Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bênh học, tỷ lê nhiễm và kiểu gen Helicobacter pylori ở bênh nhản viêm dạ dày mạn tính có trào ngược dịch mật
Viêm dạ dày là một bênh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tỷ lê viêm dạ dày nói chung chiếm từ 50% – 60% trong các bệnh lý dạ dày tá tràng [3], [161]. Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiến triển tiềm tàng cùng với tuổi của bệnh nhân. Theo một nghiên cứu ở Phần Lan, có tới 80% những người trên 50 tuổi bị viêm dạ dày mạn tính ở các mức độ khác nhau và khoảng 50% có viêm teo dạ dày. Với những người trên 65 tuổi, tỷ lệ viêm teo nặng thân dạ dày là 6% [161]. Ở Việt Nam, các tác giả cũng thấy viêm dạ dày mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất tới 51% ở lứa tuổi từ 30 – 49 tuổi [2]. Nguy cơ ung thư dạ dày ở những đối tượng có viêm teo nặng vùng thân vị cao hơn 5 lần so với nguời cùng tuổi trong cộng đổng. Khoảng 10% những người này sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày trong vòng 10 năm sau. Nguy cơ ung thư dạ dày còn cao hơn ở những trường hợp viêm teo nặng hang vị và cao nhất ở viêm teo nặng toàn bộ dạ dày [161]. Những nghiên cứu dịch tễ học ở Nhật Bản cũng cho thấy viêm teo hang vị có liên quan đến sự phát triển của ung thư biểu mô dạ dày[133].
Có rất nhiều yếu tố gây viêm dạ dày, trong đó nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là một nguyên nhân đã được khẳng định. Kể từ khi B.Marshall và R. Warren phát hiện và nuôi cấy thành công vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) năm 1983 [95], nhiều nghiên cứu đã chứng minh vi khuẩn này là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày mạn tính với các tổn thương đi kèm như: dị sản ruột, loạn sản, u MALT (Mucosal- Associated Lymphoma Tissue) và ung thư dạ dày [9]. Đi sâu nghiên cứu về mặt sinh học phân tử của HP, nhiều tác giả nước ngoài đã phát hiện rằng những chủng HP mang gen cagA(+), gây độc tế bào, thường chiếm tỷ lệ rất cao trong các thể bệnh nặng như loét dạ dày tá tràng, viêm teo, dị sản ruột, loạn sản, ung thư dạ dày. Nếu các chủng HP có cả gen cagA(+) và gen vacA(+), gen gây rỗng tế bào, thì khả năng gây bệnh còn cao hơn. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu định type HP cũng cho thấy: nhiễm HP mang cả hai gen (cagA(+) vacA(+)) có liên quan tới những tình trạng nặng như: loét dạ dày [14], viêm dạ dày mạn tính có dị sản ruột, ung thư dạ dày [1].
Bên cạnh đó, trào ngược dịch mật vào dạ dày lúc đói cũng là một yếu tố có vai trò quan trọng trong nguyên nhân sinh bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy
trào ngược dịch mât (bile reflux) có thể gây viêm niêm mạc dạ dày hoặc loét, viêm teo, dị sản ruột ở dạ dày [51], [67], [97], [132], [172], thâm chí trào ngược dịch mât còn có tác động gây ung thư thực nghiêm trên chuột [101], [109], [125]. Tuy nhiên cũng có một số kết quả nghiên cứu lại không thấy mối liên quan giữa trào ngược dịch mât và viêm dạ dày [164], hơn nữa các nghiên cứu thường không tiến hành trên một dạ dày bình thường mà tâp trung vào những dạ dày sau cắt đoạn, là nơi có tần số trào ngược dịch tá tràng lớn nhất.
Ở Viêt Nam, chưa có tài liêu nghiên cứu nào về vai trò của trào ngược dịch mât và nhiễm các type H.pylori mang gen cagA, vacA đối với viêm dạ dày. Vì vây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“’Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bênh học, tỷ lê nhiễm và kiểu gen Helicobacter pylori ở bênh nhản viêm dạ dày mạn tính có trào ngược dịch mật. ”
Nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori và kiểu gen H. pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có trào ngược dịch mật so sánh với những bệnh nhân không có trào ngược dịch mật.
2. Phân tích mối liên quan giữa trào ngược dịch mật và type H.pylori với tổn thương mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt dùng trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các biểu đổ Danh mục các hình minh hoạ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1.
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3.
1.1. VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH 3.
1.1.1. Nguyên nhân 3.
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh 5.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng 6.
1.1.4. Chẩn đoán 6.
1.1.5. Phân loại viêm dạ dày mạn 7.
1.1.6Một số dạng viêm dạ dày đặc hiệu 12.
1.1.7. Dị sản ruột 13.
1.1.8. Loạn sản 14.
1.2. VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI 15.
1.2.1. Đặc điểm sinh học và bộ gen của H.pylori 15.
1.2.2. Sinh bệnh học 19.
1.2.3. Vai trò của CagA, VacA 21.
1.2.4. Nhiễm H.pylori và các bệnh lý dạ dày tá tràng 25.
1.2.5. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm H.pylori 27.
1.2.6. Phân loại type Helicobacter pylori 31.
1.3. TRÀO NGƯỢC DỊCH MẬT VÀ VIÊM DẠ DÀY 32.
1.3.1. Sinh lý bài tiết dịch tiêu hoá 32.
1.3.2. Vân động bình thường của dạ dày tá tràng 33.
1.3.3. Trào ngược dịch mật và viêm dạ dày 39.
Chương 2 – ĐOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 46.
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu 46.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn BN 46.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 46.
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 47.
2.1.4. Cách chọn BN 47.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 48.
2.2.1. Thiết kế’nghiên cứu 48.
2.2.2. Các bước tiến hành 50.
2.2.3. Kỳ thuật nội soi, sinh thiết dạ dày 51.
2.2.4. Xác định dịch mật trào ngược qua nội soi 52.
2.2.5. Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày qua nội soi 53.
2.2.6. Phương pháp chẩn đoán mô bệnh học 55.
2.2.7. Phương pháp chẩn đoán nhiễm H.pylori 58.
2.2.8. Kỳ thuật PCR 59.
2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu 61.
Chương 3 – KẾT QƯẢ NGHIÊN cứu 64.
3.1. Đặc điểm về tuổi, giới ở hai nhóm nghiên cứu 64.
3.2. Các triệu chứng lâm sàng 65.
3.3. Hình ảnh nội soi 66.
3.4. Tỷ lệ viêm dạ dày theo mô bệnh học 67.
3.5. Trào ngược dịch mật và mô bệnh học của viêm dạ dày mạn 70.
3.6. Liên quan giữa mô bệnh học và mức độ trào ngược dịch mật 75.
3.7. Liên quan giữa nhiễm H.pylori và trào ngược dịch mật 77.
5.5. Viêm dạ dày và trào ngược dịch mât, nhiễm H.pylori 80.
S.9. Viêm dạ dày và týp H.pylori 84.
Chương 4 – BÀN LUẬN 96.
4.1. Đặc điểm viêm dạ dày ở bệnh nhân cố trào ngược dịch mât 96.
4.2. Hình ảnh nội soi và trào ngược dịch mât 100.
4.5. Các hình thái mô bệnh học và trào ngược dịch mât 102.
4.4. Mức độ trào ngược dịch mât và viêm dạ dày 108.
4.5. Trào ngược dịch mât và nhiễm H.pylori 110.
4.6. Kiểu gen H.pylori và viêm dạ dày mạn 117.
KẾT LUẬN 128.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG Bố Có LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích