Nghiên cứu hiệu quả điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ hoặc điều trị duy trì

Nghiên cứu hiệu quả điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ hoặc điều trị duy trì

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu hiệu quả điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ hoặc điều trị duy trì.Tiền sản giật – sản giật là một bệnh lý thường gặp và hết sức phức tạp thường xảy ra từ sau tuần lễ thứ 20 của thai nghén chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 10% tổng số sinh [8]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh lý này chiếm tỷ lệ vào khoảng 10 – 12% trong số các nguyên nhân gây tử vong mẹ và tử vong chu sinh, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm cho thai nhi kém phát triển hoặc chết trong tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, tiền sản giật được Tổ chức Y tế thế giới coi như một vấn đề toàn cầu quan trọng. Tại Việt Nam, tỷ lệ tiền sản giật – sản giật chiếm khoảng 4 – 5% trong tổng số phụ nữ mang thai [2]. Tại Bệnh viện Trung ương Huế theo thống kê năm 2001 thì tỷ lệ tiền sản giật là 8% [10].

Trong tiền sản giật nặng, sự rối loạn của đa cơ quan là nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong mẹ thời kỳ chu sản. Bệnh lý này cũng là nguyên nhân hết sức quan trọng gây ra tử vong cho trẻ sơ sinh và chiếm gần 20% trong số những trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt [31]. Những thai chậm phát triển trong tử cung ở những sản phụ bị tiền sản giật nặng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh lý về tim và đái tháo đường khi ở tuổi trưởng thành [44].
Đã có nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh với những quy mô khác nhau ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thái độ xử trí và điều trị trên bệnh nhân tiền sản giật nặng vẫn còn nhiều vấn đề đáng tranh luận tùy theo trường phái mỗi tác giả và mỗi quốc gia.
Mục tiêu điều trị trong bệnh lý tiền sản giật nặng là ngăn cản sự tiến triển của bệnh và tránh các biến chứng có thể xảy ra, hy vọng cải thiện tình trạng bệnh và giảm tỷ lệ mắc các biến chứng, với phương châm bảo vệ mẹ là chính có chiếu cố đến con. Điều trị triệt để duy nhất của tiền sản giật nặng là chấm dứt thai kỳ [54].
Quan điểm cần chấm dứt thai kỳ cho những sản phụ bị tiền sản giật nặng sau khi đã điều trị một tuần nhưng không cải thiện được tình trạng của bệnh được nhiều nhà2 sản khoa ủng hộ. Việc rút ngắn thời gian xuống dưới 7 ngày thậm chí là sau khi bệnh nhân nhập viện 24 đến 48 giờ được áp dụng cho những thai phụ bị tiền sản giật rất nặng hoặc lên cơn sản giật mà các can thiệp thuốc men không đem lại kết quả mong muốn, đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi. Nhưng mâu thuẫn giữa lợi ích của mẹ và bé khi chấm dứt thai kỳ sớm cần được lưu tâm ở những nơi có điều kiện và phương tiện chăm sóc y tế tốt vì những lợi ích về phía thai nhi. Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ hoặc điều trị duy trì”. Với hai mục tiêu:
– Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ tiền sản giật nặng.
– Đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ hoặc điều trị duy trì

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………… 3
1.1. Định nghĩa tiền sản giật và tiền sản giật nặng…………………………………. 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu về tiền sản giật ……………………………………………….. 4
1.3. Bệnh nguyên và các yếu tố ảnh hưởng…………………………………………… 5
1.4. Sự thay đổi sinh lý bệnh học trong tiền sản giật………………………………. 9
1.5. Bệnh học ……………………………………………………………………………………. 10
1.6. Các yếu tố liên quan góp phần vào tiên lượng bệnh ………………………… 12
1.7. Triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật ………………………………………….. 13
1.8. Cận lâm sàng trong tiền sản giật……………………………………………………. 14
1.9. Chẩn đoán và phân loại tiền sản giật ……………………………………………… 15
1.10. Biến chứng của tiền sản giật nặng……………………………………………….. 16
1.11. Điều trị tiền sản giật nặng…………………………………………………………… 19
1.12. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan đến thời điểm
chấm dứt thai kỳ………………………………………………………………………… 22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………… 26
2.3. Phương pháp tiến hành ………………………………………………………………… 28
2.4. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………… 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 37
3.1. Đặc điểm chung ………………………………………………………………………….. 37
3.2. Các đặc điểm lâm sàng trong TSG nặng ………………………………………… 40
3.3. Các đặc điểm cận lâm sàng ………………………………………………………….. 42
3.4. Kết quả điều trị …………………………………………………………………………… 45
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 54
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ………………………………………….. 54
4.2. Đặc điểm lâm sàng của mẹ…………………………………………………………… 57
4.3. Các đặc điểm cận lâm sàng ………………………………………………………….. 61
4.4. Kết quả điều trị …………………………………………………………………………… 67
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………… 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment