Nghiên cứu hiệu quả tạo nhịp tim vĩnh viễn tại vị trí vách đường ra thất phải

Nghiên cứu hiệu quả tạo nhịp tim vĩnh viễn tại vị trí vách đường ra thất phải

1. Đặt vấn đề
Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của các bệnh lý tim mạch. Trong rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp chậm (RLNC) là kiểu loạn nhịp ảnh hưởng rất nhiều đến tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong điều trị RLNC, vai trò của thuốc vẫn còn rất hạn chế; thay vào đó, hiệu quả của máy tạo nhịp tim (MTNT) không ngừng được củng cố và phát triển. Theo truyền thống, các tác giả thường cố định dây điện cực thất ở mỏm thất phải (RVA) vì dễ thực hiện, ổn định và tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhận thấy cố định vào RVA làm tăng rối loạn đồng bộ (RLĐB) thất, tỉ lệ rung nhĩ, tần suất tái nhập viện, rối loạn tái cấu trúc cơ tim và giảm tưới máu động mạch vành. Vì vậy, gần đây trên thế giới có nhiều nghiên cứu đang được thực hiện nhằm tìm kiếm vị trí tạo nhịp khác trong thất phải với mục đích khắc phục những nhược điểm trên. Trong đó lựa chọn tạo nhịp ở vị trí vùng vách đường ra thất phải (RVOT) được nhiều trung tâm tim mạch lớn nghiên cứu và áp dụng. Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu báo cáo về phương thức thực hiện và hiệu quả của MTNT ở vị trí vách RVOT. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả tạo nhịp tim vĩnh viễn tại vị trí vách đường ra thất phải” nhằm mục tiêu:
 
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thông số kỹ thuật tạo nhịp tim tại vị trí vách đường ra thất phải ở bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định cấy m áy tạo nhịp vĩnh viễn.
2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo nhịp tim tại vị trí 2 vách đường ra thất phải ở bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định cấy m áy tạo nhịp vĩnh viễn.
2. Những đóng góp của luận án
– Luận án là công trình khoa học đầu tiên báo cáo chi tiết về kỹ thuật cấy MTNT có điện cực thất ở vị trí vách RVOT. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính khả thi và an toàn của kỹ thuật khi so sánh với phương pháp tạo nhịp truyền thống tại RVA.
– Kỹ thuật tạo nhịp ở RVOT có tỉ lệ thành công tương đương so với phương pháp tạo nhịp truyền thống tại RVA.
– Các biến chứng trong quá trình cấy máy và các biến cố sớm gặp với tỉ lệ thấp, không có khác biệt giữa 2 nhóm. Không có bệnh nhân tử vong trong quá trình cấy máy.
– Theo dõi sau 12 tháng, so với trước khi cấy máy bệnh nhân đều có sự cải thiện rõ rệt về thể lực dựa trên các tiêu chí của thang điểm SF-36 và nghiệm pháp đi bộ 6 phút.
– Trong 12 tháng theo dõi các thông số điện cực thất ở 2 nhóm ổn định và tương đương nhau.
– Bệnh nhân rung nhĩ mới xuất hiện trong 12 tháng theo dõi ở nhóm RVOT ít hơn có ý nghĩa so với nhóm RVA. Nhóm RVOT có RLĐB điện học và RLĐB cơ học (giữa 2 thất, trong thất trái) ít hơn rõ rệt so với nhóm RVA.
3. Bố cục của luận án
Luận án gồm 130 trang, bao gồm: đặt vấn đề: 2 trang, tổng quan: 34 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 24 trang, kết quả nghiên cứu: 32 trang, bàn luận: 35 trang, kết luận: 2 trang, kiến nghị: 1 trang. Luận án có 48 bảng, 9 biểu đồ, 45 hình ảnh, 1 sơ đồ và
134 tài liệu tham khảo (14 tiếng Việt

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment