Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm

Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm

 
11:16 AM 08/10/2021

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm.

Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình

Mã số: 62720129

Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Hữu Trung

Họ và tên Người hướng dẫn: 

1. PGS.TS. Lê Văn Đoàn

2. PGS.TS. Lâm Khánh

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

 

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Trong nghiên cứu này, qua chụp cắt lớp vi tính 320 dãy, các đặc điểm về vị trí, kích thước (đường kính và chiều dài) của động mạch xuyên xuất phát từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác được khảo sát đưa ra kết quả dưới dạng hình ảnh mạch máu dưới áp lực tưới máu sinh lý của tim. Cách thức này mang lại dữ liệu trước mổ sát với thực tế ở từng bệnh nhân, giúp cho các phẫu thuật viên lựa chọn vạt chính xác và đồng thời tăng độ an toàn khi ứng dụng vạt mạch xuyên cho mỗi bệnh nhân trên lâm sàng. Theo những tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, đây là một nghiên cứu hiếm hoi trên thế giới sử dụng chụp cắt lớp vi tính để khảo sát động mạch xuyên từ cả 3 động mạch chính của cẳng chân trên cơ thể sống.

Nghiên cứu chụp cắt lớp vi tính 320 dãy cũng chỉ ra được khu vực tập trung thường gặp nhiều nhất của động mạch xuyên từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác trên các vùng của cẳng chân. Kết quả này giúp định hình được vị trí tương đối của động mạch xuyên làm cuống vạt, từ đó làm cơ sở lựa chọn được các thiết kế vạt phù hợp với tổn thương. Tại các cơ sở y tế chưa có điều kiện chụp cắt lớp vi tính 320 dãy trước mổ, kết quả hình ảnh về sự phân vùng của động mạch xuyên này giúp ích cho phẫu thuật viên tự tin hơn và vẫn có thể lựa chọn ứng dụng vạt mạch xuyên.

Vạt mạch xuyên từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác mặc dù đã được ứng dụng tương đối phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam, theo tham khảo y văn và thực tế ở một số bệnh viện, chúng tôi thấy dạng vạt này chưa được ứng dụng nhiều. Những kết quả đạt được từ nghiên cứu này cho phép khẳng định được rằng đây là một chất liệu tạo hình đáng tin cậy cho che phủ khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân.

 

 

 

 

 

THE CONTRIBUTION OF THESIS

 

Name of thesis: Investigation of the lower leg perforator using 320 MSCT and the clinical utilization of perforator flap in the treatment of soft tissue defect.

Speciality: Orthopaedic and Reconstruction Orthopaedic Trauma and Reconstructive Surgery

Code: 62720129

Name of PhD candidate: Vu Huu Trung

Name of supervisor: 

1. A/Prof. Le Van Doan, MD, PhD

2. A/Prof. Lam Khanh, MD, PhD

Institute: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

 

Summary of the contribution of thesis:

In this study, with the application of 320 MSCT, the characteristics of the location, size (diameter and length) of the perforator arteries originating from the anterior tibial, posterior tibial, and peroneal arteries were investigated, resulting in the image of vascular under physiological perfusion pressure of the heart. This approach brings preoperative data close to reality in each patient, helps surgeons choose the correct flap, and at the same time, increases the safety when applying the perforator flap for each patient in clinical practice. According to the literature that we could refer to, this is a scarce study in the world using computed tomography to examine the perforators from all 3 major arteries of the lower leg in a living body.

The uses of 320 MSCT also effectively pointed out the most frequent focal areas of the perforators originating from the anterior tibial, posterior tibial, and peroneal arteries in the lower leg regions. This result leads to the ability to determine the relative position of the perforator arteries as the pedicles of the flaps, thereby serving as a basis for selecting appropriate flap designs for the lesion. In medical facilities that do not have conditions for preoperative 320MSCT, the illustration of the perforator distribution might strengthen the confidence of the surgeons while still be able to perform reconstructive surgery with a perforator flap.

The perforator flaps nourished by the anterior tibial artery, posterior tibial artery, and peroneal artery have been relatively common in the world. However, in Vietnam, according to medical references and practice in some hospitals, we find this type of flap has not been used considerably. The results obtained from this study allow us to validate that the perforator flap is a reliable reconstructive material for covering soft tissue defects in the lower leg region.

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment