NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢI ĐỘC KHÔNG ĐẶC HIỆU CỦA LIỆU PHÁP HUBBARD Ở NGƯỜI TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI TRINITROTOLUENE
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢI ĐỘC KHÔNG ĐẶC HIỆU CỦA LIỆU PHÁP HUBBARD Ở NGƯỜI TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI TRINITROTOLUENE.Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành công nghiệp hoá chất nói riêng đã tác động đến môi trường và sức khỏe con người với xu thế ngày càng tăng. Tích lũy chất độc là một trong các yếu tố chính quyết định sự hình thành các bệnh mạn tính và làm suy giảm sức khỏe con người. Nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa và đào thải sự tích lũy hóa chất và hóa chất nội sinh là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết nhằm giảm bớt gánh nặng ảnh hưởng của các hóa chất độc hại tác động liên tục đến sức khỏe con người.
Trong những năm gần đây, tình hình ô nhiễm hoá chất trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao. Phần lớn nhà máy sản xuất vật liệu nổ đều có ô nhiễm Trinitrotoluen (TNT), số mẫu đo nồng độ TNT trong môi trường lao động (MTLĐ) không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ) chiếm tỷ lệ cao (76,6%), nồng độ TNT trong MTLĐ vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhiều lần [1]. Chất nổ TNT được sử dụng rộng rãi không chỉ trong công nghiệp quốc phòng mà còn phục vụ cho các ngành kinh tế khác, tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng số lượng người tiếp xúc với TNT là không nhỏ [2]. Làm việc trong điều kiện MTLĐ bị ô nhiễm TNT thì người lao động sẽ có nguy cơ nhiễm độc TNT mạn tính. Hiện nay số người được chẩn đoán và giám định nhiễm độc TNT nghề nghiệp chỉ là phẩn nổi của tảng băng chìm và sự tích lũy TNT trong cơ thể người lao động chính là yếu tố nguy cơ nhiễm độc nghề nghiệp sau nhiều năm làm việc tiếp xúc trực tiếp.
TNT là chất độc có ái tính với tổ chức lipid, TNT và các sản phẩm chuyển hóa của nó có trong cơ thể có khả năng gây tổn thương đa dạng cho các cơ quan như gan, máu, cơ quan tạo máu, thần kinh, mắt, da, đường tiêu hoá cùng nhiều rối loạn chuyển hoá khác [3], [4]. Kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng TNT và các sản phẩm chuyển hóa của nó là những chất oxy hoá vì chứa các nhóm NO2, do đó có khả năng sinh gốc tự do khi xâm nhập vào cơ thể người và động vật máu nóng. Đây được coi là cơ chế làm sáng tỏ những tổn thương cơ thể của TNT được nhiều nhà khoa học đề cập tới [5]. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của TNT tới sức khoẻ con người nhưng những nghiên cứu về các biện pháp làm thế nào để giải độc TNT, ngăn ngừa nhiễm độc TNT nghề nghiệp thì còn rất hạn chế.
Giải độc không đặc hiệu ứng dụng liệu pháp Hubbard được chứng minh là có hiệu quả với nhiều loại hóa chất có khả năng hòa tan trong lipid như: các hợp chất hydrocacbon mạch vòng chứa clo, hóa chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng như chì, thủy ngân… [6]. Các nghiên cứu ứng dụng liệu pháp Hubbard trong giải độc không đặc hiệu với hoá chất đã cho thấy liệu pháp này có tác dụng tích cực với khả năng chống lại stress oxi hoá của cơ thể, có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của gốc tự do [6], [7]. Điều này gợi ý rằng, có thể ứng dụng liệu pháp Hubbard để giải độc không đặc hiệu cho người tiếp xúc với TNT (bởi TNT là hoá chất có ái tính với tổ chức lipid và TNT sinh gốc tự do khi tồn tại trong cơ thể), đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu và đánh giá hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đánh giá hiệu quả giải độc không đặc hiệu của liệu pháp Hubbard ở người tiếp xúc nghề nghiệp với TNT với hai mục tiêu sau đây:
1. Đánh giá sự biến đổi một số chỉ số lâm sàng trên người tiếp xúc nghề nghiệp với TNT sau 3 tuần điều trị giải độc không đặc hiệu bằng liệu pháp Hubbard.
2. Xác định sự biến đổi một số chỉ số hóa sinh, huyết học, miễn dịch (một số chỉ số chống oxy hóa và một số Cytokine tạo máu, miễn dịch) ở người tiếp xúc nghề nghiệp với TNT sau 3 tuần điều trị giải độc không đặc hiệu bằng liệu pháp Hubbard.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Động học TNT 3
1.1.1. Cấu trúc và tính chất hoá lý của TNT: 3
1.1.2. Độc tính của TNT 3
1.1.3. Hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ TNT 3
1.2. Tổn thương cơ thể do tiếp xúc TNT nghề nghiệp 12
1.2.1. Tổn thương máu và cơ quan tạo máu 12
1.2.2. Tổn thương gan 12
1.2.3. Tổn thương hệ thống thần kinh 13
1.2.4. Tổn thương đường tiêu hóa 13
1.2.5. Tổn thương khác 13
1.3. Một số vấn đề về gốc tự do và cơ chế sinh gốc tự do của TNT 14
1.3.1 Khái niệm gốc tự do 14
1.3.2. Sự hình thành gốc tự do trong cơ thể 14
1.3.3. Stress oxy hóa 15
1.3.4. Hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể 16
1.3.5. Cơ chế sinh gốc tự do của TNT 19
1.4. Một số phương pháp dự phòng và điều trị nhiễm độc TNT nghề nghiệp hiện nay đang áp dụng ở Việt Nam: 21
1.5. Giải độc và các phương pháp điều trị giải độc 23
1.5.1. Giải độc 23
1.5.2. Các pha của quá trình giải độc 23
1.5.3. Các phương pháp giải độc 25
1.6. Giải độc không đặc hiệu theo nguyên lý của Hubbard 28
1.6.1. Cơ sở khoa học và nội dung chính của giải độc không đặc hiệu theo nguyên lý của Hubbard 28
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về ứng dụng liệu pháp Hubbard trong điều trị giải độc không đặc hiệu 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 38
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 39
2.3. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 41
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 42
2.4.3. Các bước tiến hành quy trình điều trị giải độc không đặc hiệu bằng liệu pháp Hubbard 42
2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 45
2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu 46
2.4.5.1. Thu thập số liệu đánh giá các chỉ tiêu lâm sàng 46
2.4.5.2. Thu thập số liệu đánh giá các chỉ tiêu cận lâm sàng 50
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 54
2.6. Phân tích và xử lý số liệu 55
2.7. Sơ đồ nghiên cứu 56
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 57
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân bố giới tính 57
3.1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân bố tuổi đời 57
3.1.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân bố tuổi nghề 58
3.2. Kết quả nghiên cứu hiệu quả giải độc không đặc hiệu của liệu pháp Hubbard qua sự biến đổi tình trạng sức khỏe 58
3.2.1. Tỷ lệ một số triệu chứng trước và sau điều trị theo giới tính 58
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về biến đổi tình trạng thể lực 60
3.2.3. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng tim mạch 63
3.2.4. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng về tiêu hóa 66
3.2.5. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng của hệ thần kinh 69
3.2.6. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng cơ xương khớp 73
3.2.7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ sau điều trị 75
3.2.8. Cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị 76
3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị qua sự biến đổi các chỉ tiêu xét nghiệm cận lâm sàng: 77
3.3.1. Biến đổi một số chỉ tiêu xét nghiệm huyết học sau điều trị 77
3.3.2. Biến đổi một số chỉ tiêu xét nghiệm hóa sinh máu sau điều trị 78
3.3.3. Hiệu quả điều trị đối với đào thải TNT 82
3.3.4. Hiệu quả chống gốc tự do và tình trạng stress oxi hoá 83
3.3.5. Hiệu quả kích thích tạo máu qua sự thay đổi của Erythropietin và Erythropoietin Receptor 85
3.3.6. Hiệu quả tăng cường miễn dịch qua sự biến đổi của IFNγ 86
3.4. Tác dụng không mong muốn xuất hiện trong quá trình điều trị 86
3.5. Đề xuất phác đồ điều trị giải độc không đặc hiệu cho người tiếp xúc TNT bằng liệu pháp Hubbard 86
Chương 4: BÀN LUẬN 90
4.1. Khả năng ứng dụng phương pháp Hubbard trong điều trị giải độc cho người tiếp xúc TNT nghề nghiệp 90
4.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 92
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 92
4.2.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân bố giới tính, tuổi đời 92
4.2.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân bố tuổi nghề 93
4.3. Kết quả nghiên cứu hiệu quả giải độc không đặc hiệu của liệu pháp Hubbard qua sự biến đổi tình trạng sức khỏe 93
4.3.1. Tỷ lệ một số triệu chứng trước và sau điều trị theo phân bố giới tính. 93
4.3.2. Kết quả nghiên cứu về biến đổi tình trạng thể lực sau điều trị 95
4.3.3. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng tim mạch 97
4.3.4. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng về tiêu hóa 99
4.3.5. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng thần kinh 100
4.3.6. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng cơ xương khớp 102
4.3.7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ sau điều trị 104
4.3.8. Hiệu quả điều trị đánh giá qua thay đổi chất lượng cuộc sống 106
4.4. Đánh giá hiệu quả điều trị qua sự thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng 107
4.4.1. Biến đổi một số chỉ tiêu xét nghiệm huyết học sau điều trị 107
4.4.2. Biến đổi một số chỉ tiêu hóa sinh máu trước và sau điều trị 107
4.4.3. Hiệu quả điều trị đối với sự đào thải TNT 114
4.4.4. Hiệu quả chống gốc tự do và ngăn ngừa tình trạng stress oxi hoá 116
4.4.5. Đánh giá hiệu quả điều trị qua sự thay đổi các yếu tố kích thích tạo máu EPO và EPOR 123
4.4.6. Hiệu quả tăng cường miễn dịch đánh giá qua sự thay đổi IFNγ 125
4.5. Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị 127
4.6. Những hạn chế trong nghiên cứu và đóng góp của luận án 128
4.6.1. Những hạn chế trong nghiên cứu 128
4.6.2. Những đóng góp của luận án 129
KẾT LUẬN 130
KIẾN NGHỊ 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC
Danh sách công nhân tham gia nghiên cứu
Phiếu điều tra
Bệnh án nghiên cứu