Nghiên cứu hiệu quả một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em học sinh tại tỉnh An Giang

Nghiên cứu hiệu quả một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em học sinh tại tỉnh An Giang

Trong cơ cấu bênh răng miệng, sâu răng và nha chu là hai bênh phổ biến, nơi nào trên thế giới cũng có. Ở mỗi công đổng, tỉ lệ người mắc bệnh cao, chi phí điều trị rất tốn kém, mất nhiều thời gian. Hơn 50 năm qua, Tổ chức y tế thế” giới (WHO) và các quốc gia trên toàn cầu đã tích cực đẩy mạnh công tác phòng và điều trị hai bệnh này [152], [153], [154].

Bệnh sâu răng tăng mạnh ở thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia, các dân tôc đều bị sâu răng [104] khiến không thể đáp ứng nhu cầu về tài chính, nhân lực và thời gian [32].Trong hai thập niên gần đây, mặc dù có sự giảm tỷ lệ sâu răng môt cách đáng kể ở những nước phát triển, trong môt số nước còn thấy sự phát triển của sâu răng mạnh hơn. Những tài liệu từ “Ngân hàng dữ kiện răng miệng thế giới” cho thấy bệnh sâu răng là loaị bệnh hoàn toàn có khả năng phòng tránh được [10], [11], [76], [89], [137], [158].

Bệnh quanh răng (bệnh nha chu) nói chung và bệnh viêm quanh răng nói riêng cũng thường hay gặp, là môt trong những bệnh khó điều trị ở vùng miệng, mức đô trầm trọng của bệnh cũng là vấn đề sức khỏe đáng được quan tâm [153]. Bệnh quanh răng là nguyên nhân gây mất răng, giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến giọng nói, gây phiền toái đến hơi thở, gây nhiều biến chứng khác liên quan đến sức khoẻ toàn thân.

Theo nhu cầu thị hiếu và kinh tế, kỹ nghệ thực phẩm ngày môt phát triển kéo theo những dinh dưỡng mới bất lợi cho sức khỏe răng miệng. Các loại kẹo, bánh ngọt, sô cô la, kem, nước ngọtũ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho sâu răng và bệnh quanh răng [104]. Trong khi trẻ con cần các loại thực phẩm này cho cơ thể phát triển, cha mẹ có tiền cho con ăn quà vặt nhưng không có thời gian gần gũi chăm sóc, hệ thống giáo dục công đổng không đủ nâng cao trình đô dân trí. Tất nhiên tỉ lệ bệnh răng miệng sẽ song hành cùng tốc đô phát triển này.

Do tính chất phổ biến của hai bênh sâu răng và bênh quanh răng có ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, nên việc chăm sóc dự phòng các bênh này là vấn đề của xã hôi, được WHO và chính quyền các nước rất quan tâm [152], [153], [154], [155] .

Mô hình răng miệng ở Việt Nam là mô hình của môt nước kinh tế đang phát triển, tỷ lệ bệnh sâu răng và bệnh quanh răng ở mức khá cao trên 90% dân số và có xu hướng gia tăng vào những năm gần đây nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời bằng các biện pháp phòng và điều trị sớm [2], [6], [8], [9], [23], [46], [48], [49], [109].

Năm 1991, Viện RHM Hà Nôi và Viện RHM thành phố Hổ Chí Minh đã tiến hành điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt Nam và thấy tỉ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12 trên toàn quốc là 57,67%, tỉ lệ bệnh quanh răng còn cao hơn nhiều. Chúng ta thấy rằng nhu cầu điều trị bệnh răng miệng rất lớn và cấp bách.

Năm 2001, hai Viện RHM Hà Nôi và thành phố Hổ Chí Minh phối hơp với trường Đại học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng qui mô toàn quốc [49], [50]. Kết quả tỉ lệ sâu răng trẻ em 12 tuổi là 61,48%. Kết quả này cho thấy tình trạng sâu răng ở trẻ em Việt Nam gia tăng so với kết quả điều tra lần 1 được tiến hành trước đó 10 năm (1991). Điều đó cho thấy bệnh răng miệng ở trẻ em đang ở mức báo đông, đòi hỏi có những biện pháp phòng bệnh và điều trị hữu hiệu.

Chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) cho học sinh (chương trình nha học đường) đã được thực hiện trước năm 1975, bắt đầu ở thành phố Hổ Chí Minh. Do đạt được hiệu quả chương trình ngày càng mở rông và phát triển nên sau đó chương trình được triển khai rông khắp 30 tỉnh thành phía Nam. Nhưng cách theo dõi và đánh giá chương trình ở mỗi nơi mỗi khác, chưa đáp ứng được yêu cầu của người quản lý chương trình và người thực hiện [2].

An Giang là một tỉnh thuộc trong 9 tỉnh đổng bằng sông Cửu Long. Tỷ lê bênh răng miệng còn rất phổ biến, mặc dù chương trình đã được Viên RHM thành phố Hổ Chí Minh khởi xướng dưới sự chỉ đạo kết hợp giữa Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục. Chương trình đã được thực hiện trước năm 1984 mang tính chất lẻ tẻ ở một vài trường tại thị xã Long Xuyên.

Những năm gần đây, với sự phát triển của chương trình nha học đường ngày càng rộng lớn trong phạm vi toàn quốc, một số biện pháp phòng chống bệnh răng miệng đã được áp dụng rộng rãi cho học sinh tại trường học. An Giang đã triển khai chương trình rộng khắp 11 huyện thị trong toàn tỉnh, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về bệnh răng miệng cho học sinh ở An Giang. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu :

1- Mô tả thực trạng bệnh răng miệng của học sinh cấp 1, 2 tại thị xã Long Xuyên tỉnh An Giang.

2- Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp chăm sóc răng miệng ở cộng đồng.

3- Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi sức khoẻ răng miệng trước và sau can thiệp cộng đồng.

Trên cơ sở này, đề xuất biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu thích hợp cho học sinh tại thị xã Long Xuyên nói riêng và toàn thể học sinh tỉnh An Giang nói chung.

MỤC LỤC
Tên đề mục Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 4
1.1. Bênh sâu răng và bênh quanh răng 4
1.1.1. Bênh sâu răng 4
1.1.2. Bênh quanh răng 15
1.2. Sâu răng, bênh tổ chức quanh răng và các công trình nghiên 20
cứu
1.2.1. Bênh sâu răng và các công trình nghiên cứu 20
1.2.2. Bênh tổ chức quanh răng và các công trình nghiên cứu 23
1.3. Fluor và các bênh răng miệng 26
1.3.1. Lịch sử bênh sâu răng liên quan đến Fluor 26
1.3.2. Fluor trong thiên nhiên 27
1.3.3. Biến dưỡng của Fluor 28
1.3.4. Tác dụng giảm sâu răng của Fluor 28
1.3.5. Fluor phòng sâu răng trên thế” giới 28
1.3.6. Nồng đô Fluor ở Việt Nam 29
1.4. Hành vi sức khoẻ răng miệng 30
1.4.1. Hành vi sức khoẻ 30
1.4.2. Các yếu tố tác đông đến hành vi sức khoẻ 32
1.4.3. Thay đổi hành vi sức khoẻ 33
1.5. Những biện pháp phòng chống bệnh sâu răng và bệnh quanh 33
răng
1.5.1. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ răng miêng ban đầu 33
1.5.2. Môt số biên pháp can thiêp tại công đồng nhằm phòng chống 36
bênh răng miêng cho trẻ em
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2. Thiết kế nghiên cứu 40
2.1.3. Cỡ mẫu 40
2.1.4. Chọn mẫu 42
2.1.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 43
2.2. Đối tượng và phương pháp can thiệp 45
2.2.1. Đối tượng đưa vào can thiêp 45
2.2.2. Sơ đồ can thiêp 46
2.2.3. Phương pháp tiến hành 47
2.2.4. Thời gian can thiệp 53
2.3. Phân tích và xử lý số liêu 54
2.3.1. Tính chỉ số sâu mất trám 54
2.3.2. Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu (CPI) 55
2.3.3. Kiểm định 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 59
3.1. Kết quả điều tra cắt ngang tình hình bênh răng miệng 59
3.1.1. Tổng số khám 59
3.1.2. Bệnh sâu răng trước can thiệp 59
3.1.3. Tình hình bệnh quanh răng trước can thiệp 62
3.2. Kết quả các biện pháp can thiệp trong chăm sóc răng miệng 64
3.2.1. Bệnh sâu răng sau can thiệp 64
3.2.2. So sánh bệnh sâu răng trước và sau can thiệp 67
3.2.3. Bệnh quanh răng sau can thiệp 73
3.2.4. So sánh bệnh quanh răng trước và sau can thiệp 74
3.2.5. Tình trạng vệ sinh răng miệng trước và sau can thiệp 79
3.3. Kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe 84
răng miệng (K.A.P)
3.3.1. Những hiểu biết và kiến thức về sức khỏe răng miệng 84
3.3.2. Thái đô về sức khỏe răng miệng 88
3.3.3. Hành vi sức khỏe răng miệng 91
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 98
4.1. Bàn luận về tình hình bệnh răng miệng 98
4.1.1. Bệnh sâu răng 98
4.1.2. Bệnh quanh răng 102
4.2. Bàn luận về biện pháp can thiệp cộng đổng trong CSRM 105
4.2.1. Về biện pháp can thiệp 105
4.2.2. Hiệu quả sau can thiệp. 106
4.3. Bàn luận về K.A.P. trước và sau can thiệp 112
4.3.1. Bàn luân tình trạng bệnh răng miệng. 112
4.3.2. Biện pháp can thiệp trong CSRM 112
4.3.3. K.A.P. trước sau can thiệp 113
Kết luận 116
Kiến nghị 118
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment