Nghiên cứu hình ảnh nội soi khớp và một số yếu tố liên quan trong viêm khớp gối do nhiễm khuản cấp tính
Ngày nay, tỷ lê tử vong và tàn phế nặng do viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính đã giảm đi rất nhiều. Có được điều đó một phần lớn là nhờ sự phát triển mạnh mẽ và sức mạnh của thuốc kháng sinh. Tuy vây, cho đến nay việc kiểm soát hoàn toàn nó vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hiệu quả điều trị của bệnh không chỉ phụ thuộc vào số lượng hay chủng loại kháng sinh được sử dụng, toàn trạng của người bệnh mà còn phụ thuộc vào việc chẩn đoán và điều trị được tiến hành chính xác và sớm đến đâu. Mục đích của việc điều trị không chỉ nhằm điều trị tình trạng nhiễm trùng cấp tính mà còn nhằm bảo tồn tối đa chức năng của khớp. Chính vì vây, ngoài việc điều trị kháng sinh hợp lý thì dẫn lưu mủ và làm sạch các tổ chức hoại tử, các hóa chất trung gian gây viêm trong ổ khớp là rất cần thiết trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn [1][2]. Từ năm 1986, Smith MJ đã ứng dụng nội soi rửa khớp để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn đạt kết quả tốt[8]. Từ đó, nội soi khớp(NSK) đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn[5][6].
Tại bệnh viện Bạch Mai, viêm khớp nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 9,06% trong mô hình bệnh lý cơ xương khớp[4]. Nội soi khớp gối đã bước đầu được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn (VKGNK). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu hình ảnh nội soi khớp và một số yếu tố liên quan trong viêm khớp gối do nhiễm khuẩn cấp tính” tại khoa Cơ Xương Khớp – bệnh viện Bạch Mai nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả hình ảnh nội soi khớp của bệnh nhân VKGNK.
2. Đánh giá mối liên quan giữa các hình ảnh nội soi khớp gối với một số yếu tố liên quan.
n. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 30 bênh nhân(BN) viêm khớp gối do nhiễm khuẩn cấp tính(VKGNK) được nội soi khớp tại khoa Cơ Xương Khớp, bênh viên Bạch Mai từ 01/2005 đến 09/2009.
o Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
BN được chẩn đoán VKGNK theo các tiêu chuẩn sau:
1. Tìm thấy vi khuẩn trong dịch khớp gối.
2. Xét nghiêm tế bào dịch khớp gối chẩn đoán nhiễm khuẩn cấp tính.
3. Xét nghiêm giải phẫu bênh màng hoạt dịch(MHD) khớp gối chẩn đoán nhiễm khuẩn cấp tính.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn 1 hoặc có tiêu chuẩn 2 và 3.
– Đối với BN hồi cứu phải có bênh án ghi chép đầy đủ. o Tiêu chuẩn loại trừ:
– BN viêm khớp gối không do nhiễm khuẩn cấp tính.
– BN viêm khớp gối do nhiễm khuẩn cấp tính không có chỉ định nội soi khớp.
– BN có bênh án ghi chép không đầy đủ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Các thông tin được thu thập theo một mẫu bênh án thống nhất.
Đánh giá hình ảnh đại thể bên trong khớp gối: phân loại theo tiêu chuẩn Gachter chia ra 4 giai đoạn nội soi(GĐNS) của viêm khớp gối nhiễm khuẩn [9].
Giai đoạn I: Dịch đục và MHD khớp xung huyết
Giai đoạn II: Dịch mủ với nhiều tế bào. Viêm MHD khớp nghiêm trọng, lắng đọng fibrin.
Giai đoạn III: Đặc trưng bởi dày MHD khớp và tạo vách chia khớp gối ra thành các khoang riêng rẽ (dưới nội soi trông như bọt bể, đặc biệt ở khoang trên xương bánh chè).
Giai đoạn IV: Các màng máu (pannus) tiến triển thâm nhiễm vào sụn, có thể hủy hoại sụn.
Kỹ thuật nội soi khớp gối
Được tiến hành tại phòng nội soi khớp, khoa Thăm dò chức năng – bênh viên Bạch Mai. Sử dụng máy nội soi khớp ống cứng của công ty Olympus( Nhật Bản) với ống nội soi có góc nghiêng 30° và 700.
– BN được tiêm kháng sinh dự phòng trước nội soi khoảng 6 giờ.
– Tiến hành thủ thuật: Sát trùng tại chỗ, trải săng vô khuẩn vùng khớp gối được tiến hành nội soi. Gây tê tại chỗ bằng hỗn hợp Lidocain 1% và Adrenalin 1%0.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích