NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GÂY MÊ BẰNG SEVOFLURAN QUA MÁT THANH QUẢN ĐỂ TỰ THỞ TRONG PHẪU THUẬT NỘI NHÃN Ở TRẺ NHŨ NHI CÓ TIỀN SỬ SINH THIẾU THÁNG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GÂY MÊ BẰNG SEVOFLURAN QUA MÁT THANH QUẢN ĐỂ TỰ THỞ TRONG PHẪU THUẬT NỘI NHÃN Ở TRẺ NHŨ NHI CÓ TIỀN SỬ SINH THIẾU THÁNG.Trẻ có tiền sử sinh thiếu tháng, thường có rất nhiều di chứng do hậu quả sinh non để lại. Những di chứng này có thể xuất hiện trong giai đoạn phát triển của trẻ, một số trong đó cần phải can thiệp phẫu thuật. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non là một bệnh tăng sinh mạch máu võng mạc, có thể gây mất thị lực nghiêm trọng và là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu. Bệnh xảy ra trên 50% ở trẻ được sinh ra trước 30 tuần tuổi thai và cân nặng khi sinh dưới 1500g [1], [2]. Có nhiều di chứng đi cùng với sự phát triển của bệnh võng mạc trẻ đẻ non, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hệ thống tuần hoàn không ổn định dễ bị rối loạn nhịp tim hơn trẻ đủ tháng cùng tuổi sau sinh khi gây mê, hệ thống kiểm soát hô hấp chưa trưởng thành ảnh hưởng tới ngừng thở, giảm oxy máu. Ngoài ra, có một loạt thách thức có thể gặp trong giai đoạn phẫu thuật như rối loạn chuyển hóa, thiếu máu, mất cân bằng thân nhiệt, bất thường cấu trúc đường thở trên, trào ngược dạ dày thực quản và thuốc dùng (bao gồm opiod và thuốc gây mê).
Mặc dù các bằng chứng của các nghiên cứu còn hạn chế ảnh hưởng của các di chứng này trong quá trình gây mê [3]. Phương pháp gây mê có thể gây ra nguy cơ ức chế hô hấp, co thắt thanh phế quản và ảnh hưởng của thuốc giãn cơ sau mổ. Vì vậy, sử dụng phương pháp gây mê dựa trên thuốc mê bốc hơi như sevoflurran không dùng giãn cơ và opiod, để hạn chế các tác dụng không mong muốn là cần thiết. Sevofluran là thuốc mê bốc hơi được xem xét lựa chọn hàng đầu trong gây mê trẻ em bởi đặc tính của chúng có mùi dễ chịu, không gây kích thích đường thở, khởi mê, thoát mê nhanh, huyết động ổn định [4].
Ở trẻ tiền sử sinh thiếu tháng có các tổn thương mạn tính hệ hô hấp xảy ra các mức độ trầm trọng khác nhau, trong đó có tăng kích thích hệ thống đường thở, đặc biệt tăng kích thích hay xảy ra khi rút nội khí quản (NKQ) làm bệnh nhân ho, tăng nhãn áp, co thắt thanh quản và hậu quả làm giảm oxy máu [5]. Mát thanh quản (MTQ) đặt vào ngã ba hầu họng không xâm lấn vào khí quản, ít gây kích thích đường hô hấp trên và dưới, như vậy MTQ có thể rất thích hợp để kiểm soát hô hấp, gây mê cho trẻ có tiền sử sinh thiếu tháng có hoặc không có bệnh phổi mạn tính hoặc bị tăng kích thích đường thở. Mát thanh quản sử dụng dễ dàng, tỷ lệ đặt thành công trên 90%, kiểm soát hô hấp tốt, ít các tác dụng không mong muốn trong, sau mổ và không làm tăng nhãn áp cho phẫu thuật nhãn khoa, đã được sử dụng thành công trong gây mê phẫu thuật cho nhiều trẻ em [6], [5], [7]. NKQ có nhiều ưu điểm, nhưng sử dụng đòi hỏi người gây mê phải có kinh nghiệm, cần dùng giãn cơ, ở trẻ em đặt NKQ là khá khó khăn tỷ lệ thành công đặt lần đầu 53%. Tác dụng không mong muốn trong và sau mổ cao, thoát mê khó khăn, kéo dài thời gian theo dõi sau mổ, làm tăng nhãn áp [8], [9], [10].
Thông khí tự thở qua mát thanh quản áp lực đường thở được duy trì ở mức thấp, không gây dò rỉ khí vào dạ dày. Đặc biệt, ở trẻ em cuff của mát thanh quản nhỏ dễ bị di lệch, thực quản ngắn khi áp lực đường thở tăng dễ đẩy khí vào dạ dày làm tăng áp lực ổ bụng. Đồng thời áp lực đường thở tăng làm tăng kích thích hệ thống hô hấp có tổn thương mãn tính ở trẻ sinh thiếu tháng. Vì vậy làm gia tăng nguy cơ các tác dụng không mong muốn sau mổ như co thắt thanh quản và phế quản. Thông khí kiểm soát có thể làm suy giảm trao đổi khí trong phổi dẫn tới làm mất cân bằng thông khí và tưới máu, khi để tự thở tạo thuận lợi cho các bộ phận phụ thuộc phổi, do đó có thể phân bố thông khí sinh lý hơn [5], [11], [12].
Tuy nhiên người ta vẫn lo ngại khi để tự thở qua mát thanh quản bằng thuốc mê bốc hơi, hô hấp bị ức chế thông khí không đủ đễ gây tình trạng ưu thán. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu gây mê bằng thuốc mê sevofluran, cho tự thở qua mát thanh quản ở trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh thiếu tháng, an toàn và hiệu quả [5], [7], [10], [13], [14], [15]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào gây mê bằng sevofluran để tự thở qua MTQ cho trẻ có tiền sử sinh thiếu tháng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả gây mê hô hấp bằng sevofluran qua mát thanh quản để tự thở trong phẫu thuật nội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử sinh thiếu tháng.
2. Đánh giá ảnh hưởng lên tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê này.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRẺ EM LIÊN QUAN ĐẾN GÂY MÊ 3
1.1.1. Hệ hô hấp 3
1.1.2. Hệ tuần hoàn 11
1.1.3. Điều hòa thân nhiệt 14
1.1.4. Chức năng thận 14
1.2. CÁC BỆNH MẮT BẨM SINH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ 15
1.2.1. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non 15
1.2.2. Bệnh glôcôm bẩm sinh 17
1.2.3. Bệnh đục thể thủy tinh bẩm sinh 18
1.3. THUỐC MÊ SEVOFLURAN VÀ HỆ THỐNG MÊ HÔ HẤP 19
1.3.1. Thuốc mê sevofluran 19
1.3.2. Hệ thống mê hô hấp 21
1.4. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT NHÃN KHOA 23
1.4.1. Mục đích và yêu cầu vô cảm 23
1.4.2. Phương pháp vô cảm tại chỗ 24
1.4.3. Phương pháp vô cảm toàn thân 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.2.3. Tính cỡ mẫu 37
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 37
2.2.5. Kỹ thuật tiến hành 40
2.2.6. Chỉ số đánh giá 45
2.2.7. Các định nghĩa và các tiêu chuẩn 47
2.2.8. Thời điểm theo dõi 48
2.2.9. Xử lý số liệu 49
2.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 50
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI NGHIÊN CỨU 52
3.1.1. Phân bố bệnh nhân 52
3.1.2. Yếu tố nguy cơ trong gây mê 53
3.1.3. Đặc điểm về huyết học 54
3.2. HIỆU QUẢ GÂY MÊ HÔ HẤP BẰNG SEVOFLURAN QUA MÁT THANH QUẢN ĐỂ TỰ THỞ 55
3.2.1. Kỹ thuật đặt mát 55
3.2.2. Hiệu quả gây mê hô hấp bằng sevofluran để tự thở qua MTQ 56
3.2.3. Thông khí 62
3.2.4. Trao đổi khí 71
3.3. ẢNH HƯỞNG GÂY MÊ ĐẾN TUẦN HOÀN, NHÃN ÁP VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 75
3.3.1. Ảnh hưởng lên tuần hoàn 75
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trong thời kỳ khởi mê, duy trì và thoát mê 84
Chương 4: BÀN LUẬN 85
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 85
4.1.1. Tuổi, giới 85
4.1.2. Trọng lượng lúc đẻ, lúc phẫu thuật 86
4.1.3. Các yếu tố nguy cơ do hậu quả của sinh thiếu tháng trong gây mê 87
4.1.4. Đặc điểm huyết học 88
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GÂY MÊ HÔ HẤP BẰNG SEVOFLURAN ĐỂ TỰ THỞ QUA MTQ 89
4.2.1. Đánh giá hiệu quả gây mê bằng sevofluran 89
4.2.2. Đánh giá độ an toàn của phương pháp gây mê 98
4.3. ẢNH HƯỞNG LÊN TUẦN HOÀN VÀ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 111
4.3.1. Tần số tim 111
4.3.2. Huyết áp tại các thời điểm 112
4.3.3. Ảnh hưởng tới nhãn áp và so sánh nhãn áp hai nhóm 116
4.3.4. Những tác dụng không mong muốn 117
KẾT LUẬN 124
KIẾN NGHỊ 126
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, trọng lượng 52
Bảng 3.2. Các yếu tố nguy cơ trong gây mê 53
Bảng 3.3. Đặc điểm chung về huyết học giữa hai nhóm 54
Bảng 3.4. Số lần đặt MTQ, áp lực cuff, tương quan áp lực cuff với thể tích 55
Bảng 3.5. Chỉ số chung về gây mê 56
Bảng 3.6. Nồng độ thuốc mê thở vào 57
Bảng 3.7. Nồng độ thuốc mê thở ra 59
Bảng 3.8. Chênh lệch nồng độ Fisev và Etsev 60
Bảng 3.9. Nồng độ thuốc mê tối thiểu phế nang 61
Bảng 3.10. Tần số hô hấp 62
Bảng 3.11. Thể tích khí lưu thông thở ra VtE 63
Bảng 3.12. Thông khí phút tại các thời điểm theo dõi 65
Bảng 3.13. EtCO2 tại các thời điểm theo dõi hai nhóm 66
Bảng 3.14. PaCO2, pH, BE tại các thời điểm lấy mẫu 68
Bảng 3.15. Tương quan giữa PaCO2 và EtCO2 69
Bảng 3.16. Diễn biến SpO2 trong quá trình gây mê 71
Bảng 3.17. Nồng độ oxy trong khí thở vào FiO2 73
Bảng 3.18. Chỉ số oxy hóa máu và áp lực oxy riêng phần trong máu động mạch 74
Bảng 3.19. Tần số tim tại các thời điểm theo dõi 75
Bảng 3.20. Huyết áp tâm thu tại các thời điểm theo dõi 77
Bảng 3.21. Huyết áp tâm trương tại các thời điểm theo dõi 79
Bảng 3.22. Huyết áp trung bình hai nhóm 81
Bảng 3.23. Nhãn áp ngay sau đặt MTQ của hai nhóm 83
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ hemoglobin bào thai và người lớn trong máu 13
Biểu đồ 3.1. Tương quan áp lực cuff trước khi rút MTQ và VtE 55
Biểu đồ 3.2. Nồng độ thuốc mê thở vào 58
Biểu đồ 3.3. Nồng độ thuốc mê thở ra 59
Biểu đồ 3.4. Nồng độ thuốc mê tối thiểu phế nang 61
Biểu đồ 3.5. Tần số hô hấp tại các thời điểm theo dõi 63
Biểu đồ 3.6. Thể tích VtE 64
Biểu đồ 3.7. Thể tích thông khí phút 65
Biểu đồ 3.8. EtCO2 tại các thời điểm theo dõi hai nhóm 67
Biểu đồ 3.9. Mối tương quan PaCO2 và EtCO2 thời điểm T(5) 69
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan PaCO2 và EtCO2 Thời điểm T(6) 70
Biểu đồ 3.11. Bão hòa oxy tại các thời điểm theo dõi 72
Biểu đồ 3.12. Nồng độ oxy thở vào 73
Biểu đồ 3.13. Tần số tim trong quá trình gây mê 76
Biểu đồ 3.14. Giá trị huyết áp tâm thu trong quá trình gây mê 78
Biểu đồ 3.15. Giá trị huyết áp tâm trương trong quá trình gây mê 80
Biểu đồ 3.16. Giá trị huyết áp trung bình trong quá trình gây mê 82
Biểu đồ 3.17. Nhãn áp trung bình của hai nhóm 83
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Điều hòa hô hấp ở trẻ em 9
Hình 1.2. So sánh trẻ em và người lớn 10
Hình 1.3. BVMTĐN giai đoạn 4A 16
Hình 1.4. BVMTĐN giai đoạn 4B 16
Hình 1.5. BVMTĐN giai đoạn 5 16
Hình 1.6. Hệ thống Mapleson 22
Hình 1.7. Hệ thống vòng kín 23
Hình 1.8. MTQ thường 27
Hình 1.9. MTQ Proseal 27
Hình 1.10. Mát thanh quản dễ uốn cong 28
Hình 1.11. Mát thanh quản E-gel 28
Hình 1.12. MTQ Fastrach 28
Hình 1.13. MTQ cTrach 28
Hình 2.1. Máy gây mê OMEDA CS2 38
Hình 2.2. Máy theo dõi NIHOKODEN 38
Hình 2.3. MTQ cỡ 1 và 1,5 và đồng hồ đo áp lực cuff 39
Hình 2.4. Bộ đặt NKQ cấp cứu 39
Hình 2.5. Máy đo nồng độ khí máu Cobas b 221 40
Hình 2.6. Kỹ thuật đặt MTQ 42
Hình 2.7. Bệnh nhân đã đặt MTQ 42
Hình 2.8. MTQ đúng vị trí 43
Hình 2.9. Lấy máu mao mạch gót 44
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Đình Luyến, Công Quyết Thắng, Đỗ Văn Lợi, Trần Thị Kim Thư (2016). Đánh giá mối liên quan giữa EtCO2 và PaCO2 gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật cắt dịch kính trẻ để non giai đoạn IV – V. Y học thực hành, số 1015, 25-28.
2. Nguyễn Đình Luyến, Công Quyết Thắng (2018). Nghiên cứu hiệu quả thông khí đặt Mask thanh quản gây mê trong phẫu thuật cắt dịch kính bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn IV – V. Y học Thực hành, 1075, 228-231.
3. Nguyễn Đình Luyến (2019). Đánh giá những tác dụng không mong muốn của gây mê mask thanh quản cho phẫu thuật cắt dịch kính bệnh võng mạc trẻ sinh non giai đoạn IV-V. Tạp chí Y học Thực Hành. Số 4(1095), 47-51.