Nghiên cứu hình ảnh nội soi-mô bệnh học và chủng loại nấm ở các bệnh nhân viêm thực quản do nấm

Nghiên cứu hình ảnh nội soi-mô bệnh học và chủng loại nấm ở các bệnh nhân viêm thực quản do nấm

Luận án Nghiên cứu hình ảnh nội soi-mô bệnh học và chủng loại nấm ở các bệnh nhân viêm thực quản do nấm.Viêm thực quản do nấm, mà chủ yếu là do nấm Candida, là một trong những viêm thực quản thường gặp [1], [11], [68], [116], [119], [130]. Bênh được Wirchow mô tả lần đầu tiên vào năm 1854 [88], nhưng trong một thời gian dài viêm thực quản do nấm chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức nên chỉ có một số nghiên cứu về vấn đề này, đa số là nhận xét đặc điểm lâm sàng và với số lượng bênh nhân không nhiều. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là nửa sau thế kỷ XX, y học và dược học lâm sàng đã có những tiến bộ đột phá. Hàng loạt các chế phẩm thuốc ra đời đã đáp ứng được yêu cầu phòng và chữa bênh, nhưng cũng đã kéo theo sự lạm dụng trong dự phòng và điều trị. Việc ghép tạng cần sử dụng các chất ức chế miễn dịch, sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS… chính là những yếu tố nguy cơ cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội phát triển [35], [115], [116], [123], [126], trong đó có viêm thực quản do nấm. Từ những lý do đó, khoảng hai thập kỷ gần đây, bệnh viêm thực quản do nấm mới được chú trọng nhìn nhận một cách đầy đủ hơn.

Theo Kodsi [68], nhiễm trùng do nấm chiếm khoảng 7,3% các viêm thực quản. Tuy nhiên, trong một số bệnh đặc trưng thì tỷ lệ viêm thực quản do nấm còn tăng hơn nhiều. Raufman [93] công bố viêm thực quản do nấm ở bệnh nhân ung thư từ 2,8 – 13%, ở nhóm bệnh nhân ghép tạng là 11%, ghép tuỷ xương là 4 – 46% và ở nhóm ghép thận là 2% – 24%. Redah [142] công bố viêm thực quản do nấm ở bệnh nhân HIV là 82,6%. Wilcox cho rằng viêm thực quản do nấm gia tăng mạnh có liên quan với tình trạng bùng phát đại dịch HIV/AIDS, lạm dụng kháng sinh nhất là kháng sinh phổ rộng, sử dụng các chế phẩm corticosteroid và ảnh hưởng của các tác nhân, các yếu tố gây suy giảm miễn dịch [115], [116], [117], [118].

Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, đây chính là yếu tố tự nhiên thuận lợi giúp nấm phát triển mạnh, bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, điều kiện sinh hoạt, lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Đại dịch HIV/ AIDS trong những năm gần đây không ngừng gia tăng, việc lạm dụng sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn, nhất là các thuốc kháng sinh và corticoid diễn ra phổ biến. Tất cả những vấn đề đó đã tác động làm gia tăng các bệnh do nấm gây nên trong đó có viêm thực quản do nấm.

Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán viêm thực quản do nấm bao gồm: X- quang, nội soi đường tiêu hóa trên, xét nghiệm mô bệnh học, soi tươi, nhuộm Gram, nuôi cấy, các phương pháp miễn dịch học và các kỹ thuật sinh học phân tử, phương pháp phát hiện các loại nấm thông qua các sản phẩm chuyển hoá của nấm [3], [4], [5], [8], [11], [17], [20], [33], [68], [90]. Mỗi phương pháp đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định, bên cạnh đó việc tìm hiểu những yếu tố liên quan và định loại chủng nấm gây bệnh còn ít được nghiên cứu tại Việt Nam. Những năm gần đây, nội soi ống mềm đã được trang bị ở nhiều bệnh viện, đã góp phần vào việc phát hiện các bệnh lý về nấm thuộc ống tiêu hoá. Giá trị của nội soi chẩn đoán được tăng lên nếu sử dụng phối hợp nhiều phương pháp chẩn đoán hướng vế nấm từ bệnh phẩm thu được như sinh thiết, chổi quết tế bào, nuôi cấy… Tuy nhiên, hình ảnh nội soi, nuôi cấy, mô bệnh học, phân loại chủng nấm gây viêm thực quản còn là vấn đề chưa được nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hình ảnh nội soi – mô bệnh học và chủng loại nấm ở các bệnh nhân viêm thực quản do nấm”, với các mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và tổn thương mô bệnh học ở bệnh nhân viêm thực quản do nấm

2. Xác định chủng loại nấm gây viêm thực quản và nghiên cứu một số yếu tố liên quan.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các ảnh Danh mục các bảng Danh mục các biểu đổ

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1: TổNG QUAN 3

1.1. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý của thực quản 3

1.2. Viêm thực quản nói chung và viêm thực quản do nấm 4

1.2.1. V iêm thực quản do virus và vi khuẩn 4

1.2.2. Viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản 6

1.2.3. Một số loại viêm thực quản khác 7

1.2.4. Viêm thực quản do nấm 9

1.3. Một số kỹ thuật chính trong phân loại nấm men 21

1.3.1. Chẩn đoán giống 21

1.3.2. Chẩn đoán loài 22

1.3.3. Phân loại các chi cuả nấm men 24

1.4. Một số phương pháp xét nghiêm chẩn đoán nấm gây bênh 24

1.4.1. Phương pháp xét nghiêm soi trực tiếp 24

1.4.2. Chẩn đoán nấm gây bênh bằng phương pháp miễn dịch học 25

1.4.3. Phương pháp sinh học phân tử 25

1.4.4. Phương pháp phát hiên các sản phẩm chuyển hoá của nấm 26

1.4.5. Phương pháp mô bênh học 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu 27

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân nghiên cứu 27

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27

2.2. Kỹ thuật nghiên cứu 27

2.2.1. Phương pháp nôi soi – sinh thiết- chải tế bào 27

2.2.2. Phương pháp nuôi cấy, phân loại chủng nấm 37

2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá nghiên rượu, nghiên ma tuý, sử dụng kháng 41

sinh, sử dụng corticoid, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường,

viêm phế quản mạn, K. dạ dày, HIV, viêm – loét dạ dày – tá tràng.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 43

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 4 3

2.3.2. Xử lý số liêu nghiên cứu 43

Chương 3 : KẾT QUẢ 45

3.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nôi soi và tổn thương mô bênh học 45

của viêm thực quản do nấm

3.1.1. Đặc điểm bênh nhân nghiên cứu 45

3.1.2. Những đặc điểm về hình ảnh nôi soi 51

3.1.3. Tổn thương mô bênh học. 64

3.2. Xác định chủng nấm gây viêm thực quản và môt số yếu tố 67

liên quan

3.2.1. Xác định chủng nấm gây viêm thực quản 67

3.2.2. Môt số yếu tố liên quan 74

Chương 4: BÀN LUẬN 84

4.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng, nôi soi và tổn thương mô bênh học 84

của viêm thực quản do nấm

4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học 84

4.1.2. Những đặc điểm về lâm sàng 85

4.1.3. Kết quả chẩn đoán nội soi 91

4.1.4. Đặc điểm tổn thương mô bênh học 102

4.2. Xác định chủng nấm gây viêm thực quản và một số yếu tố liên 103

quan

4.2.1. Đánh giá phương pháp phân loại chủng nấm 103

4.2.2. Tiền sử 106

4.2.3. Bênh kết hợp 107

4.2.4. Khu vực sống và yếu tố liên quan 109

4.2.5. Khu vực sống với bênh kết hợp và không có bênh kết hợp. 110

KẾT LUẬN 112

KIẾN NGHỊ 114

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Bố LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Leave a Comment