NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH SIÊU ÂM NỘI SOI PHẾ QUẢN Ở BỆNH NHÂN U PHỔI

NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH SIÊU ÂM NỘI SOI PHẾ QUẢN Ở BỆNH NHÂN U PHỔI

 Siêu âm qua nội soi phế quản là một kỹ thuật mới đã được áp dụng trên thế giới. Ở Việt Nam, Bệnh viện 103 là nơi đầu tiên áp dụng kỹ thuật này vào chẩn đoán. Nghiên cứu hình ảnh siêu âm nội soi (SANS) phế quản ở 30 BN u phổi (UP) đã xác định nguyên nhân thấy: SANS phát hiện 80% tổn thương; 87,5% có hình tăng âm, giảm âm không đồng nhất là 4,17%. Ung thư phế quản cho hình ảnh tăng âm 41,67%. Mô viêm hoặc xẹp phổi cho hình ảnh siêu âm không đồng nhất 33,33%.

 U phổi là thuật ngữ nói chung để chỉ các khối mờ ở phổi, nguyên nhân có thể ác tính (ung thư phế quản) hoặc lành tính. UP hiện tiếp tục gia tăng trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp đang phát triển, trong đó 95  –  98% các khối u ở phổi là ung thư phế quản. Việc chẩn đoán nguyên nhân UP còn gặp nhiều khó khăn. Năm 1992, với sự ra đời của SANS phế quản (Endobronchial ultrasound  –  EBUS) với đầu dò đầu tiên có đường kính 3 mm, cho hình ảnh 360o, khảo sát đến tận hạ phân thuỳ của phổi và các cấu trúc xung  quanh, làm tăng giá trị chẩn đoán tổn thương phổi nói chung và các khối UP nói riêng. Ở Miền Bắc Việt Nam, Bệnh viện 103 là nơi lần đầu tiên được trang bị máy SANS để chẩn đoán nguyên nhân các khối u ở phổi.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment