Nghiên cứu hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu kết hợp với tiêm Ethanol qua da

Nghiên cứu hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu kết hợp với tiêm Ethanol qua da

Ung thư biểu mô tế bào gan (UBTG) (Hepatocellular Carcinoma – HCC) là một bệnh ác tính phát sinh từ sự đột biến tế bào gan, là bệnh đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư [49], [50], [54], [90], [178]. Hằng năm trên thế giới ước tính có khoảng 600.000 người mắc UBTG mới và vào khoảng 650.000 người chết do UBTG [96].

Về điều trị UBTG thì phẫu thuật cắt bỏ khối u gan vẫn được coi là phương thức có hiệu quả nhất nếu bệnh được phát hiện sớm. Nhưng trong thực tế do hạn chế về chăm sóc sức khỏe và điều kiện kinh tế nên đa số bệnh nhân được phát hiện muộn và 85% – 90% có xơ gan kèm theo với những rối loạn chức năng gan làm cho phẫu thuật không hoặc rất ít kết quả [3], [24], [50], [79], [162]. Các phương pháp điều trị khác như hóa chất toàn thân chỉ đáp ứng 20% tong số bệnh nhân [17]; liệu pháp miễn dịch, hormon không mấy hứa hẹn; xạ trị kết quả thấp; ghép gan phức tạp và rất tốn kém [7], [18], [22], [161].

Nhiều tác giả nghiên cứu điều trị UBTG bằng can thiệp trực tiếp vào khối u qua da dưới hướng dẫn của siêu âm (SA) hoặc cắt lớp vi tính (CLVT) và thủ thuật can thiệp nội mạch đã mang lại hiệu quả cao [79], [7], [43], [71], [73], [75], [149], [164].

Trong các phương pháp can thiệp trực tiếp vào khối u thì tiêm Ethanol qua da (TEQD) là phương pháp được đánh giá cao, được áp dụng tại nhiều nước vì tính hiệu quả của nó. Nhưng Ethanol có hạn chế là khả năng gây hoại tử tổ chức u không triệt để do không loại bỏ được Collagen là chất cấu tạo nên các vách trong u và vỏ khối u, đó chính là nơi tiềm an của nhiều tế bào ung thư còn sống sót sau điều trị. Đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ tái phát tại chỗ sau TEQD còn khá cao [3], [4], [6], [124], [172].

Tắc mạch hóa dầu (TMHD) điều trị UBTG đã đem lại kết quả tốt kể cả với UBTG kích thước lớn. Nhưng TMHD có hạn chế là không có khả năng làm hoại tử triệt để mô u do chỉ gây tắc được ĐM nuôi khối u (85% – 90% máu nuôi u) nhưng vẫn còn 10% – 15% khối u được nuôi dưỡng từ máu của TMC. Hơn nữa, nhiều khối u không chỉ có một nguồn nuôi từ ĐM gan mà còn từ các ĐM ngoại vi, lân cận như: ĐM liên sườn, ĐM hoành dưới, ĐM mạc treo tràng…là những ĐM nhỏ, dễ bỏ sót không phát hiện được hoặc không có khả năng gây tắc được do hạn chế về kỹ thuật hay trang bị. Bên cạnh đó, khi u gan đã lớn, các tế bào ung thư sẽ xâm lấn ra vỏ khối u, sự xuất hiện sớm các khối u nhỏ vệ tinh… là nơi mà to chức ung thư còn sống sót tiếp tục phát triển hoặc gây tái phát u sớm. Vì vậy, TMHD đơn thuần vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Chính vì vậy, trên thế giới hiện nay nhiều tác giả chủ trương kết hợp nhiều phương pháp điều trị trên cùng một người bệnh để tận dụng những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng phương pháp riêng lẻ nhằm làm tăng hiệu quả điều trị.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu kết hợp với tiêm Ethanol qua da” với mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp kết hợp giữa tắc mạch hóa dầu với tiêm Ethanol qua da vào khối u gan trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.

2. So sánh hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan của phương pháp kết hợp tắc mạch hóa dầu và tiêm Ethanol qua da vào khối u gan với phương pháp tắc mạch hóa dầu đơn thuần

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Các chữ viết tắt trong luận án vii

Danh mục bảng viii

Danh mục biểu đồ x

Danh mục hình xi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Tình hình mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào gan 3

1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 3

1.3. Giải phẫu phân thùy và mạch máu gan 6

1.4. Phân chia giai đoạn bệnh ung thư biểu mô tế bào gan 8

1.5. Các phương pháp chan đoán ung thư biểu mô tế bào gan 10

1.5.1. Phương pháp lâm sàng 10

1.5.2. Xét nghiệm dấu ấn ung thư 10

1.5.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 12

1.5.4. Phương pháp chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học 19

1.6. Các phương pháp điều trị UBTG 22

1.6.1. Phâu thuật 22

1.6.2. Các liệu pháp điều trị toàn thân 25

1.6.3. Các phương pháp điều trị bằng bức xạ 25

1.6.4. Các biện pháp can thiệp trực tiếp vào khối u gan 26

Trang

1.6.5. Các liệu pháp qua đường động mạch 29

1.6.6. Phương pháp điều trị đa phương thức 33

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 8

2.1. Đối tượng nghiên cứu 3 8

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 38

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu 39

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 40

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 42

2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu 51

2.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 57

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59

3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị 59

3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới 59

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 60

3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 62

3.2. Diễn biến lâm sàng và kết quả cận lâm sàng sau điều trị 68

3.2.1. Số lần điều trị trên một bệnh nhân 68

3.2.2. Mức độ can thiệp TMHD 69

3.2.3. Lượng Doxorubicin sử dụng trong TMHD 70

3.2.4. Lượng Lipiodol sử dụng trong TMHD 71

3.2.5. Lượng Ethanol sử dụng trong TEQD 72

3.2.6. Tuần hoàn bàng hệ nuôi u 73

3.2.7. Diễn biến lâm sàng sau điều trị 74

3.2.8. Biến đổi các xét nghiệm máu và chức năng gan 75

3.2.9. Đáp ứng lâm sàng sau điều trị 76 

3.2.10. Biến đổi hàm lượng AFP sau điều trị

3.2.11. Mức độ lắng đọng Lipiodol trong u sau TMHD

3.2.12. Đáp ứng điều trị theo các phân nhóm

3.2.13. Đáp ứng của u gan sau điều trị 6 tháng

3.2.14. Tái phát UBTG sau điều trị

3.2.15. Tử vong sau điều trị

3.2.16. Thời gian sống sau điều trị

Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

4.1.1. Tuổi và giới

4.1.2. Biểu hiện lâm sàng

4.1.3. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan

4.1.4. Tình trạng xơ gan kèm theo

4.1.5. AFP huyết thanh

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment