Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Gỵnoũor trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện phụ sản trung ương
Luận văn Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Gỵnoũor trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện phụ sản trung ương.Viêm âm đạo là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến phụ nữ phải đi khám phụ khoa. Viêm âm đạo do vi khuẩn không đặc hiệu, do nấm hay trichomonas là ba bệnh của âm đạo phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Mặc dù điều trị chống viêm thường đạt kết quả cao trong việc loại trừ căn nguyên vi sinh vật gây bệnh nhưng về lâu dài lại hay tái phát và có một số biến chứng như : viêm âm đạo do vi khuẩn không đặc hiệu (BV) tái phát, viêm do nấm tái phát hay BV trung gian gần đây được một số tác giả gọi là “Viêm âm đạo hiếu khí” (aerobic). ở phụ nữ có thai, viêm âm đạo có thể gây ra các hậu quả nặng nề như sẩy thai, đẻ non, thai lưu, vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn sơ sinh, dị tật bẩm sinh.
Để hiểu nguyên nhân dẫn đến việc điều trị thất bại trong viêm âm đạo thì việc tìm hiểu hệ sinh thái âm đạo khi bình thường và khi mắc bệnh là rất quan trọng. Môi trường vi khuẩn bình thường của âm đạo chủ yếu là lactobacilli, vi khuẩn có khả năng sản xuất ra các chất kìm khuẩn. Ngoài ra lactobacilli còn cạnh tranh với các vi sinh vật gây bệnh khác bám dính trên tế
bào biểu mô âm đạo.
Yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến hệ sinh thái phức tạp của âm đạo là hàm lượng estrogen tại chỗ. Tình trạng cân bằng hormon tốt sẽ tạo ra nồng độ estrogen phù hợp để đảm bảo cho sự tăng trưởng và nuôi dưỡng tế bào biểu mô âm đạo và cung cấp đủ glycogen- nguồn dinh dưỡng của lactobacilli; Viêm âm đạo thường kèm theo giảm số lượng lactobacilli, sự phát triển quá mức các tác nhân gây bệnh và ít nhiều hủy hoại tế bào biểu mô âm đạo.
Các điều trị chống viêm cũng làm giảm số lượng vi khuẩn lactobacilli phụ thuộc vào loại thuốc và thời gian điều trị. Bacterial vaginosis là một trong các dạng thường gặp của viêm âm đạo (còn được gọi là viêm âm đạo không đặc hiệu), nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung. v..v. Hiện nay trên thị trường đã có một số những kháng sinh đặc hiệu điều trị hầu hết những nhiễm khuẩn âm đạo thông thường. Tuy nhiên, khả năng tái phát trong điều trị thường thấy. Vì vậy, việc có thêm các loại thuốc có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhằm làm giảm tỷ lệ tái nhiễm, ít tác dụng phụ và rẻ tiền phù hợp dành cho người bệnh vẫn là rất cần thiết, đặc biệt là cho những cơ sở y tế chưa có đủ khả năng và điều kiện làm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu. Viên đặt âm đạo Gynoflor bao gồm các vi khuẩn sinh lactic sống và 0.03mg estriol – là một phần của vi hệ bình thường trong âm đạo. Nó có tác dụng chuyển lactose và glycogen thành acid lactic, sản xuất nhiều H2O2, cạnh tranh kết dính vào tế bào biểu mô âm đạo, do vậy làm giảm nồng độ pH của môi trường âm đạo (PH< 5) và ngăn ngừa sự tăng trưởng của các vi khuẩn gây bệnh, phân huỷ các vi sinh vật gây bệnh nhằm tái tạo vi hệ bình thường trong âm đạo.
Ở Việt nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về Gynoflor trong điều trị nhiễm khuẩn âm đạo nhằm cân bằng hệ khuẩn chí làm giảm nguy cơ tái viêm. vì vậy, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Gỵnoũor trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện phụ sản trung ương”, với
mục tiêu là:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện phụ sản trung ương.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm âm đạo không đặc hiệu bằng Gynoflor.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tiết dịch sinh lý âm đạo 3
1.2. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn sinh dục 4
1.2.1. Vật chủ 4
1.2.2. Vi khuẩn 5
1.2.3. Những sự thay đổi trong hệ vi khuẩn âm đạo 6
1.2.4. Yếu tố lan truyền 7
1.3. Khí hư 8
1.3.1. Khí hư sinh lý 8
1.3.2. Khí hư trong một số hình thái viêm âm đạo 8
1.4. Đặc điểm vi sinh vật và yếu tố chẩn đoán Bacterial vaginosis 10
1.4.1. Bacterial vaginosis 10
1.5. Gynoflor trong điều trị viêm âm đạo 18
1.5.1. Thành phần và đặc tính dược học của Gynoflor 19
1.5.2. Các nghiên cứu điều trị viêm âm đạo 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Quy trình thực hiện 27
2.3.2. Cỡ mẫu 28
2.3.3. Các biến số nghiên cứu 29
2.3.4. Thu thập, nhập, phân tích và xử lý số liệu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
3.1.1. Phân bố nhóm tuổi 33
3.1.2. Nơi cư trú 34
3.1.3. Trình độ học vấn 34
3.1.4. Nghề nghiệp của ĐTNC 35
3.1.5. Biện pháp tránh thai của ĐTNC 36
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị 37
3.2.1. Tiền sử sản khoa 37
3.2.2. Tiền sử viêm âm đạo 38
3.2.3. Triệu chứng ra khí hư trước điều trị theo cảm nhận của người bệnh.. 38
3.2.4. Triệu chứng cơ năng trước điều trị 39
3.2.5. Triệu chứng thăm khám âm hộ trước điều trị 39
3.2.6. Triệu chứng thăm khám âm đạo trước điều trị 40
3.2.7. Triệu chứng thăm khám CTC trước điều trị 40
3.2.8. Triệu trứng khí hư âm đạo qua thăm khăm trước khi điều trị 41
3.2.9. Xét nghiệm cầu khuẩn Gram dương trước điều trị 41
3.2.10. Xét nghiệm trực khuẩn Gram âm trước điều trị 42
3.2.11. Xét nghiệm trực khuẩn Gram dương trước điều trị 42
3.2.12. Xét nghiệm bạch cầu trong âm đạo trước điều trị 43
3.3. Kết quả điều trị sau khi can thiệp thuốc 43
3.3.1. So sánh triệu chứng ra khí hư trước và sau điều trị 43
3.3.2. So sánh các triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị 44
3.3.3. So sánh triệu chứng thăm khám âm hộ 45
3.3.4. So sánh triệu chứng thăm khám âm đạo 45
3.3.5. So sánh triệu chứng thăm khám CTC trước và sau điều trị 46
3.3.6. So sánh triệu chứng khí hư âm đạo trước và sau điều trị 47
3.3.7. Test Sniff 48
3.3.8. So sánh Clue cells trước và sau điều trị 48
3.3.9. So sánh xét nghiệm nấm sau điều trị 49
3.3.10. So sánh xét nghiệm cầu khuẩn Gram (+) trước và sau điều trị… 49
3.3.11. So sánh xét nghiệm trực khuẩn Gram (-) trước và sau điều trị… 50
3.3.12. So sánh xét nghiệm trực khuẩn Gram dương trước và sau điều trị.. 50
3.3.13. So sánh xét nghiệm bạch cầu trong âm đạo 51
3.3.14. Kết quả điều trị chung 51
3.4. Chấp nhận thuốc 52
3.4.1. Hướng dẫn sử dụng thuốc 52
3.4.2. Cách sử dụng thuốc 52
3.4.3. Cảm nhận của người bệnh sau khi đặt thuốc 53
3.4.4. Thời gian sử dụng thuốc 53
3.4.5. Đánh giá chung 54
3.4.6. Tác dụng phụ 54
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Bàn luận về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 55
4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị 57
4.2.1. Tiền sử sảy thai và đẻ non 57
4.2.2. Nạo hút thai 58
4.2.3. Một số tiền sử sản khoa khác 59
4.2.4. Tiền sử VÂĐ 59
4.2.5. Bàn luận về triệu chứng lâm sàng của BV trước điều trị 59
4.3. Bàn luận về kết quả điều trị 62
4.3.1. Bàn luận về sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng sau điều trị 62
4.3.2. Bàn luận về sự thay đổi triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị 64
4.3.3. Bàn luận về kết quả điều trị của thuốc 66
4.4. Sự chấp nhận thuốc 71
KÉT LUẬN 73
KIÉN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC