NGHIÊN CỨU HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA ĐỘNG MẠCH THẦN KINH VÙNG MÔNG Ở NGƯỜI VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA ĐỘNG MẠCH THẦN KINH VÙNG MÔNG Ở NGƯỜI VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA ĐỘNG MẠCH THẦN KINH VÙNG MÔNG Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Phạm Văn Đồng*,Võ Thành Nghĩa*, Lê Văn Cường*
TÓM TẮT :
Mở đầu: Ngày càng có nhiều phẫu thuật, thủ thuật can thiệp vào vùng mông như thay khớp háng, mổ kết hợp xương vùng liên mấu chuyển, phẫu thuật đặt túi silicon nâng mông… Tuy nhiên, số liệu về vị trí, hình dạng, kích thước các thành phần động mạch thần kinh vùng mông chưa nhiều, đặc biệt là số liệu của người Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm cung cấp cho các nhà phẫu thuật có thêm những thông tin để tham khảo và góp phần miêu tả về mặt hình thái học các động mạch và thần kinh được nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vị trí đường đi của động mạch mông trên, động mạch mông dưới và động mạch thẹn trong. Xác định đường kính, chiều dài và số nhánh của động mạch mông trên, động mạch mông dưới và động mạch thẹn trong. Xác định vị trí, đường đi, đường kính, chiều dài và số nhánh của thần kinh mông trên, thần kinh mông dưới, thần kinh thẹn và thần kinh ngồi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi nghiên cứu trên 46 vùng mông của 23 thi hài đã được ướp formol tại bộ môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả: Động mạch mông trên: 61% đi ra vùng mông ở 1/3 trong và 39% ở 1/3 giữa cơ hình lê, đường kính 4,6 ± 1,0 mm, chiều dài 76 ± 10 mm, số nhánh 5 ± 1 nhánh. Động mạch mông dưới: 87% đi ra vùng mông ở 1/3 trong và 13% ở 1/3 giữa cơ hình lê, đường kính 3,7 ± 0,7 mm, chiều dài 95 ± 20 mm, số nhánh 5 ± 1 nhánh. Có 11% động mạch mông dưới là nhánh của động mạch mông trên đi xuống. Động mạch thẹn trong: 100% đi ra vùng mông ở 1/3 trong cơ hình lê, đường kính 2,5 ± 0,6 mm, chiều dài 72 ± 13 mm, số nhánh 4 ± 1 nhánh. Thần kinh mông trên: 52% đi ra vùng mông ở 1/3 giữa và 48% ở 1/3 trong cơ hình lê, đường kính 3,1 ± 0,8 mm, chiều dài 63 ± 9 mm, số nhánh 4 ± 1 nhánh. Thần kinh mông dưới: 65% đi ra vùng mông ở 1/3 trong và 35% ở 1/3 giữa cơ hình lê, đường kính 2,9 ± 0,8 mm, chiều dài 77 ± 17 mm, số nhánh 5 ± 1 nhánh. Có 1 trường hợp (chiếm 2%) thần kinh mông dưới xuyên qua cơ hình lê để ra vùng mông. Thần kinh thẹn: 100% đi ra vùng mông ở 1/3 trong cơ hình lê, đường kính 2,8 ± 0,4 mm, chiều dài 76 ± 9 mm, số nhánh 4 ± 1 nhánh. Thần kinh ngồi: Có 76% không chia và đi ra vùng mông ở bờ dưới cơ hình lê, 24% trường hợp chia 2 thành phần: 1 thành phần xuyên cơ hình lê và 1 thành phần đi dưới cơ hình lê. Có 1 trường hợp (2%) cho nhánh bên xuyên cơ hình lê vận động cơ mông nhỡ. 76% chia hai nhánh tận ngoài vùng mông và 24% chia hai nhánh tận ngay tại vùng mông. Thần kinh ngồi đi ra vùng mông 63% ở 1/3 giữa, 22% ở 1/3 trong và 15% ở 1/3 ngoài cơ hình lê; đường kính 15,2 ± 2,4 mm, chiều dài 331 ± 24 mm, số nhánh bên 5 ± 1 nhánh.

Kết luận: Bờ trên và bờ dưới cơ hình lê là mốc để tìm bó mạch thần kinh vùng mông. 100% động mạch thẹn trong và thần kinh thẹn đi ra vùng mông ở vị trí 1/3 trong cơ hình lê. Thận trọng với sự chia sớm của thần kinh ngồi (24%) khi phẫu thuật ở vùng này. Đường kính trung bình của động mạch vùng mông giảm dần theo thứ tự: động mạch mông trên, động mạch mông dưới, động mạch thẹn trong. Đường kính trung bình của thần kinh vùng mông giảm dần theo thứ tự: thần kinh ngồi, thần kinh mông trên, thần kinh mông dưới, thần kinh thẹn.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment