị viêm mũi dị ứng đường dưới lưỡi    46
2.6.     Hiệu quả điều trị về mặt lâm sàng    47
2.7.     Hiệu quả điều trị về mặt cận lâm sàng    48
3.1.     Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi     55
3.2.     Tiền sử bệnh dị ứng cá nhân     56
3.3.     Tiền sử dị ứng gia đình    56
3.4.     Tiền sử tiếp xúc bụi bông và tuổi nghề     56
3.5.     Đặc điểm triệu chứng cơ năng     57
3.6.     Phân loại mức độ triệu chứng ngứa mũi theo môi trường làm việc     58
3.7.     Phân loại mức độ triệu chứng ngứa mũi theo tuổi nghề     59
3.8.     Phân loại mức độ triệu chứng hắt hơi theo môi trường làm việc     59
3.9.     Phân loại mức độ triệu chứng hắt hơi theo tuổi nghề     60
3.10.     Phân loại mức độ triệu chứng chảy mũi theo môi trường làm việc     60
3.11.     Phân loại mức độ triệu chứng chảy mũi theo tuổi nghề     61
3.12.     Phân loại mức độ triệu chứng ngạt mũi theo môi trường làm việc     61
3.13.     Phân loại mức độ triệu chứng ngạt mũi theo tuổi nghề     62
3.14.     Đặc điểm một số triệu chứng cơ năng khác     62
3.15.     Đặc điểm niêm mạc mũi liên quan với tuổi nghề     63
Bảng    Tên bảng    Trang

3.16.     Đặc điểm dịch mũi     64
3.17.     Đặc điểm cuốn dưới theo tuổi nghề     64
3.18.     Đặc điểm ngách mũi giữa liên quan với tuổi nghề     65
3.19.     Liên quan giữa dị hình vách ngăn và mức độ ngạt mũi     65
3.20.     Các triệu chứng thực thể khác     66
3.21.     Kết quả test lẩy da với dị nguyên bụi bông     67
3.22.     Nồng độ các globubin miễn dịch huyết thanh     68
3.23.     Nồng độ IgE huyết thanh theo mức độ triệu chứng cơ năng     69
3.24.     Thay đổi mức độ ngứa mũi trước và sau điều trị     70
3.25.     Thay đổi mức độ hắt hơi trước và sau điều trị     71
3.26.     Thay đổi mức độ chảy mũi trước và sau điều trị     72
3.27.     Thay đổi mức độ ngạt mũi trước và sau điều trị     73
3.28.      Hiệu quả điều trị theo triệu chứng cơ năng     74
3.29.    Thay đổi tình trạng niêm mạc mũi trước và sau điều trị     75
3.30.     Mức độ thay đổi tình trạng niêm mạc mũi sau điều trị     76
3.31.     Thay đổi tình trạng cuốn dưới trước và sau điều trị theo tuổi nghề     77
3.32.     Mức độ thay đổi tình trạng cuốn dưới trước và sau điều trị     77
3.33.     Hiệu quả điều trị về lâm sàng     78
3.34.     Thay đổi test lẩy da trước và sau điều trị    79
3.35.     Thay đổi nồng độ IgE huyết thanh trước và sau điều trị     80
3.36.     Thay đổi nồng độ IgG huyết thanh trước và sau điều trị     82
3.37.     Thay đổi nồng độ IgG4, IgG1 huyết thanh trước và sau điều trị     83
3.38.     Thay đổi nồng độ các cytokine huyết thanh    84
3.39.     Thay đổi chất lượng cuộc sống sau 3 năm điều trị     88
3.40.     Tác dụng phụ gặp khi điều trị     89

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ    Tên biểu đồ    Trang

3.1.     Tỷ lệ viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông     54
3.2.     Tỷ lệ viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông của từng đơn vị    54
3.3.     Phân bố bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo giới     55
3.4.     Thay đổi mức độ ngứa mũi sau điều trị    71
3.5.     Thay đổi mức độ hắt hơi sau điều trị    72
3.6.     Thay đổi mức độ chảy mũi sau điều trị    73
3.7.     Thay đổi mức độ ngạt mũi sau điều trị    74
3.8.     Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng thay đổi theo thời gian     75
3.9.     Mức độ thay đổi niêm mạc mũi sau điều trị    76
3.10.     Mức độ thay đổi tình trạng cuốn mũi dưới sau điều trị    78
3.11.     Hiệu quả điều trị dựa trên test lẩy da    80
3.12.     Thay đổi nồng độ IgE sau 3 năm điều trị     81
3.13.     Mức độ thay đổi nồng độ IgE sau 3 năm điều trị    81
3.14.     Hiệu quả điều trị dựa trên mức độ thay đổi IgG     82
3.15.     Thay đổi nồng độ IgG1 sau 3 năm điều trị     83
3.16.     Thay đổi nồng độ IgG4 sau 3 năm điều trị     84
3.17.     Thay đổi IL-2 sau 3 năm điều trị     85
3.18.     Thay đổi IL-6 sau 3 năm điều trị     85
3.19.     Thay đổi IL-8 sau 3 năm điều trị     86
3.20.     Thay đổi IL-12 sau 3 năm điều trị     86
3.21.     Thay đổi IL-17 sau 3 năm điều trị     87
3.22.     Thay đổi IFN-γ sau 3 năm điều trị     87
3.23.     Thay đổi điểm chất lượng cuộc sống theo thời gian điều trị    89

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI

Leave a Comment